Bài học từ Hiệp định phân định lãnh hải Indonesia-Philippines
Theo một quan chức kỳ cựu của Indonesia, việc nước này và Philippines kết thúc thành công quá trình đàm phán lâu nay về phân định ranh giới trên biển đã đưa ra những bài học quý báu cho các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Arif Havas Oegroseno trong một buổi hội thảo về Biển Đông.
Trang mạng Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) mới đây đã đăng bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Arif Havas Oegroseno, Đại sứ Indonesia tại Bỉ, Luxembourg và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là Chủ tịch hội nghị các nước tham gia UNCLOS 1982 lần thứ 20.
Ông Oegroseno nhận định việc Indonesia và Philippines – hai nước thành viên ASEAN – kết thúc đàm phán thành công sau 20 năm và ký kết Hiệp định phân định ranh giới trên biển hôm 23/5 vừa qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Indonesia và Philippines là hai trong số các quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới. Đây cũng là hai nước khởi xướng nguyên tắc pháp lý quần đảo và là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
“Bất chấp những vấn đề mang tính lịch sử của Hiệp ước Paris năm 1898 kết thúc cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ mà đã không phân định rõ ranh giới trên biển giữa Philippines và các nước láng giềng, Philippines vẫn gắn lập trường của mình với UNCLOS và chính điều này đã mở đường kết thúc đàm phán phân định lãnh hải giữa Philippines và Indonesia. Đây có thể được xem là bài học thực tế đáng khuyến nghị cho luật pháp quốc tế”, ông Oegroseno nói.
Trước đó, Indonesia phản đối “đường chữ nhật” của Hiệp ước Paris do cho rằng không phù hợp với UNCLOS 1982.
Theo cựu Đại sứ Oegroseno, có 2 bài học quan trọng nổi lên từ quá trình đàm phán phân định ranh giới trên biển giữa Indonesia và Philippines.
Trước tiên, dù thích hay không, luật pháp quốc tế phổ biến hiện nay để giải quyết tranh chấp lãnh hải là UNCLOS 1982, bất chấp hồ sơ lịch sử của các nước là gì, có niên đại bao lâu. Một khi bản đồ “đường chữ nhật” của một hiệp ước cả trăm năm tuổi còn phải gắn kết với UNCLOS thì rõ ràng một bản đồ các đoạn đứt gãy chỉ được đưa ra giữa thập niên 1940 sẽ không có ý nghĩa gì với UNCLOS 1982.
Thứ hai, các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không cần phải nhìn đâu xa mà chỉ cần nhìn các nước trong khu vực hợp tác vì lợi ích lớn ở vùng biển rộng lớn không có ranh giới rõ ràng. Khi những lợi ích chung được các nước thúc đẩy và bảo vệ bất chấp việc thiếu phân định ranh giới, đó sẽ là cách thực thi cụ thể và tốt đẹp nhất, là những ví dụ rõ ràng cho thấy các nước Đông Nam Á có văn hóa luật pháp quốc tế.
Vì thế, căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đông không phải là một chuẩn mực mang tính khu vực. Đó là một sự bất thường ở Đông Nam Á và cần phải được sửa đổi.
Đại sứ Oegroseno cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhất là Trung Quốc trong vai trò Ủy viên thường trực HĐBA, cần phải có trách nhiệm đạo đức, chính trị và luật pháp trong việc kiến tạo hòa bình, ổn định trên thế giới, cùng nhau hợp tác hòa bình.
Video đang HOT
Khi đó, châu Á rất có thể sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thế giới trong ngăn chặn xung đột và quản lý tranh chấp trên biển.
Theo Dantri
Thế giới 24h: Triều Tiên 'cắt biển' cho Trung Quốc?
Hàn Quốc lo ngại trước nghi án Triều Tiên bán biển cho Trung Quốc, Nga trả đũa Mỹ, Nhật - Trung đấu khẩu là những tin nóng 24h qua.
Tin nổi bật
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức quân sự nước này cho biết Triều Tiên đã gộp một phần lãnh hải của Hàn Quốc ở gần đường phân định biên giới trên biển giữa hai nước vào thỏa thuận bán quyền đánh cá cho Trung Quốc tại vùng biển này.
Một quan chức quân sự giấu tên của Hàn Quốc cho biết: "Một phần lãnh hải của chúng tôi đã bị Triều Tiên bán quyền đánh cá và cho phép tàu Trung Quốc được vào đây để đánh bắt hải sản".
Tàu Trung Quốc hoạt động tại Hoàng Hải.
"Sau khi biết được thông tin này, chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc và yêu cầu họ cẩn thận không được phép vượt qua đường giới hạn phía bắc (NLL) vào lãnh hải của Hàn Quốc" - quan chức trên nói thêm.
Mỗi năm, Triều Tiên đều được Trung Quốc trả tiền để tàu thuyền Trung Quốc được phép đánh bắt hải sản trong vùng biển phía bắc thuộc lãnh hải Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Triều Tiên "bán" cả vùng biển của Hàn Quốc cho Trung Quốc.
Quan chức trên cho biết thêm cảnh sát biển và quân đội Hàn Quốc đã tăng cường cảnh giác và sẵn sàng truy quét các tàu cá bất hợp pháp xâm phạm lãnh hải của Seoul.
Triều Tiên vẫn cho tàu cá của mình hoạt động song song với tàu các Trung Quốc tại vùng biển trên.
NLL là đường biên giới biển thực tế giữa 2 miền Triều Tiên do Hàn Quốc và Mỹ đặt ra, nhưng Triều Tiên không thừa nhận đường biên này. Bình Nhưỡng đã yêu cầu Seoul vẽ lại đường biên giới trên biển với lập luận này đây là đường phân định do Mỹ đơn phương vạch ra sau chiến tranh Liên Triều 1950-1953.
Đây cũng là điểm nóng gây ra xung đột giữa hai nước.
Vụ "bán biển" này được coi là một nỗ lực của Triều Tiên để thu hút thêm ngoại tệ cũng như làm vô hiệu hóa đường phân định trên biển.
Tin vắn
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết nước này đã bắt đầu khóa các chức năng quân sự của các trạm nằm trong Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ được đặt trên lãnh thổ Nga.
Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal cho biết chính phủ cam kết đảm bảo an ninh năng lượng, duy trì vai trò của Algeria là nhà cung cấp dầu mỏ lớn cho thị trường thế giới.
Một nguồn tin từ cung điện Hoàng gia Tây Ban Nha cho biết lý do Nhà vua Juan Carlos thoái vị để nhường ngôi cho Thái tử Felipe là vì các lý do chính trị chứ không phải vì sức khỏe yếu.
Iran đã công bố một hệ thống radar tầm xa mới nhằm tăng cường năng lực phòng không của nước này mang tên Qadir (Thượng Đế) có tầm quét xa khoảng 1.100km, do Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiết kế và sản xuất.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano khẳng định rằng việc Iran hợp tác với IAEA trong mấy tháng gần đây đã giúp cơ quan này "có được cái nhìn tốt hơn" về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Afghanistan đã kêu gọi Mỹ phóng thích ngay lập tức 5 tù nhân người nước này từng bị giam giữ tại nhà tù Guantanamo và được đưa tới Qatar để đổi lấy tự do cho binh sỹ Mỹ Bowe Bergdahl, đồng thời lưu ý rằng việc chuyển giao những người này cho nước thứ ba là bất hợp pháp.
Hàn Quốc đã bác đề nghị của Triều Tiên cho hồi hương toàn bộ 3 công dân nước này mới được phát hiện lênh đênh trên một con thuyền nhỏ hồi tuần trước và vượt qua hải giới liên Triều.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cho biết nước này đã cáo buộc các binh sỹ Thái Lan dựng lên hàng rào dây thép gai tại khu vực phía trước ngôi đền cổ Preah Vihear và đề nghị Bangkok dỡ bỏ hàng rào này.
Đại sứ Triều Tiên phụ trách đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản Song Il Ho đề cập khả năng sẽ tới Nhật Bản để tiếp tục các cuộc đàm phán song phương nếu phía Tokyo đề nghị.
Chính phủ thống nhất của Palestine đã tuyên thệ nhậm chức trước Tổng thống Mahmoud Abbas, theo một thỏa thuận bất ngờ giữa giới lãnh đạo Bờ Tây và Dải Gaza.
Quân khu miền Tây của Nga phối hợp với lực lượng không quân chiến lược tầm xa tiến hành cuộc tập trận hỗn hợp.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố nước này sẽ không nới lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên cho tới khi Tokyo có thể đánh giá được bản chất của ủy ban mà Bình Nhưỡng thành lập để điều tra lại tung tích các công dân Nhật Bản bị bắt cóc cách đây nhiều thập kỷ.
Cuộc giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng tự vệ miền Đông Ukraine bắt đầu bùng phát trở lại tại tỉnh Lugansk.
Thông tin trong ảnh
Đường phố thủ đô Trung Quốc xuất hiện 650 cảnh khuyển, đa số là giống chăn cừu của Đức, cùng đội tuần tra len lỏi khắp các trung tâm thương mại, siêu thị, trạm xe, ga tàu, khu phố dành cho người đi bộ... giúp phát hiện ma túy, dẹp bạo loạn trong bối cảnh an ninh nội địa Trung Quốc liên tục bị tấn công.
Phát ngôn ấn tượng
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết: "Chúng tôi cho rằng quan chức cấp cao Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố dựa trên những sai lầm về thực tiễn và đã bôi nhọ đất nước chúng tôi".
Trước đó, phát biểu tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, Trung tướng Vương Quán Trung - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại diễn đàn kỳ này là "không thể chấp nhận được".
Sự kiện
3/6/1940 - Quan chức Đức Franz Rademacher đề xuất một kế hoạch biến Madagascar thành "xứ sở người Do Thái", một ý tưởng từng được nhà báo Theodor Herzl nói đến vào thế kỷ 19.
3/6/1959 - Singapore trở thành một nhà nước tự trị bên trong Thịnh vượng chung, với thủ tướng là Lý Quang Diệu.
3/6/1975 - Loại máy bay phản lực tiêm kích đầu tiên của Nhật Bản là Mitsubishi F-1 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Theo_VietNamNet
Đài Loan không để tàu chiến TQ bén mảng vào lãnh hải Đài Loan kiên quyết không cho tàu chiến TQ lai vãng vào vùng biển của mình. Ngày 19/5, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố rằng Đài Loan sẽ khôngbao giờ cho phép tàu chiến của Trung Quốc đi qua vùng lãnh hải của mình. Ông Andrew Hsia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố trước...