Bài học “nóng” thời biến đổi khí hậu
Là vùng đất trũng, phèn rộng 470 ngàn ha thuộc: An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ, Tứ giác Long Xuyên (TGLX) được các chuyên gia phương Tây đánh giá là vùng “đất chết”. Thế nhưng chỉ sau 20 năm, nơi đây đã trở thành vựa lúa lớn của cả nước. Thành công này là bài học “ nóng” cho cuộc chiến với những thách thức mới từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cơ giới hóa trên đồng đất TGLX.
“Xé rào” vỡ hoang
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhớ lại: “Đến năm 1988 vùng TGLX vẫn còn phèn nặng, đời sống nông dân ở “cái nôi” của hai cuộc kháng chiến lại vô cùng khó khăn”. Trăn trở này đã thôi thúc Đảng bộ An Giang “xé rào” khai hoang, phục hóa TGLX với nhiều chủ trương táo bạo, như: Chính sách giao ruộng đất và giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho hộ nông dân, triển khai chương trình khuyến nông, khuyến công đầu tiên trên cả nước… Đặc biệt là chính sách “nhường cơm xẻ áo” cho người có ý chí có khát vọng, đã thu hút nhiều người tiến công vào chinh phục vùng “đất chết”.
Ông Nguyễn Văn Hơn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, “kiến trúc sư” của công trình này nhớ lại: “Ai có nhu cầu, tỉnh sẽ cấp cho không 3ha, liền theo đó là đưa thủy lợi, khuyến nông… vào hỗ trợ”. Có nước ngọt, có khoa học… đã tạo cơ hội cho những người dân chân đất phát huy sáng tạo trong khống chế, đẩy lui “giặc phèn”.
Video đang HOT
Thành công này đã mở ra cho trung ương những định hướng tích cực trong hoạch định hàng loạt chính sách cho ĐBSCL trong việc khai hoang, phục hóa, như: Đầu tư hàng loạt công trình hỗ trợ, nhất là lĩnh vực thủy lợi với hệ thống kênh mương nội đồng, đặc biệt là công trình thoát lũ ra biển Tây đã đưa nước cung cấp phù sa và tháo chua rửa phèn tận vùng rốn. Kéo theo đó là chính sách di dân hợp lý cộng với sự nhiệt tình của các nhà khoa học trong việc cơ cấu giống và sự cần cù của người dân sau 10 năm đã đánh thức một vùng “đất chết”.
Từ chỗ chỉ có 600.000 tấn với 400.000ha đất trồng lúa năm 1988 đến năm 2005 sản lượng lúa của vùng TGLX trên 3,45 triệu tấn, đến nay con số này đã lên đến 4,73 triệu tấn, chiếm 61% sản lượng lúa của hai tỉnh An Giang – Kiên Giang và chiếm 20% sản lượng lúa của cả vùng ĐBSCL.
Thách thức mới
“Chinh phục TGLX là sự kiện thần kỳ mang tấm vóc quốc tế”, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH Tân Tạo nhấn mạnh: “Bởi nó thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của những nhà lãnh đạo trong việc giúp sức nông dân vươn lên thành người ổn định an ninh lương thực thế giới”. Và cũng như nhiều nhà khoa học gắn bó với vùng đất này, GS Xuân cho rằng thành công này là bài học “nóng” để tạo ra cú đột phá mới giúp TGLX nói riêng, nông nghiệp nói chung vượt qua những thách thức mới. Nếu không TGLX sẽ “phát triển lùi”.
GS.TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, cho rằng, năng suất lúa ở vùng TGLX đã “chạm nóc”, vì vậy vấn đề quan trọng là tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Tuy nhiên điều này lại vướng trở ngại khi mặt bằng dân trí nơi đây rất thấp. Ngoài ra, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (MDDRC) cho rằng, do phần lớn diện tích có cao trình thấp nên TGLX đang đối mặt với thách thức mới cực kỳ nguy hiểm, đó là nguy cơ biển đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã hiến kế khắc phục tình trạng này, như: Ứng phó với biến đổi khí hậu, chính sách đặc thù về giáo dục, tài chính… nhưng quan trọng nhất là cơ chế để người dân gắn bó máu thịt với ruộng đất. Thạc sĩ Lê Máy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang đề xuất: “Cần xem xét dỡ bỏ mức hạn điền, mạnh dạn giao đất, để người dân toàn tâm, toàn lực sáng tạo trên cánh đồng lớn”. Liệu những nhà lãnh đạo hiện nay có dám “xé rào” để đưa TGLX vượt qua thách thức như thế hệ đi trước cách nay 20 năm?
Theo laodong
Sương mù dày đặc ở Tây Ninh
Từ sáng sớm nay 5.12, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện tình trạng sương mù bao phủ dày đặc.
Đến hơn 7 giờ cùng ngày, sương mù vẫn còn dày đặc trên nhiều tuyến đường.
Một số hình ảnh sương mù tại Tây Ninh được phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận trong sáng nay:
Đường phố tràn ngập sương mù khiến tầm nhìn bị hạn chế
Lúc gần 8 giờ sáng nhưng xe máy vẫn phải bật đèn
Sương phủ dày đặc trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua cầu Bến Sỏi (thuộc H.Châu Thành, Tây Ninh)
Bè nuôi cá trên sông chìm trong màn sương dày đặc
Một góc sông Vàm Cỏ Đông trong sương sớm
Nông dân làm việc trong sương sớm dưới cánh đồng ven sông Vàm Cỏ Đông
Theo TNO
Vùng núi miền Bắc lạnh sâu Rãnh áp thấp gây mưa tác động đến khắp các địa phương trên cả nước một số địa phương vùng núi lạnh 19 độ C, khu vực Hà Nội cũng giảm nhiệt nhẹ và chuyển mưa giông rải rác. Chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hiện rãnh áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới...