Bài học từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel
Trong hơn một tháng, Israel đã chủng ngừa Covid-19 cho hơn một triệu người, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc của Israel là điều nhiều nước trên thế giới mong ước đạt được. Không những vậy, các số liệu sơ bộ về hiệu quả của vaccine ở Israel cũng đem lại những thông tin hữu ích, giúp thúc đẩy quá trình tiêm chủng toàn cầu. Số liệu khả quan của Bộ Y tế Israel công bố hôm 12/1 cho thấy sự tụt giảm đáng kể về mức độ lây nhiễm trước cả khi tiêm mũi vaccine thứ hai.
Bộ Y tế Israel thông báo vaccine có khả năng hạn chế lây nhiễm 50% trong 14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, dựa trên dữ liệu theo dõi 600.000 người được chủng ngừa vaccine Pfizer- BioNTech
Hai trên bốn công ty cung cấp dịch vụ y tế ở nước này là Maccabi và Clalit đã đưa ra con số của riêng họ. Trong đó, Maccabi ghi nhận mức lây nhiễm giảm 60% trong 21 ngày, Clalit là 33% trong 14 ngày.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có thể do thử nghiệm của Maccabi bao gồm người ở mọi lứa tuổi, trong khi Clalit chỉ tiêm vaccine cho người trên 60 tuổi. Ngoài ra, người đã tiêm phòng ít có khả năng được xét nghiệm Covid-19 hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả.
Một nhân viên đang chuẩn bị liều vaccine Covid-19 tại một cơ sở tiêm chủng của Clalit ở Jerusalem. Ảnh: Times of Israel .
Video đang HOT
Tuy nhiên, những con số cho thấy bằng chứng rõ ràng về thời gian vaccine bắt đầu có tác dụng sau lần tiêm thứ nhất. Chuyên gia miễn dịch Cyrille Cohen, thành viên ủy ban cố vấn vaccine thuộc Bộ Y tế, cho biết: “Chỉ trong 2-3 tuần, Israel đã thu thập được dữ liệu từ hàng trăm nghìn người tiêm vaccine”.
Điều này giúp đưa ra câu trả lời quan trọng về hiệu quả của liều vaccine thứ nhất. Sau khi liều thứ hai được triển khai, kết quả thử nghiệm sẽ làm sáng tỏ câu hỏi khi nào vaccine phát huy tác dụng hoàn toàn và miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Nhà virus học Rivka Abulafia-Lapid từ Trung tâm Y tế Hadassah, cho biết: “Có thể nói Israel đã trở thành một cuộc thử nghiệm quy mô rất lớn”. Trong khi Mỹ và Anh đang tung ra số lượng vaccine nhiều hơn Israel, cả hai nước đều không lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử cho tất cả công dân.
“Hồ sơ của mỗi người dân Israel đều được lưu trữ bởi một tổ chức bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp chính phủ có đánh giá tốt hơn về phản ứng của mỗi người đối với vaccine, dựa trên độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe hiện tại”, Abulafia-Lapid cho biết.
Dữ liệu cũng thúc đẩy nhà sản xuất Pfizer cung cấp thêm vaccine cho Israel. Đổi lại, Pfizer nhận về những thông tin minh bạch, có giá trị về hiệu quả vaccine trong cộng đồng. Hãng dược này không phải theo dõi trực tiếp mà chỉ cần xem xét thống kê chi tiết từ Israel.
Đầu tháng 2, Israel sẽ là nước duy nhất – nơi hầu hết người cao tuổi được bảo vệ hoàn toàn bởi vaccine – tạo ra cơ sở dữ liệu “hoàn hảo” về tác dụng của vaccine trong thực tế. Chuyên gia Cyrille Cohen nói: “Vaccine có thể đạt hiệu quả tới 95% trong thử nghiệm, song vấn đề thực sự bắt đầu khi nó được đưa vào sử dụng rộng rãi. Giai đoạn thử nghiệm có thể không đưa ra bức tranh chính xác về khả năng của vaccine”.
Thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 của Pfizer có sự tham gia của 8.700 người ở độ tuổi từ 56 đến 85. Với quy mô gấp 120 lần, Israel đã tiêm phòng cho hơn một triệu người từ 60 tuổi trở lên.
“Chúng tôi tự tin hướng đến những điều chưa quốc gia nào đã làm. Một số nước vẫn chờ đợi và theo dõi trước khi đưa vaccine vào sử dụng. Người Israel, với phương châm đặt sự sống lên hàng đầu, đã bước theo con đường khác. Chúng tôi có mục tiêu cung cấp những kết quả thực tế, làm tiền đề cho việc triển khai vaccine ở những nước khác”, ông Cohen chia sẻ.
Israel chia sẻ dữ liệu với Pfizer-BioNTech để được bảo đảm nguồn cung vaccine
Israel đã được bảo đảm tiếp nhận một lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Pfizer-BioNTech sản xuất, theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó có điều khoản về việc Israel chấp thuận chia sẻ dữ liệu về phản ứng của sản phẩm một cách nhanh chóng.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Tel Aviv, Israel ngày 31/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, Israel đã tiêm mũi đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 2 triệu người - được xem là đạt tốc độ nhanh nhất thế giới, trong khi nhiều nước giàu hơn vẫn đang chật vật tìm kiếm nguồn cung vaccine. Tuy nhiên, không rõ số lượng vaccine cụ thể Israel được tiếp nhận.
Thỏa thuận có tên gọi "Hợp tác bằng chứng dịch tễ học trong thế giới thực" không nêu các điều khoản cụ thể về dữ liệu liên quan đến liều lượng vaccine. Mục đích của thỏa thuận là nhằm "đo lường và phân tích dữ liệu dịch tễ học phát sinh từ sản phẩm vaccine được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm phòng. Cả hai bên đều thừa nhận rằng khả năng tồn tại và thành công của dự án là phụ thuộc vào tỷ lệ và phạm vi tiêm chủng ở Israel.
Đầu tháng 1/2021, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo Israel đã chấp nhận chia sẻ với Pfizer và toàn thế giới dữ liệu thống kê hỗ trợ phát triển các chiến lược chống virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, bà Tehilla Shwartz Altshuler, chuyên gia bảo mật dữ liệu thuộc Viện Dân chủ Israel, cho biết hệ thống dữ liệu y tế số hóa của Israel là tài sản bất khả xâm phạm. Theo bà, các nhà lập pháp cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer do tình huống cấp bách, song công ty này hiện vẫn đang tìm kiếm dữ liệu toàn diện hơn về sản phẩm của họ.
Bà cảnh báo chương trình tiêm chủng của Israel sử dụng vaccine Pfizer là cuộc thử nghiệm trên người lớn nhất trong thế kỷ thứ 21. Theo bà, cần có sự thảo luận công khai hơn về vấn đề chia sẻ dữ liệu của chiến dịch tiêm chủng.
* Nam Phi ngày 18/1 thông báo nước này đã nhận được cam kết từ hãng dược phẩm Johnson&Johnson về việc cung cấp 9 triệu liều vaccine cho nước này. Theo đó, Nam Phi dự kiến sẽ nhận được tổng cộng hơn 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Richmond, Johannesburg, Nam Phi, ngày 18/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 30 triệu liều kể trên ngoài 9 triệu liều của Johnson&Johnson, còn 12 triệu liều từ cơ chế COVAX, 12 triệu liều từ thỏa thuận với Liên minh châu Phi, và 1,5 triệu liều từ Viện Serum của Ấn Độ.
Nam Phi hiện là quốc gia ảnh hưởng nhất của dịch bệnh COVID-19 tại châu Phi với 1,3 ca nhiễm trong đó có hơn 37.000 ca tử vong do COVID-19.
* Ngày 18/1, Bộ trưởng Anh phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine Nadhim Zahawi cho biết công tác tiêm chủng tại nước này gặp nhiều hạn chế do tiến trình sản xuất vaccine bị hạn chế do Pfizer thay đổi quy trình sản xuất, ngoài ra sự trậm trễ của hãng dươc phẩm AstraZeneca cũng có thể khiến nguồn cung vaccine có nguy cơ "đứt gẫy".
Anh đến nay đã tiêm chủng mũi thứ nhất cho hơn 3,8 triệu người và mũi thứ 2 cho gần 450.000 người. Tính tỷ lệ người được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên 100 người, Anh hiện là nước có số người tiêm chủng đứng thứ 4 thế giới, sau Israel, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain. Theo ông Zahawi, Anh đang tiến gần đến mục tiêu tiêm chủng đã đề ra, mặc dù lô vaccine 2 triệu liều đến cuối tháng 2 mới có mặt tại Anh, tức chậm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Ông Zahawi thông báo Pfizer cho biết hãng sẽ tạm thời giảm phân phối vaccine tới châu Âu trong khi nâng cấp năng lực sản xuất. Điều này theo ông Zahawi có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine tới Anh.
13 người Israel bị liệt mặt sau tiêm vaccine COVID Ít nhất 13 người Israel đã bị liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer, Mỹ. Nhân viên y tế Israel chuẩn bị tiêm phòng COVID-19 tại bệnh viện Clahit ở Jerusalem ngày 14/1/2021. Ảnh: AFP Những sự cố trên xảy ra một tháng sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược...