Bài học tranh chấp Ấn Độ – Bangladesh: Chiến thắng của thiện chí

Theo dõi VGT trên

Sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp là con đường mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các quốc gia tranh chấp.

Bài học tranh chấp Ấn Độ - Bangladesh: Chiến thắng của thiện chí - Hình 1

Ngư dân đ.ánh cá bên bờ biển vịnh Bengal – Ảnh: AFP

Sau nhiều năm tranh chấp, tháng 10.2009, Bangladesh quyết định đưa bất đồng về biên giới biển với Ấn Độ và Myanmar ra tòa án quốc tế bởi 3 nước không thể giải quyết thông qua đàm phán song phương, theo các quy định của Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS). Có mặt trong đoàn luật sư đại diện cho Bangladesh là ông Paul Reichler – người cũng được Philippines chọn cho vụ kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” phi lý ở biển Đông.

Giải pháp công bằng

Để phân chia lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn, Ấn Độ và Myanmar khăng khăng đòi áp dụng nguyên tắc đường cách đều (equidistance principle). Tuy nhiên, Bangladesh lập luận rằng cách phân chia như vậy sẽ gây bất lợi và bịt kín đường ra biển của nước này do vị trí nằm kẹt giữa Ấn Độ và Myanmar tại vịnh Bengal. Dhaka đề xuất phân định theo nguyên tắc công bằng (equity principle), viện đến các hoàn cảnh đặc biệt như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và vị trí bất lợi của họ.

Ấn Độ và Bangladesh còn bất đồng về cách xác định đường cơ sở, vốn được sử dụng để xác định lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý cùng với thềm lục địa kéo dài. New Delhi yêu cầu xác định theo đường cơ sở thông thường còn Bangladesh muốn áp dụng đường cơ sở thẳng, viện đến sự thiếu ổn định của đường bờ biển ở khu vực. Vào tháng 5.2012, Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS – Myanmar kiến nghị chuyển vụ việc giữa hai nước ra tòa này) đã ra phán quyết mà Bangladesh tuyên bố là chiến thắng, theo đó việc phân chia EEZ được thực hiện theo giải pháp công bằng, trao cho Dhaka một phần đáng kể khu vực tranh chấp ở phía đông vịnh Bengal, kể cả thềm lục địa ở trong và ngoài 200 hải lý. Mặc dù chính phủ Myanmar không ca ngợi phán quyết như Ấn Độ trong vụ kiện mới đây, họ vẫn tuyên bố tôn trọng quyết định của tòa án.

Video đang HOT

Vào tháng 12.2013, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) cũng kết thúc các phiên tranh tụng giữa Ấn Độ sau gần 5 năm xét xử. Đến ngày 7.7, PCA ra phán quyết trao cho Bangladesh gần 80% vùng biển tranh chấp rộng hơn 25.000 km2 ở phía tây vịnh Bengal. Tuy nhiên, đảo New Moore/South Talpatti, hay đúng hơn là vùng biển mà hòn đảo từng hiện hữu, một trong 3 vấn đề tranh chấp, được phán quyết thuộc về Ấn Độ. Như vậy, từ nay, Bangladesh có thể mở thầu các lô dầu khí trong khu vực thuộc về họ, thu hút các nhà đầu tư vốn e ngại vì tranh chấp trước đây.

Đôi bên cùng có lợi

Theo quy định, các bên không thể kháng cáo nhưng nếu muốn diễn dịch theo ý mình bất kỳ phần nào của phán quyết, họ có thể kiến nghị trong vòng 30 ngày sau khi nhận phán quyết và việc diễn dịch sẽ được công bố trong vòng 45 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hai nước đều chấp nhận phán quyết. “Đó là một chiến thắng của tình hữu nghị và giải pháp đôi bên cùng có lợi cho người dân Bangladesh và Ấn Độ”, hãng Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Bangladesh Abul Hassan Mahmood Ali trong cuộc họp báo ngày 8.7. “Chúng tôi ca ngợi Ấn Độ vì sự sẵn lòng giải quyết vấn đề thông qua các công cụ luật pháp cùng sự chấp nhận tuân thủ phán quyết của họ”, ông nói thêm. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng ra thông báo: “Việc phân định biên giới biển sẽ tăng cường thêm sự hiểu biết và thiện chí giữa Ấn Độ và Bangladesh bằng cách khép lại vấn đề tồn tại lâu đời. Nó mở đường cho phát triển kinh tế ở khu vực này của vịnh Bengal, vốn mang lại lợi ích cho cả hai nước”.

Theo nhà báo Zachary Keck của tờ The Diplomat, phán quyết vừa qua đặc biệt quan trọng bởi Ấn Độ là một nước hùng mạnh hơn nhiều so với Bangladesh song vẫn chấp nhận giải quyết tranh chấp biển thông qua luật pháp quốc tế. Điều này một phần vì New Delhi muốn cải thiện quan hệ với Dhaka, song cũng vì họ không thể tận dụng giá trị kinh tế của vùng biển nếu tranh chấp cứ tiếp tục kéo dài. Bằng cách đồng ý ra tòa, cả Bangladeh và Ấn Độ có thể mở ra một chân trời hợp tác mới và hưởng lợi ích kinh tế từ các tài nguyên ở vịnh Bengal.

Mặc dù thừa nhận những khác biệt giữa tình thế ở hai khu vực, ông Keck cho rằng các quốc gia Đông Á nên noi gương Nam Á trong việc sử dụng con đường tòa án để giải quyết tranh chấp ở biển Đông. “Như vụ việc ở vịnh Bengal, tranh chấp hiện hữu ở Đông Á cản trở khả năng khai thác các tài nguyên giá trị tiềm năng ở biển Hoa Đông và biển Đông. Hơn thế nữa, chúng tạo ra các vụ đối đầu nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột vũ trang”, ông viết. Tương tự Ấn Độ ở Nam Á, điều mấu chốt, theo ông Keck, là thuyết phục Trung Quốc tham gia tiến trình và việc các quốc gia ASEAN giải quyết tranh chấp giữa họ có thể giúp khuyến khích Bắc Kinh. Ông Keck lập luận rằng việc tham gia tiến trình pháp lý cũng là lợi ích của Trung Quốc bởi điều này sẽ giúp bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực đồng thời trấn an các quốc gia láng giềng. Ngược lại, các hành vi đơn phương gây bất ổn của Bắc Kinh sẽ càng tiếp tục củng cố vị thế của Mỹ cũng như chiến lược của Nhật trong việc đảm nhận vai trò lớn hơn trong khu vực.

Theo TNO

Bài học tranh chấp Ấn Độ - Bangladesh

Phán quyết phân định biên giới biển giữa Ấn Độ và Bangladesh của tòa án quốc tế giúp chấm dứt tranh chấp kéo dài hơn 40 năm giữa 2 quốc gia láng giềng.

Bài học tranh chấp Ấn Độ - Bangladesh - Hình 1

Ngư dân Bangladesh đ.ánh cá tại vịnh Bengal - Ảnh: Reuters

Ngày 7.6, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) đã ra phán quyết phân định biên giới biển giữa Ấn Độ và Bangladesh sau gần 5 năm tranh biện. Cả hai quốc gia liên quan đều hoan nghênh và tuyên bố sẽ chấp nhận phán quyết của tòa án, qua đó chấm dứt tranh chấp dai dẳng vốn phủ bóng lên mối quan hệ song phương. Con đường tòa án đã giải quyết êm đẹp vấn đề mà những cuộc đàm phán kéo dài nhiều thập niên không mang lại kết quả.

Tranh chấp lịch sử

Vào năm 1971, một hòn đảo nhỏ bất ngờ nổi lên tại khu vực đồng bằng sông Hằng ở vịnh Bengal sau khi một cơn bão lớn đi qua. Do nằm cách cửa sông Hariabhanga phân chia Ấn Độ - Bangladesh chỉ 3,5 km, vị trí địa lý của hòn đảo khiến cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo. Vấn đề chủ quyền hòn đảo mà New Delhi gọi là New Moore còn Dhaka gọi là South Talpatti nhanh chóng xới lại tranh chấp bị lơ là trong nhiều năm (khi Bangladesh còn là Đông Pakistan) về việc phân định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vốn đóng vai trò quyết định với việc khai thác tài nguyên biển ở vịnh Bengal.

Mặc dù hòn đảo New Moore/South Talpatti đã biến mất vào năm 2010 như một hậu quả của biến đổi khí hậu, tranh chấp phát sinh giữa Ấn Độ và Bangladesh từ năm 1971 vẫn tồn tại dai dẳng cho đến khi có phán quyết nói trên của tòa án quốc tế. Tranh chấp giữa Ấn Độ và Bangladesh tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề: xác định chủ quyền đảo New Moore/South Talpatti, xác định vùng lãnh hải 12 hải lý và xác định EEZ. Với vị trí nằm kẹt giữa Ấn Độ và Myanmar ở vịnh Bengal, Bangladesh còn có tranh chấp biển với cả Myanmar. Do đó, vấn đề xử lý tranh chấp ở vịnh biển lớn nhất thế giới này càng trở nên phức tạp.

Theo Hồ sơ Quan hệ Ấn Độ - Bangladesh 1971 - 2002 của tác giả Avtar Singh Bhasin, phiên họp đầu tiên về tranh chấp biên giới biển giữa 2 nước được tổ chức lần đầu tiên ở Dhaka năm 1974. Sau đợt đàm phán bất thành ở cấp quốc vụ khanh, vụ việc được chuyển lên cấp ngoại trưởng năm 1975. Các cuộc đàm phán chính thức được tổ chức năm 1974, 1975, 1978, 1980 và 1982 không đạt được tiến triển trong khi nguy cơ tranh chấp leo thang thành xung đột bắt đầu ló dạng. Năm 1978, Ấn Độ đã cho dựng các cột bê tông trên đảo New Moore/South Talpatti và 2 năm sau cho cắm cờ tại đây. Nỗ lực chiếm đóng hòn đảo làm quan hệ song phương xấu đi và thổi bùng dư luận bài Ấn ở Bangladesh. Một loạt các cuộc biểu tình chống Ấn Độ được tổ chức khi Ngoại trưởng Ấn Narashima Rao thăm Dhaka vào tháng 8.1980. Tình hình xấu đi vào tháng 5.1981 khi các tàu hải quân Ấn Độ tiến vào sát hòn đảo để chuẩn bị đổ bộ. Ấn Độ tuyên bố động thái của họ là nhằm phản ứng các hoạt động khiêu khích của hải quân Bangladesh ở xung quanh hòn đảo. Dhaka đã cực lực phản đối và yêu cầu New Delhi rút lực lượng quân sự khỏi khu vực. Ấn Độ sau đó đã đồng ý rút tàu và lính khỏi đảo tranh chấp cho tới khi vấn đề được dàn xếp hòa bình.

Năm 2008, Ấn Độ và Bangladesh tiếp tục tổ chức cuộc đàm phán biên giới biển song vẫn bế tắc vì cả hai đều kiên quyết duy trì các yêu sách trước đây. Khi đó, các biện pháp sử dụng cơ quan tài phán quốc tế bắt đầu được Bangladesh xem xét một cách nghiêm túc. Và việc này cũng đ.ánh dấu màn trở lại của một nhân vật miệt mài vận động cho việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.

Chiến binh đơn độc

Theo tờ The Daily Star (Bangladesh), mặc dù luôn lớn giọng trong tranh chấp, trong thời gian dài, Bangladesh không thực hiện động thái đáng kể nào để giải quyết vấn đề. Gần như không ai nghĩ đến việc chuẩn bị cho một vụ kiện ở tòa án quốc tế. Một sĩ quan hải quân trẻ t.uổi tên Khurshed Alam được tờ The Daily Star ví như chiến binh đơn độc trong cuộc vận động khởi kiện Ấn Độ khi liên tục viết lách và diễn thuyết về tính khẩn bách của việc giải quyết tranh chấp, nhưng chẳng có ai đếm xỉa.

Công lớn để có được phán quyết mà Bangladesh tuyên bố là chiến thắng thuộc về chính phủ của đảng Liên minh nhân dân Bangladesh sau khi lên nắm quyền năm 2008. Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Sheikh Hasina và Ngoại trưởng lúc bấy giờ là bà Dipu Moni, đảng này bắt đầu khởi động tiến trình chuẩn bị khởi kiện ở tòa án quốc tế. Khurshed Alam, khi đó là một phó đề đốc về hưu, được vời trở lại, thăng cấp chuẩn đô đốc và giao cho vị trí lãnh đạo một ủy ban phụ trách vấn đề biên giới biển mới được thành lập tại Bộ Ngoại giao.

Sau quá trình chuẩn bị và thu thập lượng lớn dữ liệu, vào tháng 10.2009, Bangladesh đồng loạt đưa tranh chấp biển với Ấn Độ và Myanmar ra Tòa án thường trực quốc tế. Và đó chỉ là bước khởi động đầu tiên cho một quá trình kiện tụng kéo dài gần 5 năm trước khi mang về chiến thắng cho một quốc gia nhỏ trong tranh chấp với một nước lớn. (Còn tiếp)

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha
20:54:36 07/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine
00:20:57 09/07/2024
Pháp: Ông Macron "tự b.ắn vào chân"
23:58:07 08/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan
20:36:06 07/07/2024

Tin đang nóng

Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My xách túi hiệu 80 triệu dạo phố, đôi chân dài cùng nhan sắc "gái một con" gây thương nhớ
18:44:44 08/07/2024
Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024

Tin mới nhất

NATO triển khai phương án B

00:11:12 09/07/2024
NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Mùa mưa bão 2024 - chủ động thông tin dự báo, cảnh báo về La Nina

13:04:41 08/07/2024
Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Bầu cử Pháp: Phe cực hữu mất cơ hội nắm chính phủ, Thủ tướng Attal bất ngờ từ chức

06:34:11 08/07/2024
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ đạt được mục tiêu này.

Chuyển đổi số: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về thanh toán di động

06:28:53 08/07/2024
Dữ liệu của NetsUnion Clearing Corporation cũng cho thấy hơn 28,75 triệu giao dịch đã được thực hiện bằng ví kỹ thuật số nước ngoài trong nửa đầu năm nay, lên tới 5,32 tỷ Nhân dân tệ.

Có thể bạn quan tâm

Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ

Sao thể thao

00:13:24 09/07/2024
Kyle Walker đưa ra lời khuyên cho thủ môn đội tuyển Anh Jordan Pickford, Declan Rice giúp những người thực hiện quả phạt đền bình tĩnh.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.

Thêm một thần tượng người Việt debut tại thị trường Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:04:49 08/07/2024
Chàng trai có nghệ danh Kien, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 2004 và đến từ Ninh Thuận. Kien cũng là thành viên ngoại quốc duy nhất của ARrC, được tài khoản nhóm giới thiệu bằng caption bằng tiếng Việt.