Bài học từ châu Âu: Chỉ riêng vaccine không thể ‘gồng gánh’ chặn đại dịch
Châu Âu là nơi có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao hàng đầu thế giới nhưng trong thời gian qua, số ca mắc mới lại tăng ở nhiều quốc gia.
Nhiều nhà phân tích đánh giá vaccine COVID-19 đã đạt hiệu quả nhưng không thể một mình ngăn chặn hoàn toàn dịch.
Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Berlin (Đức). Ảnh: CNN
Khi chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tây Âu được triển khai mạnh mẽ vào đầu năm 2021, lãnh đạo các quốc gia trong khu vực đều tự tin về lộ trình tiếp theo đối với dịch. Kênh CNN (Mỹ) cho biết nhiều cuộc họp báo diễn ra với những vị Tổng thống, Thủ tướng đều có tông giọng tương tự nhau, tuyên bố con đường từ bỏ các hạn chế, ca ngợi tỷ lệ tiêm vaccine và kỳ vọng về việc trở lại với cuộc sống bình thường.
Nhưng khi mùa Đông đến và làn sóng dịch COVID-19 tồi tệ mới ập tới, nhiều quốc gia đã phải lựa chọn lại con đường.
Ireland ban hành lệnh giới nghiêm nửa đêm đối với ngành du lịch-nhà hàng- khách sạn vào đầu tuần này trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt, mặc dù là một trong những nơi có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất châu Âu.
Ở Bồ Đào Nha nơi 87% dân số đã được tiêm chủng – chính phủ đang cân nhắc các biện pháp mới khi tình trạng mắc mới COVID-19 tăng dần. Nước Anh đã phải chịu đựng một làn sóng lây nhiễm kéo dài và dai dẳng mặc dù Thủ tướng Boris Johnson thường đề cập về việc đi đầu trong tiêm vaccine COVID-19.
Sinh viên đeo khẩu trang tại một đại học ở Đức. Ảnh: AP
Thực trạng này diễn ra bất chấp thực tế rằng vaccine COVID-19 đã phát huy và bảo đảm tốt hiệu quả.
Các quốc gia châu Âu kể cả có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao vẫn không thể ngăn được sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Đức và Áo đều ghi nhận dấu hiệu cảnh báo với bởi số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt trong những tuần gần đây. Áo thậm chí áp dụng giãn cách xã hội toàn quốc từ 22/11, chỉ vài ngày sau khi đưa ra lệnh phong tỏa với người chưa tiêm vaccine COVID-19.
Giáo sư Charles Bangham tại Viện Nhiễm trùng thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận định vaccine COVID-19 “tiếp tục tạo khả năng bảo vệ rất tốt, chống lại nguy cơ trở bệnh nặng và tử vong. Nhưng chúng ta biết rằng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm mạnh. Cùng thời điểm, có nhiều thay đổi trong xã hội và các hành vi, ở nhiều quốc gia các biện pháp phòng dịch không còn được theo dõi sát sao”.
Như vậy, để ngăn cản tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay cả tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao vẫn chưa đủ. Giáo sư Ralf Reintjes tại Đại học Khoa học Ứng dụng Hamburg (Đức) đánh giá: “Vaccine đã giúp đỡ nhiều nhưng chỉ là một yếu tố trong việc ngăn chặn dịch chứ chưa thể đủ mạnh để đứng một mình”.
Cơn đau đầu từ đối tượng nói không với vaccine
Một người tiêm vaccine COVID-19 tại Harburg (Đức). Ảnh: AP
Ireland là nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu – 89,1% người trên 12 tuổi và 3/4 dân số 5 triệu người tại nước này đã tiêm vaccine COVID-19. Nhưng gần đây Ireland lại áp đặt lệnh giới nghiêm nửa đêm đối với các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm trước tình trạng gia tăng các ca nhập viện.
Các chuyên gia không bất ngờ về điều này bởi ngay cả một nhóm nhỏ không tiêm vaccine cũng có thể dẫn đến làn sóng lây nhiễm. Kể cả đạt tỷ lệ cao 3/4 dân số đã tiêm vaccine thì vẫn có 1 triệu người Ireland chưa hề tiêm vaccine.
Các nhà lãnh đạo trên khắp châu Âu ngày càng trở nên thất vọng trước nhóm không tiêm vaccine COVID-19 tại nước họ. Ngày 17/11, Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói với CNN rằng những người không tiêm vaccine COVID-19 đang “gây ra rất nhiều rắc rối” và rằng Ireland “sẽ không phải ban hành những hạn chế mà chúng tôi đang áp đặt bây giờ” nếu tất cả mọi người đều tiêm chủng.
Ngày 19/11, Áo tuyên bố sẽ áp dụng lệnh bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 với toàn bộ dân số từ tháng 2/2022. Sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm 70% và 80% là rất lớn bởi mỗi phần tăng thêm sẽ giúp “cô lập virus” và giảm gánh nặng đối với các bệnh viện.
Nhưng ông Sam McConkey tại Đại học Y dược và Khoa học Sức khỏe RCSI tại Dublin (Ireland) đánh giá rằng với mức lây truyền mạnh của biến thể Delta, không quốc gia nào có thể tự coi mình là “tỷ lệ tiêm chủng cao”. Theo ông, một quốc gia cần tiêm vaccine cho khoảng 95% dân số để nhóm nhỏ chưa tiêm vaccine không gây lây nhiễm virus.
Khả năng miễn dịch giảm theo thời gian
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của một thiếu niên tại Pamplona, Tây Ban Nha. Ảnh: AP
Chương trình tiêm vaccine của châu Âu được triển khai nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2021 và đến nay các quốc gia đang nghiên cứu nguy cơ miễn dịch với virus SARS-CoV-2 giảm dần ở những người đã tiêm vaccine từ sớm.
Hai nghiên cứu thực tế được công bố vào tháng 10 xác nhận rằng khả năng miễn dịch được hình thành sau khi tiêm hai liều vaccine của Pfizer sẽ bắt đầu giảm sau hai tháng hoặc lâu hơn, mặc dù khả năng bảo vệ chống lại tình trạng bệnh nặng, nhập viện và tử vong vẫn còn mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy kết quả tương tự đối với vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và Moderna, vốn cũng đang được sử dụng ở châu Âu.
Giáo sư Tobias Kurth tại Bệnh viện Đại học Charité (Đức) nhận định: “Phản ứng miễn dịch của những người được tiêm chủng giảm sau một khoảng thời gian nhất định… Bởi chiến dịch tiêm chủng khởi đầu ở Đức vào đầu năm nay, chúng ta hiện thấy một số nhóm tuổi và một số người giảm khả năng miễn dịch chống lại COVID-19 nhanh chóng”.
Giáo sư Reintjes bổ sung: “Đó có lẽ là một trong những lý do số người đã tiêm vaccine cần nhập viện đã tăng nhẹ ở thời điểm này, đặc biệt là nhóm người cao tuổi vốn được tiêm vaccine sớm nhất”.
Tuy nhên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng khả năng bảo vệ trước tình trạng bệnh nặng và tử vong ở những người đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 là vẫn rất cao.
Chủ quan trước các biện pháp phòng dịch
Một số người không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách trên đường phố London (Anh). Ảnh: AP
Các chuyên gia khẳng định rằng dù các quốc gia sở hữu tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 ấn tượng nhưng một mình vaccine không thể ngăn chặn được đại dịch.
Các hạn chế được áp dụng khác biệt ở mỗi quốc gia và việc tuân thủ các quy định cũng có nhiều cấp độ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngay cả quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine tốt như Ireland vẫn phải đối mặt với số ca mắc mới tăng. Ông Sam McConkey thừa nhận: “Người dân Ireland rất giỏi giao tiếp xã hội. Chúng ta phải thừa nhận rằng giao tiếp xã hội là đặc thù về văn hóa và khác biệt giữa các quốc gia… Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bạn ăn bên ngoài lúc 10 giờ đêm còn tại Ireland, chúng tôi tạt vào các nhà hàng đông đúc”.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tỷ lệ tiêm chủng lần lượt là 80% và 87% tổng dân số cũng như Ireland đã nới lỏng các quy định về hòa nhập xã hội trong những tháng gần đây. Nhưng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tránh được điều tồi tệ nhất của làn sóng dịch hiện tại – với các chuyên gia cho rằng sự thành công bắt nguồn từ các biện pháp phòng ngừa của họ.
Giáo sư Ana M Garcia tại Đại học Valencia phân tích: “Người Tây Ban Nha đặc biệt cẩn thận về các biện pháp phòng ngừa dịch, phần lớn là việc phổ quát sử dụng khẩu trang và giãn cách xã hội. Việc đeo khẩu trang chỉ bắt buộc trong không gian kín nhưng bạn sẽ thấy nhiều người Tây Ban Nha vẫn sử dụng khẩu trang ở bên ngoài”. Tại Bồ Đào Nha, đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc trên phương tiện công cộng.
Ngày 18/11, Đức ghi nhận trên 65.000 ca mắc COVID-19 mới. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Angela Merkel gọi tình hình của đất nước là kịch tính. Ngay cả ở thời điểm số ca mắc mới tăng, nhiều quán bar và chợ Giáng sinh tại Đức vẫn thu hút đám đông lớn. Giới chức Đức đang khuyến khích thêm người dân tiêm vaccine COVID-19. Nhưng các chuyên gia khẳng định rằng việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch và giảm thiểu tập trung đông người có thể tạo khác biệt lập tức.
WHO quan ngại diễn biến dịch COVID-19 tại châu Âu
Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Âu trong 2 tuần qua trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại một số nước ở châu lục này là điều "rất đáng lo ngại".
Đây là nhận định do Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 30/8.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kluge cho biết có tới 33 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10% trong 14 ngày qua và đây là mức cao rất đáng lo ngại. Theo ông, yếu tố dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng cao là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và hoạt động đi lại của người dân gia tăng. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng. Trong khi đó, tiến độ tiêm chủng tại châu Âu có phần chững lại trong 6 tuần qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.
Liên quan việc tiêm mũi vaccine tăng cường, ông Kluge nhấn mạnh mũi tiêm này là để giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất an toàn trước dịch COVID-19, chứ không phải là mũi tiêm "xa xỉ" lấy của những người vẫn đang chờ mũi tiêm đầu tiên.
Ông cũng lưu ý cần thận trọng khi thực hiện tiêm mũi tăng cường vì tới nay chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mũi tiêm tăng cường sẽ giúp đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất và đã có nhiều nước triển khai chính sách này.
Quan chức WHO này đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu đang thừa vaccine chia sẻ chế phẩm này cho các quốc gia khác, trong đó có một số nước Đông Âu và châu Phi.
WHO cảnh báo thêm 236.000 người chết vì Covid-19 ở châu Âu WHO lo ngại có thêm hàng trăm nghìn người chết vì Covid-19 tại châu Âu trong ba tháng tới, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine chững lại. "Tuần trước, tỷ lệ người chết trong khu vực tăng 11%. Theo một dự báo đáng tin cậy, châu Âu có thể ghi nhận khoảng 236.000 ca tử vong từ nay đến ngày 1/12", giám...