Bài học phòng dịch từ chuỗi lây nhiễm viện Việt Đức
Từ cụm dịch liên quan bệnh viện Việt Đức với 42 ca nhiễm, hơn 9.000 người cách ly; các chuyên gia cho rằng có thể rút ra nhiều bài học về chống dịch sau nới lỏng giãn cách.
Hà Nội nới lỏng các biện pháp giãn cách từ ngày 21/9, cho phép bán hàng ăn mang về và một số dịch vụ khác, vẫn duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh tại cửa ngõ. Chỉ sau 9 ngày, hai ca nhiễm cộng đồng được phát hiện, chỉ điểm chuỗi lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bệnh viện dừng tiếp nhận bệnh nhân thông thường, cách ly tạm thời một tòa nhà để phòng chống dịch.
Bệnh viện Việt Đức đã thành lập tổ công tác phòng chống dịch, tận dụng lợi thế có nhiều tòa nhà khác nhau để phong tỏa từng khu nhà khi phát hiện các yếu tố nguy cơ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tiếp tục điều tra, truy vết, kiểm soát chuỗi lây nhiễm.
Các chuyên gia nhận định nhiều khả năng còn ghi nhận các ca mới liên quan Việt Đức, có thể tập trung vào nhóm có nguy cơ cao như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế… đã được cách ly.
“Mức độ tiếp xúc và nguy cơ của cụm dịch bệnh viện Việt Đức cao và phức tạp hơn do người bệnh, người nhà di chuyển nhiều giữa các khoa, phòng khác nhau”, bác sĩ Trương Quang Việt, Phó giám đốc CDC Hà Nội, nói. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch tại Việt Đức.
Phó giáo sư Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, sáng 4/10 nhận định mầm bệnh vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng, khó có thể phát hiện và cách ly hoàn toàn các F0. Tiêm vaccine và các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu khác chỉ giúp kiểm soát không để dịch bùng phát diện rộng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh. Trong khi đó, bệnh viện là nơi tập trung đông người từ nhiều cộng đồng dân cư khác nhau, có nhiệm vụ cấp cứu chăm sóc người bệnh và chống dịch. Vì vậy, bệnh viện có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19.
“Chúng ta chấp nhận mở cửa thì phải chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chấp nhận những ca nhiễm mới. Sống chung không có nghĩa là buông lỏng việc phòng ngừa và không tổ chức dập dịch khi được phát hiện”, phó giáo sư Hùng nói.
Cùng quan điểm về nguy cơ bùng dịch cao tại bệnh viện, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ, cố vấn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng trong trạng thái “bình thường mới”, nới lỏng giãn cách khiến bệnh nhân và người nhà đôi khi chủ quan, không đeo khẩu trang, đổi người chăm sóc thường xuyên, bệnh nhân đi lại ở nhiều khoa, phòng, không tuân theo khuyến cáo của bác sĩ. Khi có một ca bệnh lọt vào viện, dịch bệnh lây lan nhanh chóng, còn nguồn lực y tế có hạn, không thể mong có “zero Covid”.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân sống ở phố Phủ Doãn gần bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Minh Nhân
Ổ dịch bệnh viện Việt Đức đặt ra vấn đề về xét nghiệm phát hiện Covid-19 tại cơ sở y tế , theo phó giáo sư Hùng. Ông giải thích mọi người dân đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu chủ quan, lơ là, có thể phát bệnh sau vài ngày dù xét nghiệm âm tính. Vì vậy bệnh viện không nên chỉ dựa vào một tờ giấy xét nghiệm để sàng lọc cho người bệnh và người nhà mà cần khám sàng lọc trên nền tảng các triệu chứng và yếu tố dịch tễ.
Các bệnh viện phân luồng bệnh nhân ngay từ cổng, chia khu nội trú, ngoại trú riêng. Người đến từ vùng có dịch hoặc có biểu hiện nghi nhiễm như bị ho, sốt, phải được đưa vào khu sàng lọc riêng để xét nghiệm Covid-19. Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, họ cần được đưa vào khu cách ly tạm thời, đến khi loại trừ được nguy cơ mới có thể tiếp tục khám chữa bệnh như những bệnh nhân khác. Nhân viên y tế, bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện nên được xét nghiệm định kỳ hàng tuần.
Trong tình hình dịch hiện tại, bệnh viện cần tuân thủ chặt hơn hướng dẫn từ Bộ Y tế về xét nghiệm hàng tuần cho bệnh nhân và người nhà chăm sóc. Xét nghiệm kỹ lưỡng, phân khu điều trị và tiêm chủng cho bệnh nhân nội trú dài ngày, “giúp hạn chế lây nhiễm, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch ở bệnh viện”, theo bác sĩ Khanh.
Phó giáo sư Hùng đề xuất thêm là cần siết chặt kiểm soát người ra vào tại bệnh viện, tránh tình trạng thoải mái ra vào khiến mầm bệnh dễ xâm nhập. Cơ sở y tế đảm bảo mỗi bệnh nhân chỉ có tối đa một người thân chăm sóc, không tổ chức thăm nom; áp dụng các phương pháp dinh dưỡng tại chỗ để hỗ trợ bệnh nhân yên tâm điều trị.
Đến sáng 5/10, liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đã phát hiện tổng cộng 42 ca ở 5 tỉnh thành, trong 6 ngày. Riêng Hà Nội 34 ca gồm hai người thuộc khoa Ung bướu ở tầng 8 nhà D và nhà ăn bệnh viện; 8 người ở khoa Phẫu thuật tiêu hóa và 21 người ở Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn, đều ở tầng 7 nhà D; một tại khoa Hồi sức tích cực 2; hai người từ khu vực phong tỏa đường Phủ Doãn.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cách ly y tế từ ngày 30/9.
Thống nhất phần mềm phòng chống dịch COVID-19
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi UBND, Sở GTVT các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái, phụ xe, người đi cùng trên xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06-Bộ Công an) thay cho mã QR Code của ngành GTVT.
Chuyển Bộ Công an cấp mã QR Code vận tải hàng hóa
Thực hiện chủ trương của Chính phủ thống nhất sử dụng một phần mềm phục vụ phòng chống dịch COVID-19, Bộ GTVT đã có văn bản về việc sử dụng phần mềm khai báo thông tin cho phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian phòng chống dịch.
Trên cơ sở hướng dẫn của Cục C06 về triển khai thống nhất phần mềm này, từ 18 giờ ngày 24/9, TCĐBVN áp dụng thử nghiệm phần mềm kê khai thông tin đối với người trên xe ô tô (lái xe và người đi cùng) vận tải hàng hóa tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn. Các đối tượng áp dụng kê khai thông tin, phần mềm sẽ cấp mã QR Code theo hướng dẫn. Lái xe in mã QR Code của mình ra khổ giấy A5 và dán trên kính xe phía trước, kính hai bên thành xe (thay thế cho giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code trên phần mềm của TCĐBVN).
TCĐBVN yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp vận tải và người trên xe ô tô vận tải hàng hoá tại địa phương áp dụng thử nghiệm. Mỗi phương tiện sẽ có 1 mã QR Code cố định được tạo ra ở lần kê khai đầu tiên. Khi đổi xe khác, chỉ cần truy cập vào phần mềm để cập nhật lại thông tin về phương tiện và thông tin khác nếu có thay đổi, lấy mã QR Code đã in dán lên xe mới trước khi điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát quét mã QR Code kiểm tra thông tin phương tiện theo đăng ký. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.
Trong thời gian triển khai, các doanh nghiệp vận tải kê khai thông tin trên phần mềm của Cục C06 tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên phần mềm của TCĐBVN tại địa chỉ http://vantair.drvn.gov.vn.
Qua tìm hiểu, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với xe ô tô vận tải hàng hoá theo hướng dẫn tại Quyết định 1570 ngày 24/8/2021 của Bộ GTVT (không áp dụng với xe ô tô chở hành khách).
Theo ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác quốc tế (TCĐBVN), trong giai đoạn thí điểm vẫn duy trì song song hai phần mềm. Kết thúc thí điểm, ứng dụng của Cục C06 hoạt động ổn định mới dừng cấp mã QR Code vận tải hàng hóa trên ứng dụng của TCĐBVN. Phần mềm khai báo y tế của Bộ Y tế cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng của Cục C06 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai thí điểm này nhằm tạo thuận lợi hơn cho lái xe và doanh nghiệp vận tải, thay vì phải khai báo tại cả hai địa chỉ của Cục C06 và của ngành GTVT, doanh nghiệp lái xe chỉ phải khai báo 1 lần.
Thống nhất quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch trên toàn quốc
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu bảo đảm ATGT và thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hoá thông suốt, thuận lợi và an toàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.
Tuy nhiên, do khác biệt trong cách thức kiểm soát dịch bệnh tại các chốt phòng chống dịch COVID-19 ở các cấp tỉnh, huyện, xã, nên đã xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hoá xuất nhập khẩu, nhất là hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ công tác chống dịch và bảo đảm đời sống nhân dân vùng có dịch và dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng lây nhiễm COVID-19.
Để khắc phục những tồn tại, bảo đảm vận tải thông suốt, ATGT, tạo thuận lợi tiêu thụ, cung ứng tiêu dùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/2021, Ủy ban ATGTQG yêu cầu Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng ban ATGT các tỉnh, thành phố chỉ đạo thống nhất nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trật tự ATGT và thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hoá; chủ động rà soát để kịp thời bãi bỏ những quy định không phù hợp.
Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch bệnh thực hiện quét QR Code bằng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng để kiểm tra nhanh đảm bảo lưu thông nhanh các phương tiện có giấy nhận diện QR Code còn hiệu lực; trường hợp phương tiện không có giấy nhận diện QR Code, hoặc có nhưng hết thời hạn, thì mới thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.
Bên cạnh đó, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thu hoạch và vận chuyển nông sản; đảm bảo việc lưu thông, phân phối hàng hoá, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu; có phương án tổ chức các địa điểm tập kết hàng hóa phục vụ vận chuyển, giao nhận hàng hoá, nông sản, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất trong khu vực phong toả bảo đảm an toàn phòng dịch.
Ngoài ra, Sở GTVT các địa phương phối hợp với Sở Y tế và các địa phương bố trí các điểm xét nghiệm nhanh SARS-COV-2 đối với đội ngũ lái xe, thuyền viên và người bốc xếp hàng hóa tại cảng, bến, các đầu mối giao thông thủy nội địa quan trọng và các chốt kiểm soát dịch bệnh trên tuyến, tránh tình trạng ùn tắc giao thông, tránh tập trung đông người để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19.
Bình Dương đưa mô hình y tế lưu động gần dân, doanh nghiệp Với mục tiêu đảm bảo chiến lược trở lại trạng thái "bình thường mới" sống trong an toàn, tỉnh Bình Dương chú trọng mở nhiều Trạm y tế lưu động gần với người dân, doanh nghiệp và những "pháo đài" phường, xã. Ra mắt đội ngũ y, bác sỹ phụ trách Trạm y tế lưu động theo dõi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp...