Bài học từ hai đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Nhật Bản
Gần một tháng đã trôi qua kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc ở Nhật Bản vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Aichi, Nhật Bản, ngày 12/5/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong những ngày gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy nước này đã bước qua đỉnh dịch khi tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 đã chậm lại đáng kể. Đây là một trong những căn cứ để Thủ tướng Abe ngày 14/5 quyết định sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn ở 39 trong tổng số 47 tỉnh, thành. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc dịch COVID-19 đã được khống chế hoàn toàn ở nước này.
Trên thực tế, sự bùng phát và lây lan virus SARS-CoV-2 ở Nhật Bản được cho là qua hai giai đoạn khác nhau. Các nghiên cứu gần đây của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) cho thấy chủng virus SARS-CoV-2 gây ra đợt bùng phát đầu tiên ở Nhật Bản có liên quan mật thiết với chủng virus tìm thấy ở Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc.
Nhật Bản xác nhận trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên hôm 16/1. Đó là một người đàn ông gốc Trung Quốc, sống ở tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo. Người đàn ông này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày 16/1 sau khi trở về từ thành phố Vũ Hán. Sau khi xâm nhập vào nước này vào đầu tháng 1 thông qua các du khách Trung Quốc và những công dân Nhật Bản hồi hương từ Trung Quốc, chủng virus này đã gây ra nhiều ổ dịch trên khắp “đất nước Mặt Trời mọc”
Trong thời gian đầu, tốc độ lây lan của dịch bệnh ở Nhật Bản khá chậm. Từ ngày 16/1 đến 29/2, số ca nhiễm mới chưa đến 30 người/ngày. Điều này diễn ra ngay cả khi Chính phủ Nhật Bản bắt đầu triển khai kế hoạch sơ tán công dân từ tâm dịch COVID-19 ở Vũ Hán vào ngày 29/1, với tổng số người được sơ tán trên 5 chuyến bay là 828 người, trong đó có 14 người nhiễm COVID-19, và du thuyền Diamond Princess chở theo gần 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn cập cảng Yokohama ở tỉnh Kanagawa vào ngày 3/2. Vào thời điểm đó, Diamond Princess được coi là ổ dịch COVID-19 lớn nhất ngoài Trung Quốc đại lục.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 3, số ca nhiễm mới đã liên tục tăng và đạt đỉnh lần thứ nhất vào ngày 6/3 với 59 ca nhiễm mới được ghi nhận. Sau đó, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đã giảm 4 ngày liên tiếp nhưng rồi tăng trở lại và đạt đỉnh lần hai ở mức 64 ca vào ngày 14/3. Trong hai ngày 15 và 16/3, số ca nhiễm mới liên tục giảm còn 15 ca/ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy đợt bùng phát lần thứ nhất đã kết thúc.
Đợt bùng phát thứ hai ở Nhật Bản xuất hiện cuối tháng 3 và đặc điểm là độc tính của virus gia tăng. Số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại vào ngày 17/3. Đà lây lan của SARS-CoV-2 bắt đầu tăng tốc kể từ ngày 22/3, với số ca nhiễm mới tăng chóng mặt mỗi ngày. Trong khoảng thời gian từ 22/3 cho đến 11/4, đồ thị số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đã ba lần lập đỉnh, với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, tương ứng là 194 ca vào ngày 28/3, 383 ca vào ngày 5/4 và 743 ca vào ngày 11/4.
Trên cơ sở phân tích chuỗi gen của virus SARS-CoV-2 tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân ở Nhật Bản, NIID cho biết đa số các bệnh nhân mắc COVID-19 kể từ tháng 3 đến nay đều có kết quả dương tính với biến thể virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở châu Âu. Biến thể này có độc tính cao hơn, do vậy làm dịch bệnh lây lan rộng và mạnh mẽ hơn. Các chuyên gia y tế cho rằng đợt bùng phát này có thể do các du khách và người Nhật Bản trở về từ châu Âu và Mỹ trong thời gian từ ngày 11/3 đến 23/3.
Tuy nhiên, kể từ ngày 12/4, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản bắt đầu giảm dần, xuống còn 585 ca vào ngày 16/4 – thời điểm Thủ tướng Abe mở rộng tình trạng khẩn cấp ra toàn quốc – và 174 ca vào ngày 4/5 – thời điểm Thủ tướng Abe gia hạn thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Số ca nhiễm mới ở nước này đã chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay vào ngày 10/5, với 51 ca được ghi nhận, thấp hơn 14,6 lần so với mức đỉnh. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã không ghi nhận bất cứ trường hợp nhiễm mới nào trong một tuần qua. Ngay cả đối với một số địa phương nằm trong danh sách cảnh báo đặc biệt như các tỉnh Gifu và Ibaraki, số ca nhiễm mới cũng giảm mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đã bước qua đỉnh dịch, trong khi giới chuyên gia cho rằng Nhật Bản đã tránh được tình trạng bùng nổ gia tăng các ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Xuất phát từ thực tế đó, ngày 14/5, Thủ tướng Abe đã thông báo sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 tỉnh, thành, trong đó 5 địa phương nằm trong danh sách cảnh báo đặc biệt gồm Aichi, Fukuoka, Ibaraki, Ishikawa và Gifu. Phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo, Thủ tướng Abe nói: “Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 trong tổng số 47 tỉnh, thành trước thời hạn dự kiến vào cuối tháng này do sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở các khu vực này đã được kiềm chế”.
Các tỉnh, thành khác vẫn còn thuộc diện áp dụng tình trạng khẩn cấp gồm thủ đô Tokyo và ba tỉnh khác thuộc vùng thủ đô gồm Chiba, Kanagawa, Saitama; ba tỉnh ở khu vực Kansai gồm Osaka, Kyoto và Hyogo; và tỉnh cực Bắc Hokkaido.
Quyết định của Thủ tướng Abe được đưa ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với sức ép phải cân bằng giữa việc ngăn chặn đà bùng phát trở lại của COVID-19 với việc cho phép các hoạt động kinh tế được khôi phục theo từng giai đoạn. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo việc ban bố tình trạng khẩn cấp đang tác động nghiêm trọng tới chi tiêu tiêu dùng và hoạt động sản xuất ở nước này, và nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục suy giảm trong giai đoạn ba tháng tính đến tháng 6/2020. Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra cảnh báo về một cuộc suy thoái sâu khi các chỉ số kinh tế chủ chốt tháng Ba giảm với tỷ lệ mạnh nhất kể từ năm 2011, còn chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019, là mức giảm lớn nhất trong 5 năm.
Mặc dù tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ ở 39 tỉnh, thành, nhưng điều đó không có nghĩa dịch COVID-19 đã được khống chế hoàn toàn ở tất cả các địa phương này. Một trong những dấu hiệu cảnh báo như vậy là sáng 14/5, tỉnh Ehime- một trong 39 tỉnh, thành nằm trong danh sách được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đợt này – đã ghi nhận thêm 17 ca nhiễm mới. Tất cả các trường hợp này đều liên quan tới một người đàn ông ở tuổi 30 đã được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2 hồi đầu tuần. Bên cạnh đó, tính đến sáng 14/5, tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở nước này là 16.832 người, trong đó mới có 10.519 người hồi phục và xuất viện, chiếm 62,5%, và 6.313 người khác vẫn đang trong quá trình điều trị, trong đó có 263 người trong tình trạng nguy kịch.
Chính vì thế, ngay cả khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 tỉnh, thành, Chính phủ Nhật Bản vẫn khuyến cáo người dân ở đây duy trì các biện pháp giãn cách xã hội, tránh tới nơi đông người, hạn chế đi lại giữa các khu vực vẫn đang nằm trong tình trạng khẩn cấp và các khu vực đã được dỡ bỏ. Bài học của tỉnh Hokkaido, miền Bắc Nhật Bản, nơi từng được coi là “mô hình thành công” trong việc khống chế COVID-19, vẫn còn nóng hổi. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ngày 19/3, số ca mắc mới COVID-19 ở tỉnh này tăng tới 80%, buộc chính quyền tỉnh phải tái áp đặt tình trạng khẩn cấp. Đối với Nhật Bản, sự cảnh giác và thận trọng là rất cần thiết, nhất là khi nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh vẫn còn hiện hữu.
Nga kỳ vọng vào thuốc kháng virus của Nhật
60% trong số 40 bệnh nhân sử dụng thuốc cúm favipiravir của Nhật có kết quả âm tính với nCoV chỉ sau 5 ngày.
Công bố do ông Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo ngày 13/5. Ông nhận định việc điều trị bằng thuốc này có thể giảm một nửa thời gian phục hồi đồng thời giảm gánh nặng cho các trung tâm y tế và 50% số bệnh nhân nặng.
Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm lâm sàng với 330 bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ kết thúc vào cuối tháng 5. Ngoài ra, RDIF đang tăng cường đầu tư để sản xuất các bộ xét nghiệm trong nước đồng thời cung cấp 2 triệu USD tài trợ cho dự án thử nghiệm lâm sàng favipiravir tại Nga.
Giáo sư Andrei Ivashchenko, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết công ty này có thể sản xuất hàng chục nghìn liều điều trị trên mỗi tháng, con số được cho là mức cần tối thiểu cho cả nước.
Tuy nhiên, hiện chưa có đủ dữ liệu để nói rằng việc điều trị sẽ hiệu quả như thế nào đối với những bệnh nhân nặng. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có một số tác dụng phụ như phụ nữ mang thai không được sử dụng và có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Thuốc trị cúm Avigan của Nhật Bản với thành phần chính là Favipiravir. Ảnh: Fujifilm Holsings Corp/ AP
Favipiravir, được sản xuất bởi một công ty con về y tế của Fujifilm. Thuốc được cấp phép sử dụng ở Nhật từ năm 2014 và đang thử nghiệm tại Trung Quốc để điều trị Covid-19. Loại thuốc này cũng được công ty dược phẩm Glenmark thử nghiệm tại Ấn Độ.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các quốc gia ráo riết chạy đua để phát triển thuốc điều trị virus. Thuốc kháng virus nếu có sẽ là giải pháp nhanh chóng hơn vaccine, thứ cần nhiều tiền của và thời gian, ước chừng 18 tháng đến hai năm.
Hiện các thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 chủ yếu dùng thuốc cũ có công dụng khác nhau như thuốc kháng virus remdesivir, thuốc chống sốt rét cloroquine hoặc hydroxychloroquine, thuốc ức chế HIV ritonavir và lopinavir, thuốc viêm khớp interferon....Trong đó, thuốc kháng virus remdesivir cho kết quả khả quan trong điều trị bệnh nhân Covid-19 và được cấp phép sử dụng tại Mỹ và Nhật Bản.
Tính đến ngày 13/5, Nga ghi nhận hơn hơn 242.000 người nhiễm và 2.212 người tử vong. Toàn thế giới có hơn 4,4 triệu người nhiễm và hơn 298.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tranh thủ phẫu thuật thẩm mỹ giữa dịch Covid-19 Nhiều bệnh nhân coi đại dịch là "thời điểm vàng" để phẫu thuật thẩm mỹ vì biết rằng họ có thể đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Dịch Covid-19 quét qua, các trường học tại Nhật Bản đóng cửa hàng loạt, người dân phải làm việc từ xa do lệnh giãn cách xã hội, chính phủ nước này cũng gia hạn tình...