Bài học nước Mỹ và kịch bản tiếp theo cho Iraq

Theo dõi VGT trên

Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq đã kết thúc cách đây tròn 10 năm (tháng 5/2003 đến tháng 5/2013). Chế độ Sadam Hútxen bị lật đổ, ông này sau đã bị treo cổ và đại bộ phận quân Mỹ cũng đã rút khỏi Iraq. 10 năm là một khoảng thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để rút ra một số bài học về cuộc chiến của Mỹ và đồng minh cũng như dự đoán tương lai cho quốc gia Trung Đông này.

1. Trước hết, về những con số

Cái giá phải trả của chiến tranh Iraq là không hề nhỏ đối với các bên tham chiến, cụ thể: đã có ít nhất 170.000 người Iraq và gần 5.000 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Số tiền mà những người đóng thuế Mỹ đã phải trả cho các chiến dịch quân sự ở đây tuy không có con số chính thức nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó không ít hơn 2.200 tỷ đôla. Cơ sở hạ tầng dân sự của Iraq gần như bị tê liệt hoàn toàn .

2. Các hệ lụy khác

Chủ nghĩa khủng bố phát triển chưa từng thấy trong lịch sử nước này, bạn đọc có thể kiểm chứng nhận xét trên qua các bản tin của bất cứ kênh thông tin đại chúng nào.

Chỉ trong một ngày 15/4/2013 đã có tới 22 người chết và hơn 200 người bị thương trong các vụ khủng bố diễn ra tại Baghdad, Kirkuk, Tuz- Khamartu và nhiều thành phố khác. Còn trong tháng 5 vừa qua đã có hơn 1.000 người Iraq thiệt mạng vì các vụ đánh bom khủng bố và đây là tháng đẫm máu nhất tại Iraq kể từ năm 2008 đến nay.

Đất nước Iraq bị chia rẽ sâu sắc về sắc tộc, tôn giáo. Nhà độc tài S,Hutsen (dòng Sunny) bị lật đổ và lên giá treo cổ nhưng thay vào vị trí đó lại là một nhà độc tài mới – Nuri Al Maliki. Một sự thật không mấy dễ chịu đối với Mỹ là nhà độc tài mới dòng Siai này không những không giữ vai trò là một đối trọng của Iran theo ý Mỹ, mà ngược lại, đã hoàn toàn ngả vào vòng tay của Teheran.

Bài học nước Mỹ và kịch bản tiếp theo cho Iraq - Hình 1

Bản đồ Iraq.

3. Ai là người hưởng lợi trong cuộc chiến này?

Trước hết, thắng lợi rõ ràng nhất thuộc về những người Cuốc ở Iraq. Trên thực tế, họ đã thành lập được một quốc gia độc lập và tương đối phồn vinh ở phía bắc Iraq. Quốc gia (trên danh nghĩa là khu tự trị) này không những có quốc kỳ, quốc ca và chính phủ riêng, mà còn có một lực lượng vũ trang có quân số đông, được trang bị và huấn luyện tốt. Nền kinh tế của quốc gia mới này (ta tạm gọi là Kurdistan) tuy chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập với nền kinh tế chung của Iraq.

Nhiều chuyên gia và nhà báo đã viết về vấn đề này sau khi thăm khu vực giáp ranh giữa các vùng đất của người Cuốc và người Arập. Trên phần lãnh thổ của mình người Cuốc đã dựng các hàng rào dây thép gai, các trạm biên phòng và các tuyến kiểm soát chặt chẽ. Cách đó không xa là các đơn vị quân đội luôn sẵn sàng đẩy lùi bất cứ sự xâm nhập nào của “những người cùng tổ quốc” từ phía nam vào bất cứ thời điểm nào.

Người Cuốc tuy vẫn chưa tuyên bố độc lập hoàn toàn do quan ngại những phản ứng gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Mỹ, nhưng trên thực tế họ sống hoàn toàn độc lập. Chính cộng đồng người Cuốc đã thắng trong cuộc chiến của Mỹ.

Kẻ được lợi tiếp theo là chủ nghĩa khủng bố quốc tế: Trùm khủng bố Osama Bin Laden đã từng tuyên bố là có hai con đường bổ sung cho nhau để thành lập một đế chế Hồi giáo (Khalifah), đó là: 1/ lật đổ các nhà độc tài trong thế giới Arập (rộng hơn – trong thế giới Hồi giáo) và 2/ biến Mỹ (rộng hơn là cả thế giới phương Tây) thành cái “bóng của chính mình”.

Cũng chính Bin Laden đã từng cho rằng, chủ nghĩa Hồi giáo cưc đoan có thể mở rộng ảnh hưởng của mình từ việc quân đội các nước Phương Tây tấn công các vùng đất của người Hồi giáo. Theo triết lý trên thì để có thể chiến thắng, trước hết cần phải chấp nhận thất bại. Chiến tranh Iraq chính là một mô hình lý tưởng cho công thức đó.

Chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq đã biến một đất nước trước đây không hề tồn tại một lực lượng khủng bố nào thành một mảnh đất lý tưởng của các lực lượng thánh chiến Hồi giáo phát triển .

Video đang HOT

Từ sau cuộc chiến Iraq, rất nhiều các chiến binh của “Thánh Alla”, với chủ nghĩa cực đoan cuồng tín đã mang tư tưởng của mình reo rắc khắp thế giới – từ Mali đến Philippines. Trong những năm gần đây, lực lượng thánh chiến đó và những thế lực có chung lý tưởng đã đạt được không ít thành công trong việc hiện thực hóa các ý tưởng của Bin Laden.

Các nhà độc tài ít nhiều có tư tưởng thế tục thân Phương Tây trước kia ở Tuynidi và Ai Cập bị lật đổ trong cái gọi là “mùa xuân Arập” nhưng thay thế họ lại là các lãnh tụ Hồi giáo. Cũng chính các lãnh tụ Hồi giáo đang ngày càng trở nên mạnh hơn và có nhiều ảnh hưởng hơn ở Libi, tiến hành cuộc nổi dậy chống lại Assad ở Xiri (ở đây nên hiểu là các lực lượng Hồi giáo cực đoan chứ không phải là những người Hồi giáo nói chung).

Nếu không có cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq thì không thể có cuộc chiến tranh du kích sau đó tại nước này và những hệ lụy như chúng ta vừa đề cập ở trên .

Cùng với thực tế trên là tiến trình “biến Phương Tây thành cái bóng của chính mình”. Đối với Bin Laden, tiến trình trên có hai mặt : một là phá hoại nền kinh tế của Phương Tây, nhưng vế thứ hai còn quan trọng hơn – buộc họ phải từ bỏ các giá trị (tự do, nhân quyền ….) của mình.

Giới phân tích và truyền thông đã đề cập đến nhiều khía cạnh về ảnh hưởng của cuộc phiêu lưu ở Iraq đến tình hình tài chính của Mỹ như thế nào. Tuy nhiên bản chất của vấn đề chỉ là một: ngoài khoản kinh phí khổng lồ được chi trực tiếp cho chiến tranh, xuất hiện nhu cầu chi các khoản mới cho ngân sách quốc phòng. Đối với Mỹ điều đó đồng nghĩa với việc làm tăng khoản nợ công vốn đã rất lớn của mình .

Nhưng còn một điều quan trọng hơn các con số về ngân sách – cuộc chiến ở Iraq và chủ nghĩa khủng bố ngày càng gia tăng sau đó đã buộc chính quyền Mỹ phải vi phạm các quyền và tự do công dân của chính người Mỹ (tức là phải từ bỏ các giá trị của mình trong một chừng mực nào đó – theo đúng ý của Bin Laden).

Một ví dụ, luật “National Defense Authorization Act” cho phép tổng thống Mỹ có quyền giam giữ những kẻ bị tình nghi là khủng bố vô thời hạn mà không cần phải thông qua một tòa án nào. Một số văn bản dưới luật khác còn cho phép tổng thống phán quyết “ai là phần tử khủng bố, và ai không phải là phần tử khùng bố ” để sau đó ra lệnh tiêu diệt kẻ được coi là phần tử khủng bố. Đấy chỉ là một vài ví dụ điển hình trong việc phải hy sinh quyền và tự do cá nhân để đổi lấy “an ninh” mà chính quyền Mỹ bắt buộc phải thực hiện chứ trên thực tế còn rất nhiều ví dụ khác nữa.

Như vậy, nếu xét theo những tính toán của Bin Laden thì chủ nghĩa khủng bố quốc tế, không còn nghi ngờ gì nữa, cũng là một trong những người thắng trong cuộc chiến tranh Iraq.

Bài học nước Mỹ và kịch bản tiếp theo cho Iraq - Hình 2

Không quân Mỹ ném bom Bagda tháng 3/2003. Ảnh Goran Tomasevic / Reuters

Nhưng nước được hưởng thành quả nhiều nhất lại là nước cộng hòa Hồi giáo Iran. Một tổng thống là người Siai được Mỹ dựng lên ở Irắc đã trở thành một đối tác cực kỳ dễ chịu của các đại giáo chủ dòng Siai ở nước này. Từ một đối thủ vĩnh viễn, Baghdad đã trở thành đồng minh trung thành của Iran, sẵn sàng giúp các đại giáo chủ cầm quyền ở Iran trong bất cứ công việc gì, kể cả trong những việc đáng ngờ nhất.

Một dẫn chứng, rất nhiều vũ khí, đạn dược và cả các cố vấn Iran được tuồn vào Syria qua lãnh thổ và không phận của Iraq và các thương binh của quân đội chính phủ Xiri được vận chuyển theo chiều ngược lại để đưa về chữa chạy tại các bệnh viện ở Iran.

Các nhà lãnh đạo dòng Siai của Iraq (kể cả các nhà lãnh đạo các lực lượng chính trị ở các địa phương) đang dành phần lớn thời gian của mình tại Iran. Về mặt hình thức thì họ đang theo các khóa học nào đó tại Iran. Tuy nhiên, những người Sunny khẳng định rằng, chính Teheran đang đào tạo họ thành các các điệp viên cho Iran.

Nhận xét trên của người Sunny là đúng hay sai, khó có thể khẳng định chắc chắn , nhưng một điều có thể nhìn thấy được là tại các khu vực của người Siai ở Baghdad và phía nam Iraq đều treo ảnh các giáo chủ Iran và những đứa con tình thần của họ ở Iraq – như Sadra chẳng hạn. Như vậy thì ai là ông chủ thực sự hiện nay ở Iraq , chắc không cần phải bình luận.

Một nước nữa cũng hưởng lợi từ cuộc chiến Iraq , mới nghe thì rất khó tin vì nước này không hề có một đóng góp gì cho cuộc chiến – đó là Trung Quốc. Vào năm 2003, khi Mỹ mới bắt đầu chiến dịch tại Iraq, đại đa số các nhà phân tích đều cho rằng ngay sau khi kết thúc chiến dịch phần lớn lượng dầu khai thác được tại nước này sẽ được chuyển về Mỹ và các nước Phương Tây.

Bước đầu quả là như vậy, các tập đoàn dầu khí Phương Tây lớn như Exxon, Shell, BP bắt đầu thắng các cuộc đấu thầu. Tuy nhiên sau 10 năm, tình hình không sáng sủa như vậy. Hiện nay mỗi ngày các tập đoàn dầu mỏ tại Iraq khai thác khoảng 2 triệu thùng dầu, gần một nửa trong số đó được cung cấp cho Trung Quốc, chứ không phải cho Mỹ và các nước Phương Tây.

Như vậy, nếu xét tổng thể thì Trung Quốc được hưởng lợi không ít từ cuộc chiến của Mỹ. Ngoài các con số thực về khối lượng dầu, còn hai khía cạnh khác rất quan trọng đối với Trung Quốc, đó là: 1/ lâu nay Trung Quốc phải nhập một khối lượng lớn dầu mỏ từ Nga và Trung Á, nay nước này đã đa phương hóa được nguồn cung và có con bài để làm giá với Nga và các nước Trung Á . 2/ Iraq là nước có trữ lượng dầu đã thăm dò lớn thứ hai trên thế giới với 143 tỷ thùng và Trung Quốc sẽ có một nguồn cung năng lượng ổn định trong một tương lai dài hạn.

Để kết luận, dù Mỹ có đạt được mục đích nào đó trong cuộc chiến ở Irắc năm 2003 (người Mỹ nổi tiếng là thực dụng như chúng ta đã biết và không phải tự nhiên mà họ lại tiến hành cuộc chiến ở Iraq, nhưng đấy là một chủ đề khác), nhưng xét cho cùng thì người được hưởng nhiều thành quả nhất của việc lật đổ Saddam Hutxen là Iran, đối thủ nặng ký nhất của Mỹ trong thế giới Arập hiện nay.

Xuất phát từ những phân tích như trên, đại đa số các chuyên gia Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Iraq năm 2003 là một thất bại đối với Mỹ .

4. Kịch bản tiếp theo

Nếu như giới lãnh đạo Irắc hiện nay không có những thay đổi chính sách một cách căn cơ thì tương lai của nước này không hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chính phủ Nuri al Maliki lại tiếp tục đi theo vết xe đổ của một số nước khác,- tức là lật đổ chế độ độc tài này để xây dựng một chế độ độc tài khác.

Mối đe dọa chủ yếu hiện nay đối với chính quyền N.Maliki chính là cộng đồng thiểu sô người Sunny, và công cụ chủ yếu để duy trì quyền lực (của Maliki) vẫn là bạo lực. Chính quyền thường xuyên tiến hành các cuộc bắt bớ và treo cổ, xử bắn hàng loạt những thanh niên Hồi giáo dòng Sunny với cáo buộc là họ tham gia vào các hành động khủng bố. Các phiên tòa xét xử họ được tiến hành một cách vội vã với các bản án bỏ túi, hình thức, không thuyết phục và chính vì thế mà cộng đồng người Sunny cho rằng đây là hành động khủng bố mang tính nhà nước nhằm vào họ.

Để đáp trả , rất nhiều người Sunny đã rút vào hoạt động bí mật. Những hành động khủng bố nhằm vào người Siai đã trở thành gần như chuyện thường ngày và đấy mới chỉ là một phương thức phản kháng. Còn một hình thức nữa mà người Sunny chắc chắn sẽ sử dụng là tổ chức các cuộc biểu tình đông người đòi quyền bình đẳng và chấm dứt khủng bố người Sunny.

Đến thời điểm hiện tại các cuộc biểu tình mới chỉ mới diễn ra tại một số nơi có nhiều người Sunny sinh sống ở khu vực Trung tâm và phần phía Tây của Iraq. Nhưng trong tương lai, nếu có hàng trăm nghìn người biểu tình kéo về thủ đô Batda thì bạo lực sẽ không tránh khỏi vì N.Maliki từ trước đến nay chưa hề có ý định đàm phán với lực lượng đối lập và đến lúc ấy rất khó dự đoán được kịch bản diễn biến tình hình.

Cuộc chiến tranh ở nước láng giềng Syria cũng là một nhân tố đẩy nhanh sự chia rẽ tôn giáo trong xã hội Irắc. Tình hình ở Xiri ngày càng có nhiều dấu hiệu giống Iraq mà cụ thể là những người Sunny (ở Syria) bất mãn với vị thế thấp kém của mình trong xã hội đã tiến hành cuộc nổi dậy chống lại giới lãnh đạo người Siai của Assad. Cư dân Iraq (dòng Sunny) cũng không dấu diếm sự đồng cảm của mình đối những người cùng giáo phái đang cầm súng ở nước láng giềng và điều đó đã dẫn tới hậu quả là làm gia tăng căng thẳng giáo phái ngay trong lòng Iraq. Đã có nhiều trường hợp những người Sunny Iraq tấn công các đoàn xe chở binh lính và sỹ quan quân đội Xiri trên lãnh thổ Iraq.

Hận thù tôn giáo bên trong Iraq đang nay ngày càng trở nên sâu sắc vì những hành động đàn áp của chính phủ và các ảnh hưởng từ bên ngoài. Cực kỳ khó để có thể giải quyết một cách hòa bình các hận thù và xung đột đó.

Ngoài xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc giữa người Cuốc và người Arập cũng đang bùng phát với tâm điểm đối đầu hiện nay là thành phố Kirkuk – nơi có các mỏ dầu khổng lồ. Người Cuốc và chính quyền trung ương Irắc đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm giành chủ quyền đối với thành phố Kirkuk và cả tỉnh Kirkuk.

Các cuộc bầu cử bình thường (kể cả các cuộc bầu cử địa phương) ở khu vực này chưa thể tiến hành được vì bên nào cũng quan ngại là bên thất cử sẽ không công nhận kết quả bầu cử và sẽ sử dụng vũ khí (Từ đầu năm đến nay, để chuẩn bị cho các cuộc bầu cử vào hội đồng địa phương tại 12 tỉnh để bầu 378 đại biểu, đã có hơn 8.000 người đăng ký ứng cử nhưng 14 trong số đó đã thiệt mạng trong các vụ khủng bố hoặc bị ám sát).

sao thì thành phố Kirkuk (và cả tỉnh Kirkuk) cũng không thể vĩnh viễn nằm ở trạng thái giằng co chính trị- hành chính như hiện nay. Nhận thức được điều đó, cả người Cuốc lẫn chính quyền trung ương Baghdad đều đang tích cực vũ trang và sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình bằng bất cứ biện pháp nào.

Nếu như xung đột xảy ra (điều này gần như chắc chắn), thì việc đầu tiên mà cộng đồng người Cuốc sẽ làm là tuyên bố độc lập. Sự phát triển sự kiện như vậy sẽ khuyến khích tâm lý ly khai của những người Arập dòng Sunny và cả cộng đồng người Siai ở phía nam. Nhiều khả năng Iraq sẽ tan rã và tách thành 3 cộng đồng riêng biệt – người Cuốc, người Siai và người Sunny.

Hiện tuy họ đang sống trong cùng một quốc gia nhưng điều đó chỉ mang tính hình thức đơn thuần,- không có điểm gì chung để thống nhất họ lại với nhau trong khi có rất nhiều điều chia rẽ họ.

Khả năng chia tay trong hòa bình của ba cộng đồng trên trong bối cảnh như vậy rất khó có thể xảy ra. Xác xuất nhiều hơn cả là Irắc lại bị cuốn vào một cuộc chiến tranh mới , nhưng lần này- là nội chiến.

Theo vietbao

Tàu ngầm Kilo Hà Nội chuẩn bị về Việt Nam?

Hãng Itar-Tass dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm Kilo Hà Nội đã kết thúc những thử nghiệm cuối cùng và chuẩn bị về Việt Nam.

Itar-Tass cho biết thêm, các thử nghiệm đối với tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam đã kết thúc thành công. Hiện nay tàu ngầm Hà Nội đang có mặt tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm nay.

"Admiraltei Verfi sẽ phải đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai tàu ngầm trong năm nay. Việc hạ thủy chiếc thứ 3 đã được lên kế hoạch vào tháng 8. Cũng trong năm 2013 nhà máy sẽ khởi đóng chiếc tàu ngầm thứ 4," Itar-Tass dẫn thông tin từ nguồn tin riêng.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội chuẩn bị về Việt Nam? - Hình 1

Tàu ngầm Kilo Hà Nội

Trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: "Chúng tôi rất biết ơn các bạn Nga, những người sẽ đóng và chuyển giao cho Việt Nam trước năm 2016 Sáu tàu ngầm Kilo theo thoả thuận đã được ký kết".

Theo thủ tướng, đơn đặt hàng này không chỉ mang tính chất thương mại, mà đó là biểu hiện của tình hữu nghị và lòng tin giữa hai nước. Ngoài ra, Thủ tướng cũng nói rằng, việc hợp tác kỹ thuật quân sự Việt - Nga "không dừng lại ở sáu tàu ngầm này, chúng tôi chờ đợi những loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự khác".

Năm 2009, Việt Nam đã ký thỏa thuận trị giá gần 2 tỷ USD mua 6 tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo Project 636 của Nga. Hợp đồng này, ngoài việc đóng các tàu ngầm còn bao gồm huấn luyện thủy thủ Việt Nam, cũng như cung cấp các thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.

Tàu ngầm điện-diesel project 636 Varshavyanka, NATO định danh là Kilo, thuộc thế hệ tàu ngầm thứ ba. Ưu thế quan trọng nhất của Kilo 636, theo các chuyên gia, là có tiềm năng hiện đại hóa lớn, cho phép tích hợp vũ khí tối tân giúp mở rộng đáng kể khu vực tấn công mục tiêu.

Ngoài những vũ khí hiện đại, những tàu ngầm Kilo 636 đóng cho Hải quân Việt Nam lần đầu tiên được thiết lập các hệ thống mới nhất đảm bảo hoạt động sống của thủy thủ đoàn và các hệ thống máy tính tối tân.

Chiều dài của tàu ngầm Kilo 636 là 73,8m, chiều rộng 9,9m, lượng giãn nước 2350 mét khối, lặn sâu 300m, bề mặt sàn 6,2m, tốc độ từ 17 đến 20 hải lý/giờ, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.

Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla.

Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1
05:48:15 18/11/2024
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
17:42:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú
16:03:42 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

20:10:43 18/11/2024
Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, dù các nhà máy điện hạt nhân không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nhiều trạm biến áp đã chịu thiệt hại nặng nề.

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

19:53:19 18/11/2024
Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật đang hoạt động tại khu quân sự Parchin ở miền nam Iran, theo Axios dẫn lời giới chức Mỹ và Israel.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người đơn thân ở Hàn Quốc phải làm thêm

17:46:28 18/11/2024
Cuộc khảo sát này, được thực hiện trực tuyến đối với 2.000 hộ gia đình đơn thân, trong độ tuổi từ 25 đến 59, cư trú tại thủ đô và vùng thủ đô Seoul hoặc các thành phố lớn khác ở Hàn Quốc.

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền

17:23:15 18/11/2024
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon

16:20:54 18/11/2024
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.

Nhật Bản, Peru nhất trí đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu

16:19:00 18/11/2024
Peru là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất đồng, trong khi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với kim loại công nghiệp quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.