Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc
Thời tiết khắc nghiệt là lý do thích hợp để các căng thẳng trên biển hạ nhiệt. Nhưng với Trung Quốc, đây còn là chiến lược qua mặt Philippines và chiếm bãi cạn Scarborough.
Giai đoạn nửa đầu năm 2012, Philippines và Trung Quốc đụng độ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough. Khi đó, bãi cạn này đang do Philippines kiểm soát.
Giữa tháng 6/2012, bão Gutchol tiến về Philippines khiến biển động dữ dội. Trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 16/6/2012 đăng thông báo của Ngoại trưởng Albert del Rosario rằng: “Tổng thống Aquino đã ra lệnh cho đội tàu của hai đơn vị (Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục Tài nguyên thủy sản) trở về cảng do điều kiện thời tiết xấu. Chính phủ sẽ đánh giá lại tình hình sau khi thời tiết tốt hơn”.
Trước tuyên bố của Manila, sứ quán Trung Quốc tại Philippines nhanh chóng ra tuyên bố hoan nghênh: “Chúng tôi đã nghe tin phía Philippines triệu hồi các tàu chính phủ. Chúng tôi hy vọng hành động này sẽ xoa dịu căng thẳng”. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố công khai nào về việc rút tàu như Philippines.
Ảnh chụp bãi Scarborough từ trên không. Ảnh: globalsecurity.org
Thông tin nhiễu loạn
Theo trang Rappler (Philippines), Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định cả hai nước nhất trí rút tàu. “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc tham vấn với phía Trung Quốc, và chúng tôi cùng đi đến kết luận rằng cả hai bên sẽ rút tàu khỏi khu vực đầm phá (ở trung tâm bãi cạn)”, người phát ngôn Raul Hernandez phát biểu ngày 18/6/2012.
Ngày 18/6, Chính phủ Trung Quốc thông báo cử một tàu đến giúp các ngư dân rời khu vực bãi cạn do tình hình thời tiết xấu. Tuy nhiên, trong khi vừa điều phối tàu rời Scarborough, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chất vấn tuyên bố của Philippines.
“Chúng tôi tự hỏi cái mà Philippines gọi là sự đồng thuận với Trung Quốc về việc rút tàu là xuất phát từ đâu. Chúng tôi hy vọng phía Philippines kiềm chế ngôn từ và hành vi”, người phát ngôn Hồng Lỗi nói ngày 18/6/2012. Ông Hồng Lỗi khẳng định Trung Quốc không có kế hoạch rút tàu tương tự như Philippines. “Phía Trung Quốc tiếp tục duy trì sự kiểm soát và cảnh giác tại vùng biển xung quanh bãi Hoàng Nham”. Hoàng Nham là tên mà Trung Quốc dùng cho bãi cạn tranh chấp.
Theo tờ Sun Star (Philippines), ông Hồng nhấn mạnh hoạt động duy nhất của phía Trung Quốc là cử tàu Nanhaijiu-115 đến tiếp tế và hỗ trợ ngư dân cùng tàu cá của họ đánh bắt ở bãi cạn, khi đó đang có biển động dữ dội.
Video đang HOT
Các bản tin khác nhau về việc Trung Quốc rút tàu khỏi Scarborough. Ảnh: Rappler
Động thái bất ngờ của Trung Quốc
Theo báo Inquirer, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 26/6/2012 dẫn lời Bộ trưởng Del Rosario rằng: “Chúng tôi đã nhận tin rằng tất cả tàu cá Trung Quốc đều rời khỏi bãi cạn”.
Tuy nhiên, một ngày sau, Phó đô đốc Alexander Pama viện dẫn ảnh chụp từ máy bay trinh sát đã cho biết tàu Trung Quốc vẫn hiện diện tại đây. Theo ông Pama, tàu cá và tàu chính phủ Trung Quốc dường như đã rời khỏi đây nhưng sau đó quay lại.
Trên thực tế, ít nhất 6 tàu Trung Quốc (gồm 3 tàu hải giám và 3 tàu ngư chính) vẫn hoạt động ở bãi cạn Scarborough đến ngày 20/6/2012, dù Philippines đã rút các tàu của mình về cảng. Ngày 26/6/2012, ít nhất 28 tàu Trung Quốc các loại xung quanh đầm phá của bãi Scarborough, trái ngược với những bản tin trước đó rằng Trung Quốc đã rút toàn bộ tàu của nước này.
Sau khi các tàu Philippines rời khỏi, Trung Quốc xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc được cử đến canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Sau đó, Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh. Đội tàu Trung Quốc liên tục hiện diện tại khu vực này kể từ đó.
Tháng 1/2013, Chính phủ Philippines quyết định khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về Luật biển, với lý do “đã sử dụng mọi biện pháp ngoại giao với Trung Quốc nhưng bất thành”.
Theo Tri Thức
Hé lộ chiến thuật mới của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông
Tờ Financial Times cho biết Washington đang lên kế hoạch xây dựng những chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn bước tiến về lãnh thổ nhỏ nhưng đều đặn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Động thái trên của Mỹ được tiến hành sau khi Trung Quốc thực hiện một loạt bước xâm chiếm nhằm thay đổi hiện trạng ở một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới.
Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm ra những chiến thuật nhằm ngăn chặn những bước tiến nhỏ nhưng vững chắc này của Trung Quốc mà không làm leo thang căng thẳng hiện nay thành một cuộc xung đột quân sự rộng hơn. Bởi mỗi năm tàu bè chở 5.300 tỷ USD hàng hóa đi qua Biển Đông.
"Nỗ lực của chúng tôi nhằm ngăn chặn Trung Quốc (trên Biển Đông) rõ ràng không có hiệu quả", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Tăng cường sử dụng máy bay do thám thế hệ mới
Một trong những nhân tố khiến Mỹ phải suy tính đến chiến thuật mới là sự kiện hồi tháng 3 vừa qua, khi Mỹ cho triển khai máy bay do thám P-8A trên Bãi Cỏ mây, bãi san hô vòng ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc ở đó đã cố gắng ngăn chặn Philippines tiếp tế cho các binh sỹ đang đóng trên một chiếc tàu mà Philippines đánh đắm năm 1999. Máy bay Mỹ đã bay ở tầng thấp để đảm bảo người Trung Quốc có thể nhận biết.
"Đây là một động lực mới", một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết. Thông điệp là "chúng tôi biết các anh đang làm gì, hành động của các anh sẽ gây hậu quả và chúng tôi có khả năng, quyết tâm và chúng tôi ở đây".
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho biết họ "đã tiến hành hoạt động bình thường trong những vùng biển, vùng trời này và theo thông lệ".
Việc Mỹ tăng cường sử dụng máy bay do thám trong khu vực cũng có thể đồng nghĩa với việc nước này sẵn sàng công bố hình ảnh và video về hoạt động của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng người Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ nếu hình ảnh tàu của họ quấy nhiễu ngư dân Việt Nam hoặc Philippines được đăng tải.
Phát triển hệ thống thông tin hàng hải khu vực
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đóng ở Hawaii cũng được yêu cầu phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực, sẽ cung cấp cho các chính phủ ở tây Thái Bình Dương thông tin chi tiết về vị trí các tàu trong khu vực. Nhiều chính phủ đã cho biết họ không hay biết về sự xuất hiện bất ngờ của các tàu Trung Quốc.
Mỹ đã hỗ trợ Philippines, Nhật và các nước khác trong khu vực thiết bị radar tiên tiến và các hệ thống theo dõi khác và hiện đang xem xét xây dựng hệ thống thông tin này trở thành một mạng lưới khu vực rộng lớn nhằm chia sẻ với nhau.
Xem xét phô diễn lực lượng
Hải quân Trung Quốc: Tàu sân bay:1 Tàu khu trục: 15 Tàu khu trục nhỏ: 54 Tàu ngầm: 70 Tàu tuần tra: 216 Tàu quét mìn: 53 Tàu lưỡng cư: 240 Tàu tiếp tế và hỗ trợ: 212 Nguồn: Viện nghiên cứ chiến lược quốc tế IISS
Lầu Năm Góc cũng đang xem xét kế hoạch phô diễn lực lượng một cách có tính toán, giống như vụ triển khai B-52 trên Hoa Đông vào năm ngoái ngay sau khi Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không trên khu vực. Ngoài ra Mỹ cũng có những lựa chọn khác, như phái các tàu hải quân tới gần các khu vực tranh chấp.
Giới chức Mỹ cũng cho biết có một số đề xuất khác nhằm ngăn chặn Trung Quốc, nhưng có ít khả năng Mỹ sẽ thực hiện. Ví dụ như Mỹ cho triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển tới Biển Đông nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu dân sự Trung Quốc hay sử dụng các tàu hộ tống do Mỹ đứng đầu nhằm hộ tống ngư dân từ các nước như Philippines và các nước khác trong các khu vực bị người Trung Quốc ngăn cản.
Chính quyền Obama đã tuyên bố có "lợi ích quốc gia" ở Biển Đông vào năm 2010. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm kiểm soát Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Với bãi Cỏ Mây vào năm nay, Manila cáo buộc Bắc Kinh bồi đắp đất để xây dựng một đường băng. Trong khi đó vào tháng 5 Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu khổng lồ trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bất chấp phản đối của Trung Quốc, Mỹ từ lâu đã tiến hành các chuyến bay do thám tại khu vực. Việc sử dụng máy bay thế hệ mới P-8A ở trong khu vực Trung Quốc tranh giành với các nước khác cho thấy hoạt động đã được nâng lên một cấp độ mới.
Bonnie Glaser, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho rằng các chuyến bay do thám cho thấy Mỹ "có lợi ích trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở đây và phản đối sự bắt nạt của Trung Quốc." Tuy nhiên bà cho rằng những chuyến bay như thế sẽ khó mà "ngăn chặn được thái độ của Trung Quốc".
Hiện Philippines muốn tăng cường khả năng giám sát nhằm phơi bày những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Một quan chức Philippines cho hay quân đội dự kiến mua 2 máy bay do thám, một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này. "Chúng tôi cần Mỹ để xây dựng một hệ thống phòng thủ ở mức tin cậy tối thiểu".
Vũ Quý
Theo Dantri/ FT
Lính Mỹ, Philippines "tấn công" bờ biển gần vùng tranh chấp với Trung Quốc Ngày 30.6, trên 200 binh sĩ Mỹ và Philippines đã tấn công đổ bộ vào một bờ biển gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Binh sĩ Mỹ, Philippines cùng xe thiết giáp đổ bộ diễn tập tấn công vào bờ biển ngày 30.6 - Ảnh: AFP Cuộc tấn công đổ bộ này nằm trong khuôn khổ...