Bài học từ một gói trà
Anh muốn thật nhiều gói trà và các loại trà ngon nhất để dành tặng cho những người anh yêu quí.
Khi về già, con người ta thường gặp ba vấn đề. Một số người giàu có thay đổi tính cách, họ khinh miệt những người nghèo khó mà quên mất rằng có một lúc nào đó trong cuộc đời họ chẳng khác người đó là bao. Một số người già yếu, bệnh tật thì nhớ rằng tuổi trẻ mình đã phung phí chúng một cách vô ích như thế nào. Một số người thường nuối tiếc là cuộc đời họ có nhiều ước muốn, hoài bão còn dang dở… Tôi chưa phải người già nhưng cũng hẳn là còn trẻ! Và tôi đã may mắn có được nhiều bài học mà lẽ ra khi về già tôi mới nhận ra.
Tôi sinh ra trong một gia đình cũng không hẳn là thật giàu có nhưng chí ít cũng đủ để tôi sống mà chẳng cần làm việc đến già. Bố mẹ và người thân đều làm chung trong một công ty và tất cả họ đều là cổ đông lớn nhất đồng nghĩa họ cũng là những người có chức vụ cao nhất. Chính vì vậy, tôi dường như khác biệt hẳn với chúng bạn. Tôi nhớ hồi phổ thông khi chúng bạn còn sốt sắng chọn ngành, chọn trường thì riêng tôi chẳng thèm đoái hoài. Bởi tôi biết dù thế nào mình cũng sẽ được bố mẹ giao lại công việc trong công ty, chỉ là sớm hoặc muộn. Nghĩ việc học lên đại học cũng chẳng có ý nghĩa gì nên năm ấy tôi không đi thi đại học. Hồi ấy còn trẻ còn bồng bột, nghĩ gì là làm nấy chứ chưa nhìn xa trông rộng được. Rồi mấy đứa bạn đại học rủ nhau kinh doanh một cửa hàng nhỏ chuyên bán trà cao cấp, tôi nghĩ dẫu sau này có làm giám đốc công ty bố mẹ thì ít nhiều cũng cần có kinh nghiệm vả lại còn trẻ thì mình nên cố làm một việc gì đó mà không dựa dẫm vào bố mẹ. Thế là tôi xin bố mẹ vốn đầu tư, thực chất là mượn nhưng không có lãi suất. Để tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao chất lượng phục vụ, tôi đích thân ra làm người bán hàng cho chính cửa hàng của mình. Còn mấy đứa bạn cuối tuần mới ghé để họp và tổng kết sổ sách. Cửa hàng do một người bạn trong nhóm thiết kế rất chuyên nghiệp. Về chất lượng thì loại trà chúng tôi nhập đều là các loại cao cấp và ngon nhất, quý giá nhất.
Thời gian đầu cửa hàng buôn bán rất khấm khá. Chắc cũng bởi họ hàng, bạn bè của bố mẹ rồi chúng bạn thay nhau ủng hộ nên mới được vậy. Dần dần rồi cửa hàng cũng vơi khách nhưng buôn bán vẫn có lãi. Có thể chúng tôi bán là loại trà cao cấp, giá cả không hề rẻ nên khách mua thường là người sang trọng và giàu có. Kinh doanh được nửa năm, tôi mới lần đầu tiên đón tiếp một vị khách đặc biệt. Một anh chàng thư sinh độ tuổi trông trạc sinh viên mới vào trường. Vị khách này ăn mặc rất giản dị nếu không muốn nói là kì cục. Chiếc áo đã phai màu còn chiếc quần thì tôi thấy rõ cả vết khâu dài thẳng tấp. Thậm chí đôi giày còn cũ hơn thế. Lúc đầu tôi cũng không để ý chuyện này lắm. Nhưng thỉnh thoảng anh này ghé cửa hàng thì lần nào cũng đều ăn mặc tương tự như thế. Anh có dáng người rất gầy gò, chắc hẳn là nhịn ăn hoặc kén ăn ghê gớm lắm mới trở nên như thế. Tuy nhiên, khuôn mặt anh lại rất hiền lành dẫu không đẹp trai lắm. Điều tôi ấn tượng ở anh là mỗi lần anh đến mua, anh chỉ mua đúng một gói trà 100 gram (là đơn vị bán nhỏ nhất của cửa hàng). Song, mỗi lần mua thì mua các loại trà khác nhau. Tôi nhớ lần đầu anh chỉ vào gói trà Ô Long 90 và nói muốn mua 1 gói, tôi cứ ngỡ anh nói đùa bởi chưa có vị khách nào mua hàng với số lượng ít như thế. Lúc anh đưa tiền thì tôi mới biết là anh không đùa. Thật ra không phải tôi khinh thường anh ta nghèo mà chỉ thắc mắc số tiền mua 100 gram đó có thể mua được 400 – 500 gram trà loại thấp hơn. Một năm anh có ghé cửa hàng vài lần và lần nào cũng chỉ mua một gói trà 100 gram như thế nên tôi rất ấn tượng về vị khách này. Có một điều kỳ lạ ở anh chàng này là trong lúc đợi tính tiền, anh thường nhìn rất say sưa các tủ đựng trà khác nhau. Ánh mắt đó chứa đựng sự thích thú và có thoáng chút nuối tiếc.
Vào một ngày kia, khi cửa hàng đến giờ ăn trưa chỉ còn lại mỗi tôi thì anh đến. Anh cũng chọn một gói trà cao cấp và đếm từng đồng tiền lẻ để thanh toán như thường lệ. Không hiểu sao lúc đó tôi lại trò chuyện với anh ta, chắc sự tò mò mách bảo tôi như vậy. Thật bất ngờ, trò chuyện với anh hồi lâu, tôi có cảm giác như hai chúng tôi là đôi bạn thân lâu ngày gặp lại. Hóa ra anh là sinh viên năm ba và đang học về ngành viễn thông. Anh trò chuyện rất từ tốn và tính cách có vẻ rất hiền lành. Tuy nhiên, một lúc cao hứng, không hiểu sao tôi lại thốt lên những câu nói có ý xúc phạm anh. Đại ý là sao mỗi lần anh đến mua trà đều ăn mặc xuề xòa như thế và lúc nào cũng chỉ mua một gói trà. Nói xong tôi mới biết mình lỡ lời, tôi không có ý khinh anh nghèo chẳng qua vì tôi tò mò và cách hỏi không được lịch sự mà thôi. Tuy nhiên, anh không hề giận. Anh nở nụ cười nhạt có lẽ để đỡ ngượng làm tôi thấy rất áy náy. Anh nói anh biết điều đó nên anh đến đây với những gì anh cho là tốt nhất. Chiếc áo rộng anh mặc là của người dượng mặc không vừa cho anh, chiếc quần rách là chiếc quần cũ của người anh họ, đôi giày cũ rích là của dì anh mua mang từ ba năm trước, chiếc cặp trông có vẻ đắt tiền thực chất là người bạn thân anh tặng vì anh này thấy chiếc cặp cũ sử dụng hai năm đầu đại học của anh đã te tua lắm rồi, cái nón anh đội đến đây mua là do anh nhặt được, chiếc xe đạp cũ rích và chiếc điện thoại nokia đời đầu là của cậu anh mua tặng để khuyến khích anh học. Anh nói bố mẹ anh nghèo và công việc gia sư của anh chỉ đủ để trang trải cái ăn và việc học nên anh không có nhiều tiền. Suốt ba năm đại học, anh chưa sắm sửa cho mình điều gì từ những đồng tiền ít ỏi đó. Anh dành số tiền đó để đi mua trà tặng cho những người thân anh yêu quí nhất bởi họ rất thích uống trà và đặc biệt là các loại trà ngon. Chính vì vậy, lần nào anh cũng chỉ đủ tiền mua được một gói. Giải tỏa xong các thắc mắc của tôi thì anh về. Trước khi đi anh còn nhắn nhủ tôi một điều: bạn nhớ đừng nhìn người khác qua lăng kính đồng tiền bởi cái nhìn đó sẽ thay đổi theo thời gian, chỉ có cái nhìn qua lăng kính nhân cách thì mới còn mãi. Câu nói như lời khuyên nhẹ nhàng dành cho tôi khiến tôi thấy rất áy náy, thời gian sau đó mới phôi phai. Điều đáng ngạc nhiên là anh này vẫn đến cửa hàng mua chứ không để bụng chuyện cũ. Nhưng anh không còn niềm nở như trước chắc tại cách nói năng bất lịch sự của tôi…
Một con người biết sống thật sự là phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách để vươn đến thành công (Ảnh minh họa)
Cửa hàng chúng tôi buôn bán được vài năm thì sắp đến hồi đóng cửa. Các vị khách ngày càng ít dần do giá thành mỗi lúc một đắt hơn, cửa hàng chuyển từ cầm cự sang lỗ hẳn. Mấy đứa bạn của tôi lúc này đã ra trường và đi làm ở nhiều vị trí hấp dẫn, công việc kinh doanh này không còn cuốn hút họ nữa. Dần dần mấy đứa bạn đó cũng rút vốn khiến tôi càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do bản thân tôi khi đối mặt với khó khăn thường tỏ ra lúng túng và thiếu quyết đoán. Điều này cũng có thể lý giải bởi do bản thân tôi thường làm việc theo ý thích khi hết hứng thú rồi và thêm vào đó nhiều khó khăn sẽ khiến tôi dễ nản chí. Bố mẹ, người thân và bạn bè đã động viên tôi rất nhiều nhưng không hiểu sao tôi lại không có động lực để phấn đấu. Tôi sợ là tôi dành nhiều công sức cho việc này nhưng rốt cuộc cũng thất bại thì càng thấy thất vọng hơn nữa. Cũng giống như việc học năm xưa vậy, tôi sợ mình cố gắng học tập thật nhiều để rồi kết quả không tương xứng với nỗ lực của mình. Cuối cùng, tôi nhượng lại cửa hàng cho người khác và nghe đâu người chủ mới có ý định kinh doanh nhà hàng. Tôi bỗng thấy có chút nuối tiếc…
Ba năm trôi qua thật nhanh. Lúc này, tôi đã vào công ty bố mẹ làm. Là giám đốc một công ty con nhưng lại chịu sự giám sát gắt gao của bố mẹ nên công việc không có nhiều thử thách. Chính vì vậy, các nhân viên của tôi thường không nể trọng tôi vì họ nghĩ rằng tôi có được chức giám đốc không phải là do tài năng. Tôi lại thấy nhớ cửa hàng trà năm nào, chẳng biết bây giờ nó như thế nào. Trong một lần tình cờ tôi lái xe đi ngang qua chốn xưa, tôi cứ ngỡ như mình đang nằm mơ. Cũng tại góc phố đó, tên cửa hàng đó, cửa hàng vẫn bán trà, tôi đậu xe lại để biết chuyện kỳ lạ gì đang diễn ra. Tôi bước chân vào cửa hàng và thật đáng kinh ngạc. Các tủ đựng trà vẫn nằm đó, cách sắp xếp vẫn như cũ, cách trang trí vẫn còn rất mới như có cảm tường người bạn tôi mới thiết kế xong hôm qua vậy, thậm chí ba nhân viên còn ăn mặc hệt như các nhân viên trước của tôi… tất cả vẫn y như cũ, chỉ có người chủ là thay đổi. Tôi sững sờ bất động hồi lâu cho đến khi một cô gái đến tiếp tôi. Không kìm nén được xúc động tôi mới hỏi chủ cửa hàng có ở đây không. Thật không may là cô nhân viên nói ông chủ bận đi công tác và rất ít khi ghé thăm cửa hàng. Nghe xong tôi cảm thấy có chút thất vọng. Mấy hôm sau, tôi lại đến nhưng ông chủ vẫn chưa về. Tôi cảm thấy rất tò mò bởi thoạt đầu có thể một người thân hoặc người quen nào đó đã mua lại cửa hàng và tiếp tục kinh doanh, chắc họ không muốn thấy tôi thất vọng nhưng khi biết tên ông chủ là một cái tên lạ hoắc thì tôi càng muốn biết hơn nữa người này là ai.
Lần thứ ba vẫn như thế, một ngày mưa tầm tã và tôi lại đi xe máy mà không có áo mưa nên nán lại cửa hàng rất lâu. Các nhân viên ở đây cho biết tất cả đều từ dưới quê lên và nghèo khó. Họ rất hạnh phúc vì được ông chủ tin tưởng giao cho công việc kinh doanh. Ông chủ họ trước đây cũng rất nghèo khó và bây giờ thì trở nên giàu có, đã là một nhân viên cỡ bự của cơ quan nhà nước. Điều đặc biệt mà các nhân viên ở đây quý mến ông chủ là vì dù giàu có nhưng ông không bao giờ khinh thường những người nghèo vì theo ông làm như vậy là ông đã tự khinh khi chính bản thân mình! Ngày xưa, gia đình ông rất nghèo tuy nhiên ai cũng thích uống trà ngon chỉ duy có ông là không biết! Ông đã nỗ lực học tập và làm việc liên tục khi còn là một sinh viên cho đến tận bây giờ. Tất cả nhân viên ở đây đều quả quyết rằng một khi ông quyết tâm làm điều gì thì sẽ cố gắng làm cho được dẫu ông biết sẽ phải đương đầu hết thách thức này đến thách thức khác.
Ngày đầu tiên ông tiếp quản, cửa hàng đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng ông vẫn nỗ lực và nhẫn nại để đưa cửa hàng vượt qua sóng gió. Đến khi cửa hàng buôn bán tốt trở lại thì ông giao cho nhân viên thân cận quản lý là bác Sáu ở đây. Nghe các nhân viên ở đây đua nhau khen ngợi ông chủ họ hết lời tôi thấy rất buồn, các nhân viên tôi chưa bao giờ làm điều đó. Tôi buồn vì con người ta dẫu nghèo khó nhưng lại giàu quyết tâm và nỗ lực nên đã thành công, trong khi tôi giàu có nhưng lại thiếu quyết tâm và không động lực nên đã tự thua chính bản thân mình. Và tôi càng buồn hơn nữa khi biết rằng thời gian trôi qua rồi sẽ không quay lại được nữa. Tôi thấy hối hận khi trước đây chính mình đã chạy trốn con tàu đang đương đầu với bão biển. Tôi không còn cơ hội để làm điều đó nữa.
Video đang HOT
Ngoài trời đổ mưa như trút, nhưng có ai thấu lòng tôi cũng đang như thế. Những giọt mưa buồn bã rơi ít dần, tôi cũng không còn ý định gặp mặt ông chủ nữa, có lẽ chỉ thêm xấu hổ mà thôi. Tôi chỉ mong tạnh mưa để sớm thoát khỏi nơi quá nhiều cảm xúc này. Và rồi, cơn mưa đã tạnh. Trước khi về, một nhân viên còn bảo tôi rằng rất khó gặp ông chủ nếu tôi có gặp cũng sẽ không bao giờ biết được ông. Tôi không hiểu và cũng không hỏi nữa. Khi bước ra cửa, tôi bất chợt bắt gặp một người quen, chính là anh chàng mua trà ăn mặc kỳ quái năm nào. Bây giờ anh đã ăn mặc chỉnh tề hơn nhưng vẫn rất giản dị, thậm chí còn đi chiếc xe đạp năm xưa đến mua trà. Thì ra anh vẫn là khách quen của cửa hàng. Người anh ướt sũng chắc hẳn đã hứng trọn cơn mưa ban nãy. Có vẻ như anh nhận ra tôi và bất giác nở một nụ cười thân thiện. Tôi cứ ngỡ trước mặt tôi bây giờ vẫn là anh chàng của mấy năm về trước. Bất thình lình, cô nhân viên bước ra và thốt lên một cách đầy phấn khích:
– Ông chủ về rồi, anh Nhân, bác Sáu ơi!
Chả hiểu sao khi đó tôi lại đứng thờ người ra, có cảm giác cơn mưa khi nãy vẫn rơi như trút và trên trời vừa có tiếng sét ngang tai!
Anh chàng đó mỗi lần đến chỉ mua một gói trà và thường nhìn say sưa về các tủ trà, có lẽ đó là động lực rất lớn để anh phấn đấu, chắc hẳn anh muốn thật nhiều gói trà và các loại trà ngon nhất để dành tặng cho những người anh yêu quí. Có đôi lúc bạn tự hỏi tại sao cuộc đời bất công khi có người sinh ra đã giàu có và có người thì nghèo khó bủa vây. Thật ra, đó chỉ là cách nhìn phiến diện về điều kiện xuất phát của mỗi con người. Một cuộc đời ý nghĩa thật sự là ta sống chân thành với những gì mình có chứ không phải là để so đọ vật chất với nhau. Một con người biết sống thật sự là phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách để vươn đến thành công. Bạn phải tự tạo lòng tin cho bản thân mình và hãy nhớ khi thành công rồi thì chớ nên thay đổi chính mình, nếu không bạn sẽ gặp hai trong ba vấn đề khi bạn về già.
“Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
Theo VNE
[Chế biến] - Trà khoai lang
Nghe tên rất lạ nhưng chắc chắn món trà này sẽ khiến bạn hài lòng khi thưởng thức.
Trà khoai lang là một thứ đồ uống ưa thích của người Hàn Quốc. Trà được làm từ khoai lang xay nhuyễn, sữa ấm và mật ong sau đó đổ vào trà túi lọc. Trà khoai lang cũng rất dễ làm, chị em cùng thử nhé
Nguyên liệu: (cho 1 cốc trà)
- 1 chén khoai lang luộc (hấp) chín.
- 1 ly sữa (dừa, đậu nành, hạnh nhân)
- 1 muỗng cà phê mật ong
- muỗng cà phê bột quế
- 1 túi trà xanh (túi lọc) hoặc một muỗng bột trà xanh
- Hạt hồ trăn (nếu có)
Cách làm:
Cho khoai luộc, sữa vào máy xay, xay nhuyễn.
Cho hỗn hợp khoai lang, sữa vào nồi đun với ngọn lửa lớn rồi cho mật ong vào.
Đun sôi hỗn hợp.
Khi hỗn hợp sôi, rót hỗn hợp ra cốc đã để sẳn một túi trà dạng lọc.
Để như vậy từ 3-4 phút sau đó bỏ túi trà ra, rắc bột quế lên trên mặt (có thể rắc theo hình bạn thích). Nếu có hạt hồ trăn bạn có thể rắc lên trên cũng rất hợp vị.
Giờ bạn chỉ việc thưởng thức và thư giãn với trà khoai lang ấm nóng trong một đêm thu mát mẻ rồi!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với trà khoai lang!
Theo Eva
[Chế biến] - Trà táo mèo bông cúc Với cách pha chế đơn giản, nhanh, bạn chỉ cần 5 phút đã có ngay đồ uống như ý muốn rồi. Cùng pha chế ngay thôi! Trà bông cúc quả táo mèo rất thích hợp cho những bạn nào hay thức khuya, hoa mắt, mất ngủ, khô miệng. Nguyên liệu:Bông cúc: 20gTáo mèo: 10gĐường phèn Thực hiện: - Bông cúc rửa sạch vắt...