Bài học tự mãn trước Covid-19 của San Francisco
San Francisco từng là hình mẫu của nước Mỹ khi sớm “dập” được Covid-19, nhưng giờ ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày gấp 4 lần hồi tháng 6.
Khu vực Vịnh San Francisco, bang California, là một trong số vùng đô thị đầu tiên ở Mỹ ban hành lệnh đóng cửa để ngăn đợt bùng phát Covid-19 thứ nhất. Gần như tất cả người dân San Francisco đều đeo khẩu trang khi đi trên phố hay trong các cửa hàng. Cư dân thường tuân thủ các quy định và rất tin tưởng giới chức y tế cộng đồng, chính quyền địa phương, khoa học.
Nhưng giờ đây, San Francisco một lần nữa chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt và một số hạt phải dừng kế hoạch mở cửa trở lại.
Câu chuyện của San Francisco, thành phố với 9 hạt và gần 8 triệu dân, là lời cảnh báo đối với chính phủ và giới chức y tế Mỹ. Dù lãnh đạo ở đây đã cố gắng làm mọi thứ thận trọng và tuân thủ nguyên tắc, số ca nhiễm cuối cùng vẫn tăng lên trong một tháng rưỡi qua, từ trung bình 217 ca mới mỗi ngày hồi giữa tháng 6 tăng lên 877 ca vào cuối tháng 7.
Hành khách đeo khẩu trang trên một chuyến xe buýt ở khu phố Mission, thành phố San Francisco, bang California, hồi giữa tháng 7. Ảnh: Washington Post.
Gretchen Flores, làm tại bộ phận tiếp nhận bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa San Francisco, đã thấy nhiều người nhiễm nCoV nhập viện trong những tuần gần đây, cũng như ngày càng nhiều người rời khỏi nhà gần nơi cô sống ở San Bruno, phía nam thành phố San Francisco. Siva Raj, công nhân kỹ thuật sống ở Pleasanton, đã thấy nhiều người bắt các chuyến tàu điện ngầm BART để đi thăm bạn bè.
Sau nhiều tháng gần như không gặp ai, Natalie Duvalsaint, nhà tuyển dụng sống ở Oakland, đã bắt đầu tụ tập uống rượu với bạn và đi thăm một số bạn bè khác ở xa. Duvalsaint chia sẻ số ca nhiễm tăng khiến cô lo lắng, nhưng ở trong nhà và không gặp ai trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
“Chúng tôi cần ở nhà và thực hiện cách biệt cộng đồng, nhưng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần thì sao? Tôi rất hướng ngoại và tôi thực sự rất chán nản nếu không thể gặp người khác trong một tuần rưỡi”, cô nói.
Tính đến hết 31/7, San Francisco báo cáo 53.086 ca nhiễm và 817 ca tử vong. Con số này tương đối thấp so với nhiều khu vực khác như Miami và Los Angeles. Chính bang California cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh trong thời gian qua, chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam.
Thống đốc Gavin Newsom giữa tháng 7 phải dừng kế hoạch mở cửa trở lại, đồng thời ra lệnh đóng cửa tất cả quán bar, nhà hàng phục vụ trong nhà trên toàn bang và đóng cửa phòng gym, hiệu tóc và nhà thờ tại các hạt có tình hình dịch nghiêm trọng. Nhưng dần dần, tất cả các hạt ở khu vực Vinh San Francisco đều nằm trong danh sách hạn chế mở cửa của bang.
London Breed, thị trưởng San Francisco, lập tức phát cảnh báo đối cư dân thành phố khi hạt của bà mới đây được thêm vào danh sách trên.
“Chúng ta hiện có rất ít thời gian để kiểm soát Covid-19, trước khi có thể phải chứng kiến đợt bùng phát lớn như những gì đã thấy trên khắp cả nước”, bà Breed nói và thêm rằng việc mở cửa kinh doanh trở lại sẽ dừng vô thời hạn.
Số ca nhiễm ở San Francisco vẫn tăng trở lại bất chấp 6 hạt trong khu vực đã có các bước đi sớm và quyết liệt từ hôm 16/3, như đóng cửa kinh doanh và trường học. Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, nhóm cư dân có tầm ảnh hưởng lớn nhất, đã có động thái mạnh mẽ khi yêu cầu hầu hết nhân viên làm việc từ xa từ hồi đầu tháng 3. Các biện pháp này dường như hiệu quả trong nhiều tháng sau đó.
“Chúng đã giúp chúng tôi có ba tháng rưỡi tương đối ổn định với rất ít ca nhiễm và tử vong, đồng thời có cơ hội để nâng cao khả năng ứng phó dịch. Nhưng nó cũng mang tới cho chúng tôi một chút tự mãn“, tiến sĩ Robert Wachter, chủ nhiệm khoa dược tại Đại học California ở San Francisco (UCSF), nói.
Video đang HOT
Đó cũng là nhận định của Felix Castillo, tài xế xe buýt của hệ thống vận chuyển công cộng MUNI ở San Francisco, thấy khi nhìn thấy nhiều hành khách lên xe mỗi ngày.
“Điều đáng sợ lúc này là không ai còn sợ hãi nữa. Mọi người đều rất thoải mái. Tôi nghĩ đó là điều áp lực nhất tôi từng thấy”, Castillo nói.
Suốt đại dịch, Castillo đã đi khắp thành phố trên nhiều tuyến xe buýt khác nhau, để đảm bảo tất cả hành khách đều tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Bây giờ, hầu hết hành khách vẫn đeo khẩu trang, nhưng một số người đã từ chối làm vậy. Anh họ ông, một tài xế khác của MUNI, mới đây bị một hành khách nhổ nước bọt vào người khi nhắc nhở người này đeo khẩu trang.
Cuối mùa xuân, cư dân khu vực Vịnh San Francisco ngày càng tự tin về việc chính quyền địa phương và bang đã kiểm soát được Covid-19.
“Chúng tôi được mệnh danh là ‘điều kỳ diệu của California’. Nhưng ngày Lễ Chiến sĩ trận vong hôm 31/5 có thể chính là bước ngoặt của chúng tôi”, tiến sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư y khoa tại Đại học California ở UCSF, người chuyên nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm, nhận định.
Lượng hành khách của BART và MUNI đã tăng nhẹ so với tháng 5, trong khi một số điểm đến ngoài trời, như khu dã ngoại hoặc đi bộ đường dài, tấp nập trở lại trong dịp cuối tuần gần đây. Tuy nhiên, không phải tất cả đều đeo khẩu trang.
Các vụ vi phạm quy định cấm tụ tập đông người trong nhà cũng xảy ra. Một đôi ở San Francisco đã tổ chức đám cưới với 100 khách mời hồi đầu tháng 7. Đôi vợ chồng mới cưới và một số khách đã nhiễm nCoV sau đó, theo San Francisco Chronicle.
Tranh cãi về chiến lược và thời gian mở cửa trở lại cũng khiến nhiều cư dân bối rối. Hạt Marin cho phép hiệu cắt tóc mở cửa và nhà hàng được phục vụ các nhóm không quá 10 người từ 29/6. Hạt San Mateo vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bang, trong khi các hạt Alameda, Contra Costa, Santa Clara và San Francisco cho phép một số nhà hàng ngoài trời và hiệu bán lẻ mở của tại một số điểm khác nhau từ tháng 6.
Nhiều dữ liệu và nghiên cứu cho thấy nhân viên thiết yếu ở khu vực Vịnh San Francisco đang đối mặt với rủi ro cao hơn, đặc biệt là lao động theo ngày, nhân viên vệ sinh và nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà.
“Chúng tôi là người phải ra ngoài hàng ngày”, Jay Campos, người sống ở Vịnh Đông và lái các tuyến xe buýt ban đêm, cho biết, nói thêm rằng ông có nhiều họ hàng ở New York nhiễm nCoV và thấy lo lắng cho sức khỏe của ba đứa con.
“Chúng tôi không thể phớt lờ thực tế rằng một số gánh nặng mở cửa trở lại đặt trên lưng của lao động thu nhập thấp’, Kirsten Bibbins-Domingo, người phụ trách sáng kiến sức khỏe cộng đồng về Covid-19 thuộc UCSF, nói.
Khi nhóm này xét nghiệm nCoV cư dân ở quận Mission, họ nhận thấy 95% số ca nhiễm là người Mỹ Latinh, dù cộng đồng này chỉ chiếm 40% dân số ở đây. Trong khi hầu hết cư dân khác ở nhà cách ly, người Mỹ Latinh vẫn phải làm việc bên ngoài và đôi khi họ mang virus về cho gia đình, theo Bibbins-Domingo.
Tiến sĩ Valerie Francisco-Menchavez, phó giáo sư về xã hội học tại Đại học Sna Francisco, đang nghiên cứu về các nhân viên gốc Philippines chăm sóc sức khỏe tại nhà trong đại dịch. Họ là nhân viên thiết yếu nhưng không được quan tâm đúng mức.
“Với kế hoạch mở cửa trở lại, tôi ước gì câu hỏi mà các chính trị gia đặt ra không phải là con số người chết trong cộng đồng da màu ở mức bao nhiêu là chấp nhận được”, Francisco-Menchavez nói.
Số ca nhiễm tăng luôn là cái giá của việc mở cửa trở lại, một sự đánh đổi bất thành văn để khôi phục nền kinh tế. Nhưng tốc độ và quy mô ca nhiễm đã tạo ra thách thức đối với một số quan chức chính phủ.
Một số người đi bộ không đeo khẩu trang trên phố Mission, thành phố San Francisco, tháng trước. Ảnh: Washington Post.
Số ca nhiễm tăng trở lại ở San Francisco một lần nữa cho thấy chậm trễ trong xét nghiệm và trả kết quả đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác kiểm soát ổ dịch bùng phát.
Steven Randle, bác sĩ thú y ở San Francisco, xét nghiệm nCoV hôm 27/6, nhưng phải đợi 16 ngày sau mới biết kết quả âm tính. “Cho tới lúc đó, kết quả này hoàn toàn vô nghĩa, bởi nếu dương tính, tôi đã thực hiện xong 14 ngày cách ly”, Randle nói.
Ngoài ra, một số người cho rằng số ca nhiễm tăng một phần là do người dân nghĩ dịch được kiểm soát tốt nên lơ là cảnh giác và ra ngoài nhiều hơn. Aref Darzi, chuyên viên nghiên cứu tại Viện Giao thông vận tải Maryland, cho biết hồi cuối tháng 4, 50% người dân San Francisco ở nhà, nhưng nay tỷ lệ này chỉ là 44%.
“Đối với một người bình thường, họ sẽ xem Covid-19 chỉ đơn thuần là tin tức, nếu nó không thực sự ảnh hưởng tới bạn bè và gia đình họ”, Jason Harrison, y tá khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học California ở San Francisco, nói.
'Phim trường' che mắt địch của Mỹ trong Thế chiến II
Nỗi ám ảnh Trân Châu Cảng khiến Mỹ cảnh giác cao độ trước mối đe dọa từ Nhật và quyết tâm thực hiện chiến dịch ngụy trang quy mô lớn.
Năm 1941, giữa lúc Thế chiến II đang sôi sục, nước Mỹ vẫn tương đối yên bình, cho đến khi phát xít Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng thuộc bang Hawaii. Cuộc tập kích ngày 7/12/1941 ở ngoài khơi bờ biển phía tây Mỹ khiến hơn 2.000 binh sĩ nước này thiệt mạng, buộc Washington tuyên chiến với Tokyo.
Tháng 2/1942, hải quân Mỹ phát hiện một tàu ngầm Nhật ẩn nấp ở vùng ngoại ô San Francisco, bang California. Vài đêm sau đó, một tàu ngầm Nhật khác lại nổi lên gần bờ biển thành phố Santa Barbara, nhắm vào một kho chứa dầu và bắn vài quả đạn pháo. Một số tàu buôn của Mỹ cũng bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển phía tây.
Những mối nguy hiểm rình rập từ quân Nhật thúc đẩy Mỹ bắt tay vào thực hiện một kế hoạch kỳ công. Trung tướng John De Witt, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng thủ Bờ Tây, nhận lệnh tiến hành "những biện pháp phòng thủ bị động" tại tất cả cơ sở quan trọng nằm dọc bờ biển Thái Bình Dương.
Người chịu trách nhiệm thi hành mệnh lệnh là đại tá John Ohmer, khi đó đồn trú tại căn cứ March Field, cách trung tâm thành phố Los Angeles hơn 95 km. Ohmer là một ảo thuật gia nghiệp dư yêu thích nhiếp ảnh, quan tâm đến cả nghệ thuật và khoa học ngụy trang. Năm 1938, ông thành lập Tiểu đoàn Công binh số 604, đóng vai trò là đơn vị ngụy trang thuộc Quân đoàn 4.
Bãi đỗ máy bay được giấu bên dưới một lưới ngụy trang của Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Exclusivepix Media.
Cuối năm 1940, Ohmer từng chứng kiến thành công của Không quân Hoàng gia Anh nhờ kỹ thuật ngụy trang, khiến Đức lãng phí hàng nghìn quả bom vào những cánh đồng hoang thay vì mục tiêu chính. Ông đã thúc giục không quân Mỹ làm theo, nhưng ý tưởng này khi đó bị chế giễu, bởi hầu hết từng nghĩ rằng chiến tranh không thể chạm tới Mỹ từ trên không, ngân sách của họ cũng eo hẹp.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng khiến giới chức quân đội Mỹ nhanh chóng "tỉnh ngộ", thúc đẩy tướng De Witt ra lệnh cho Ohmer phát triển kế hoạch ngụy trang cho Bờ Tây. Nhờ nguồn ngân sách dồi dào, Ohmer đã hiện thực hóa kế hoạch tỉ mỉ "xóa mọi dấu vết" của ngành công nghiệp chế tạo máy bay tại California, nơi chiếm 44% năng suất sản xuất khung máy bay của Mỹ vào năm 1940. Các nhà hoạch định quân sự và công nghiệp Mỹ tại thời điểm đó hiểu rằng phát triển không lực là ưu tiên cao nhất.
Ohmer bắt đầu dự án với căn cứ March Field, nơi ông đang đóng quân, sử dụng địa điểm này để thử nghiệm những kỹ thuật cụ thể. Quan hệ gần gũi với Hollywood giúp Ohmer có được lực lượng nhân sự đầy tài năng, bao gồm những người dựng bối cảnh phim, họa sĩ phong cảnh, thợ mộc, chuyên gia ánh sáng. Tất cả hãng phim lớn cũng sẵn lòng cung cấp dịch vụ vì cuộc chiến.
"Đầu năm 1942, March Field trở nên sống động nhờ tài năng sáng tạo. Một số nhà quan sát quân đội nhận xét rằng nơi đây trông như một phim trường Hollywood", tiến sĩ Dennis Casey thuộc Cơ quan Tình báo, Giám sát và Trinh sát Không quân Mỹ, cho hay.
Theo Casey, Ohmer cùng nhóm của ông đã ngụy trang 34 căn cứ không quân ở bang California, Washington, Oregon, cùng sân bay Mills Field, sau này trở thành sân bay quốc tế San Francisco. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất có lẽ là quá trình biến các nhà máy sản xuất máy bay phía nam California, bao gồm Lockheed ở thành phố Burbank, North American Aviation ở Inglewood, Northrop ở Hawthorne và Consolidated Vultee ở Downey, thành những khu ngoại ô bình thường.
Cây và nhà giả được bố trí bên trên lưới ngụy trang nhà máy ở phía tây nước Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Exclusivepix Media.
"Sân bay và bãi đỗ được sơn màu xanh lá cây, bố trí thêm cây cối để khiến chúng trông như những cánh đồng cỏ đinh lăng. Nhà máy chính được che phủ bằng các tấm lưới và bạt vẽ phong cảnh sao cho hòa quyện với đồng cỏ xung quanh. Cây giả được dựng lên với lá làm từ lông gà, một số sơn màu xanh để thể hiện là cây mới phát triển, trong khi nhiều cây sơn nâu cho giống những cụm héo úa", theo tài liệu của hãng Lockheed.
Hàng chục ngôi nhà giả, cùng các trường học và tòa nhà công cộng, được làm bằng vải. Ống khói và lỗ thông hơi trên mái các nhà máy được để lộ bên trên tấm lưới, sau đó sơn màu trông giống trụ nước cứu hỏa.
Tại Burbank, những ô tô bằng cao su kích thước như thật được bố trí trên "đường phố giả" bao phủ nhà máy của Lockheed. Các công nhân thường xuyên di chuyển vị trí của chúng. Trong một số trường hợp, họ còn phơi và rút quần áo trên những dây phơi mắc phía sau những ngôi nhà giả.
Những bụi cây và nhà cửa được dựng lên không quá cao, trong khi hầu hết tòa nhà cao không quá 2 m, bởi việc ngụy trang chỉ được thiết kế để phi công Nhật nhìn từ trên cao. Trên thực tế, phi công điều khiển máy bay ném bom chỉ có chưa đầy hai phút để quan sát mục tiêu và thường sẽ nhìn thẳng xuống. Trong một bài giảng trước các binh sĩ vào tháng 9/1943, Ohmer mô tả kỹ thuật của ông là "đánh lừa thị giác".
Người dân sinh sống bên dưới những lưới ngụy trang. Ảnh: Exclusivepix Media.
Sau khi hoàn thành những "phim trường" trong chiến dịch ngụy trang, Ohmer quyết định thử nghiệm thành quả bằng cách đưa một viên tướng lên chuyến bay do thám ở độ cao hơn 1.500 m. "Ohmer đề nghị viên tướng xác định vị trí nhà máy, nhưng người này cho biết chỉ có thể nhìn thấy khung cảnh đồng quê", theo hãng Lockheed.
Những địa phương khác ở Mỹ ngay lập tức bị thu hút và tới tấp yêu cầu được ngụy trang tương tự, như Seattle. Thành phố này đề nghị ngụy trang cho khu phức hợp rộng hơn 105.000 m2 của nhà máy Boeing. Toàn bộ khu vực, bao gồm trường học, công viên, nhà dân và các tòa nhà, cuối cùng đã được che phủ.
Tuy nhiên, mối đe dọa từ Nhật Bản trong cuộc chiến giảm dần, đặc biệt sau khi hải quân Mỹ giáng đòn chí mạng vào lực lượng tàu sân bay của Nhật tại khu vực đảo Midway, nên các lớp lưới ngụy trang không có cơ hội được kiểm nghiệm thực tế. Tới cuối năm 1946, những dấu vết cuối cùng của chiến dịch ngụy trang Bờ Tây đã được xóa bỏ.
Liên minh 35 bang, thành phố kiện Trump Liên minh 35 bang, thành phố và hạt kiện Trump vì chỉ thị loại người nhập cư trái phép khỏi thống kê dân số phục vụ bầu cử Hạ viện. Liên minh này chủ yếu gồm các bang có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ như New York, Illinois, Massachusetts, Michigan, New Jersey, Pennsylvania, cùng các thành phố như Chicago, Philadelphia và...