“Bài học” ốc bươu vàng
Sau khi chính quyền vào cuộc, toàn bộ số vỏ ốc do người dân đổ bừa bãi ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã được thu dọn. Hậu quả cơ bản được khắc phục triệt để nhưng vẫn còn đó bài học về công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát sinh vật ngoại lai.
Vỏ ốc hai bên đường đã được thu dọn, chuyển đi xử lý…
Dân bán ốc, chính quyền dọn vỏ
Xã Cấn Hữu những ngày này không còn nhộn nhịp như thời điểm cách đây vài tháng. Cảnh người người, nhà nhà tỏa đi khắp nơi tìm bắt ốc bươu vàng cũng không còn diễn ra. Cánh đồng Sa – khu vực giáp ranh giữa hai xã Cấn Hữu, Đông Yên đã chấm dứt cảnh ngổn ngang vỏ ốc. Vui mừng nhất là các hộ dân ở phía đầu làng vì được “đoạn tuyệt” với mùi ốc thối, ốc chết. Đánh giá về công tác khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, ông Đỗ Văn Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu khẳng định: “Từ giữa tháng 11 đến nay, việc thu mua thịt ốc bươu vàng đã dừng hẳn. “Núi” vỏ ốc trước đây ngập tràn khu vực đồng Sa đã được thu gom, chuyển đi xử lý”. Theo quan sát của phóng viên, tất cả các địa điểm trước đây từng biến thành bãi đổ vỏ ốc giờ đã được thu dọn. Khu bãi rác gần cầu Cấn Thượng chỉ còn rác thải sinh hoạt, định kỳ được xe vệ sinh môi trường chở đi.
Nói về việc thu mua thịt ốc bươu vàng ở địa phương, một cán bộ UBND xã Cấn Hữu cho biết, từ năm 2010 đến 2012, bắt đầu xuất hiện 1-2 hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Tại thời điểm đó việc mua bán chưa rầm rộ. Người dân bắt ốc bươu vàng chủ yếu với mục đích bảo vệ mùa màng, lấy thức ăn chăn nuôi gia cầm. Sang năm nay, khi giá thu mua thịt ốc bươu vàng, ốc sên được đẩy lên cao (khoảng 20.000 đồng/kg) thì hầu hết các hộ gia đình đều có người đi bắt ốc. Thấy nguồn ốc bươu vàng tự nhiên ở địa phương cạn kiệt, người dân còn tìm đến những cánh đồng ở Thanh Trì, Sóc Sơn… Nhiều người khác đã mang ốc bươu vàng ở Thái Bình, Nam Định về bán cho thương lái. Những ngày cao điểm, các hộ kinh doanh ở Cấn Hữu nhập – xuất khoảng 5-7 tấn thịt ốc, tương đương 30-35 tấn ốc bươu vàng. Toàn bộ phần ruột, vỏ ốc được cho là phế phẩm đã bị người dân đổ ra cánh đồng giáp xã Đông Yên, khu vực sườn đê, mương nước hoặc hai bên vệ đường.
Trước tình trạng mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng, UBND xã Cấn Hữu phối hợp với CAH Quốc Oai và các phòng chức năng huyện đã tổ chức tuyên truyền về tác hại của việc đổ vỏ ốc bươu vàng tràn lan; quán triệt các văn bản pháp luật nghiêm cấm việc nhân, nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng và xây dựng phương án xử lý hậu quả. Bên cạnh việc nghiêm cấm đổ vỏ ốc bươu vàng bừa bãi; quy định rõ khu vực tập kết rác thải, cơ quan chức năng đã tổ chức cho người dân ký cam kết về việc đổ rác, vỏ ốc đúng quy định, đồng thời tăng cường giám sát, huy động lực lượng xung kích phối hợp với công ty môi trường di dời toàn bộ số vỏ ốc đến nơi xử lý.
…không còn ngập ngụa như vài tháng trước
Video đang HOT
Kiểm soát chặt hơn
Không thể phủ nhận vai trò của các cấp chính quyền trong việc tập trung giải quyết hậu quả tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan đến vỏ ốc bươu vàng. Nhưng rõ ràng trách nhiệm quản lý, ngăn chặn việc bắt, thu gom, kinh doanh ốc bươu vàng cũng như các “chế phẩm” từ loài sinh vật ngoại lai này ngay từ đầu còn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu sự việc không vượt quá tầm kiểm soát của cấp cơ sở và gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian qua thì rất có thể những năm sau, việc bắt – thu gom ốc bươu vàng vẫn là nghề kiếm bộn tiền ở xã Cấn Hữu.
Vẫn còn đó những bài học nóng hổi về tình trạng nuôi, bắt các sinh vật ngoại lai, gây hại như đỉa, chồn lông đen, rùa tai đỏ… Và cũng có không ít những văn bản pháp lý được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm quản lý, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của sinh vật ngoại lai. Nhưng do mục đích thương mại, người dân ở nhiều nơi vẫn bất chấp quy định, lén lút nuôi thả gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Ngoài tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân, cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm quản lý, sớm phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát các sinh vật ngoại lai có nguy cơ bùng phát thành dịch hại. “Bài học” ốc bươu vàng, có lẽ không riêng xã Cấn Hữu cần sâu sắc rút kinh nghiệm.
Tùng Lâm
Theo ANTD
Rơi nước mắt trước gia cảnh nạn nhân vụ cháy Zone 9
"Sao ông trời nhẫn tâm bắt cả hai con của tôi đi, giờ đây 2 đứa cháu của tôi biết sống sao đây, chúng biết nương tựa, trông cậy vào ai mà sống, tôi thì đã già rồi. Đau xót quá người đầu bạc phải tiễn người đầu xanh" bà Phạm Thị Điểm (mẹ nạn nhân Chí) than khóc.
6 nạn nhân tử nạn trong vụ cháy khu giải trí Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội) vào chiều ngày 19/11, thì có 5 người đều trú tại Đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Chiều nay ngày 20/11, hàng nghìn người dân đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, đến đưa tiễn 5 nạn nhân xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. Những tiếng khóc nức nở, ai oán của người thân xen lẫn những khuôn mặt đượm buồn của những người dân đến đưa tiễn khiến cảnh tang tóc bao trùm nơi đây.
Hàng ngàn người dân đội 4 thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, đội mưa đưa tiễn 5 nạn nhân tử nạn trong vụ cháy Zone 9 chiều qua.
Bà Niên ( 72 tuổi) một người hàng xóm của nạn nhân Nguyễn Văn Chí, nghẹn nghào nói "Dân làng ai cũng thương. Hôm qua nghe tin mà tôi như rụng rời chân tay. Vợ chồng chúng nó mất đi để lại mẹ già với hai đứa con thơ. Đau xót quá, tội nghiệp những cháu nhỏ liền một lúc mất đi cả cha lẫn mẹ, sau này chúng biết bấu víu, trông cậy vào ai".
Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Chí (sn 1979) và Nguyễn Thi Hạnh (sn 1983) khói hương bay nghi ngút, tiếng khóc thảm thương của người thân xen lẫn vẻ mặt đau buồn của người dân đến thăm viếng làm cho không khí càng trở nên tang thương, chua xót.
Nhìn cảnh hai người con của anh Chí là Nguyễn Văn Sáng (sn 2001) và Nguyễn Thị Ngọc ( học lớp 3) khóc không thành tiếng, chống gậy chịu tang cha, mẹ khiến ai đến thăm viếng cũng không thể kìm được nước mắt.
Bên di ảnh hai người con xấu số của mình bà Phạm Thị Điểm (năm nay gần 70 tuổi) thẫn thờ như người mất hồn, miệng luôn kêu thảm thiết: "Sao ông trời nhẫn tâm bắt cả hai con của tôi đi, giờ 2 đứa cháu của tôi biết sống sao đây, chúng biết nương tựa, trông cậy vào ai mà sống tôi thì đã già rồi. Đau xót quá người đầu bạc phải tiễn người đầu xanh".
Đối diện gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Chí - Nguyễn Thị Hạnh, là gia đình nạn nhân Nguyễn Phú Hải (1992). Nỗi đau mất đi người con trai duy nhất khiến bà Phạm Thi Lan (sn 1968, mẹ nạn nhân Hải) ngất lên, ngất xuống và nằm bẹp trên giường, từ khi nhận được tin đến nay bà không thiết ăn uống nữa.
Bà Phạm Thị Lan (mẹ nạn nhân Hải) từ khi nghe tin con gặp nạn, ngất lên, ngất xuống nằm bẹp trên giường, không ăn, không uống)
Ông Nguyễn Phú Thi (ông ruột nạn nhân Hải) cho biết, gia đình Hải thuộc diện đặc biệt khó khăn, bố Hải mất sớm, mẹ lại bị bệnh tật, ốm yếu nằm ở nhà 5 tháng nay. Hải là con thứ 2 trong gia đình, trên Hải là chị gái đã lấy chồng xa, Hải phải bỏ học đi làm thuê lấy tiền chữa bệnh cho mẹ.
"Mọi công việc, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chông chờ vào thằng Hải đi làm, giờ nó mất đi để mẹ nó ở lại một mình, ai chăm sóc mẹ nọ, mẹ nó biết nương tựa vào ai mà sống. Nỗi đau quá lớn, không biết mẹ nó có trụ được không nữa. Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi rất mong các cơ quan chức năng, giúp đỡ gia đình để gia đình vơi đi phần nào nỗi đau quá lớn", ông Thi nói trong nước mắt.
Đến thăm viếng chia buồn cùng gia đình, ông Nguyễn Đức Thanh (hàng xóm), không giấu được cảm xúc: "Cháu Hải là đứa ngoan ngoãn, hiền lành, hàng ngày đi làm kiếm tiền nuôi mẹ, tối về lo chăm sóc cho mẹ đâu vào đấy, thế mà thật trớ trêu số phận bất hạnh lại đổ lên đầu cháu. Cháu mất đi người dân, làng xóm ai cũng thương cũng xót".
Cách đó không xa, ngôi nhà nhỏ một gian của gia đình nạn nhân Nguyễn Phú Trì (1973) và vợ là Nguyễn Thị Bảy, cũng vô cùng tang thương đau xót. Ngồi thẫn thờ ở cửa ra vào nhà, bà Nguyễn Thị Lượt, 78 tuổi (mẹ nạn nhân Trì) ôm mặt khóc không nên lời. Cùng một lúc mất đi hai người con, nỗi đau quá lớn, khiến bà Lượt, xanh xao, tiều tụy đi trông thấy.
Mẹ anh Trì, khóc thảm thiết vì thương con.
Bác Phạm Thị Sâm, chị dâu nạn nhân Trì, cho biết, anh Trì và chị Bảy sinh được hai đứa con là Nguyễn Thị Trang (16 tuổi) và Nguyễn Thị Diệu (14 tuổi), hàng ngày anh chị đi làm phụ hồ ở Hà Nội, sáng đi tối về, ở nhà hai đứa con với bà Lượt ở nhà thường ăn qua loa cho xong bữa. Do hoàn cảnh khó khăn mà người con đầu Nguyễn Thị Trang (16 tuổi) phải bỏ học 2 năm nay.
"Chiều hôm qua gia đình nhận được tin báo 2 vợ chồng nó gặp nạn mà tôi quỵ cả người xuống, mẹ chồng tôi và 2 đứa cháu (con anh Trì) khóc nức nở rồi ngất lên, ngất xuống. Hoàn cảnh vốn đã khó khăn, giờ vợ chồng nó mất đi tương lai của hai đứa con nó sẽ ra sao, vì hoàn cảnh khó khăn mà đứa lớn phải bỏ học hai năm nay rồi ", bác Sâm nghẹn ngào tâm sự.
Hình ảnh hai đứa con anh Chí chịu tang khiến không ai kìm được nước mắt.
Ông Nguyễn Tiến Thịnh, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Sơn, cho biết "Trong 3 gia đình có gia đình nạn nhân Nguyễn Phú Hải là đặc biệt khó khăn và thuộc diện hộ nghèo. Chính quyền địa phường đã cùng với Ủy ban nhân dân thành phố đến thăm hỏi động viên và có một phần kinh phí hỗ trợ các gia đình nạn nhân". Chiều nay, ngày 20/11 thì hài các nạn nhân đã được đưa về quê an táng.
Theo Báo Pháp luật
Cấp nước trở lại cho 70.000 hộ dân sau sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch Sự cố vỡ đường ống nước sạch từ sông Đà về Hà Nội đã bị vỡ trên đại lộ Thăng Long, đoạn thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội) khiến hơn 70 nghìn hộ dân các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân... mất nước. Sau gần 20 giờ đồng hồ khắc phục sự cố, nước đã được cấp trở lại cho dân. Đây...