Bài học nhức nhối trong phim ngắn ‘Sống thử’
Câu chuyện được truyền tải khéo léo bởi nhóm tác giả sinh viên, để lại khoảng lặng cho những khán giả trẻ.
Chọn đề tài khó khai thác tuy không mới trong cuộc sống, tình yêu của giới trẻ: sống thử, nhóm sinh viên trường Cao đẳng thực hành FPT ( FPT Polytechnic) đã thực hiện một tác phẩm phim ngắn nhằm cảnh tỉnh lối sống buông thả của nhiều bạn trẻ hiện nay. Khéo léo truyền tải đề tài nhạy cảm này với những nhân vật mang mặt nạ bằng hộp giấy, Sống thử là bài học đắt giá cho những ai mải mê theo đuổi tình yêu mà quên trân trọng giá trị của chính bản thân mình.
Quãng thời gian đầu sống thử của cô bạn ngọt ngào và nhẹ nhàng. Ảnh chụp màn hình.
Câu chuyện bắt đầu từ lời kể của một cô bạn sinh viên. Cô bạn 18 tuổi, là niềm tự hào của cả gia đình khi là người đầu tiên trong dòng họ thi đỗ đại học ở Hà Nội. Bước chân vào cuộc sống sinh viên, bạn háo hức với những điều rất mới: trường lớp mới, bạn bè mới, và một “ai đó” cũng hoàn toàn mới. Cô bạn quyết định bắt đầu một cuộc sống mới cho riêng mình và người yêu.
Ngày ngày, cô bạn tận hưởng cảm giác ngọt ngào khi mới yêu, từ lúc thức dậy từ 6h sáng, đón xe buýt đi học cùng bạn trai. Trưa về, cô bạn mãn nguyện với những bữa ăn được nấu từ người bạn trai khéo tay, hay những giờ tự học bài vui vẻ cùng người yêu. Cô bạn thậm chí còn có một chú heo đất được “nuôi” chung với bạn trai mình, với mong ước sau này đủ tiền sẽ khai trương một quán ăn do cô nàng quản lý, và bạn trai là đầu bếp.
Cô bạn sống hạnh phúc bên cạnh người mình yêu, và quên bẵng lời dặn dò trước đó của mẹ. “Chúng tôi cứ sống vô tư mà chẳng quan tâm đến thế giới bên ngoài ra sao, vì cuộc sống của tôi chính là anh ấy”, cô nàng kể.
Rồi người bạn trai trượt dần vào những cuộc vui. Ảnh chụp màn hình.
Video đang HOT
Rồi sau một thời gian sống thử, cô bạn đột ngột nhận ra người yêu đang dần rời xa mình để lao vào những cuộc vui với bè bạn. Cô bạn cảm thấy lẻ loi bên những mâm cơm dọn sẵn, rồi buồn bã khi nhìn bạn trai trở về nhà trong tình trạng say xỉn. Những ngày sau, cô bạn chán nản chứng kiến người yêu mình trực chiến bên laptop với những màn đấu đá trong game online mà quên mất sự hiện diện của bạn gái mình; hay hùa vào những cuộc “sát phạt”. Thậm chí, con heo đất chung của hai người cũng bị đập phá để lấy tiền “nướng” vào những trò vui riêng của người bạn trai.
Rồi cô bạn phát hiện mình có thai. Tệ hơn, chuyện này nhanh chóng bị cả lớp biết khi bạn vô tình đánh rơi những que thử thai giữa lớp. Gọi điện cho người yêu mong một sự che chở, song những gì bạn nhận được chỉ là lời nói lạnh lùng phủ nhận trách nhiệm của mình. Cô bạn càng khủng hoảng hơn khi bị những lời quở trách nặng nề từ chính gia đình mình. Bế tắc, cô bạn bước chân ra giữa một cây cầu, nhấc chân lên lan can với ý định kết thúc cuộc đời mình tại đây…
Cô bạn khủng hoảng khi biết mình bị bỏ rơi bơ vơi với đứa bé trong bụng. Ảnh chụp màn hình.
Chọn một cái kết có hậu cho đoạn phim ngắn, nhóm tác giả muốn truyền tải thông điệp: “Một cánh cửa khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra. Mỗi khi vấp ngã, tự đứng dậy, bạn sẽ thấy những điều tuyệt vời đằng sau cánh cổng vĩnh viễn đóng chặt ấy”.
Với phong cách làm phim giấu khuôn mặt diễn viên được gợi cảm hứng từ anh chàng He Always Smile, vlogger vốn đình đám với những video ý nghĩa về giới trẻ, Sống thử nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo bạn trẻ. Cốt truyện chặt chẽ, mạch lạc, kết thúc gợi mở và đầy tính nhân bản, đoạn phim gợi nên không ít suy nghĩ của nhiều bạn trẻ về xu hướng sống thử, vốn là đề tài đang thu hút sự quan tâm lớn của xã hội.
Cô bạn bước ra cầu và quyết định đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình. Ảnh chụp màn hình.
Quyết định không hé lộ số phận của đứa bé trong bụng nhân vật chính cũng được đánh giá là một cách giải quyết vấn đề ấn tượng của ekip làm phim. “Qua đó, người xem có thể tưởng tưởng ra kết cục của câu chuyện mà mình mong muốn. Và thông điệp chính của nhóm muốn gửi tới những số phận bất hạnh, nếu lỡ có những quyết định sai lầm trong cuộc đời không nên ruồng bỏ nó mà cố gắng đối mặt với sự thật để giải quyết vấn đề”, Hải Nguyễn, một thành viên trong ekip làm phim chia sẻ.
Phim ngắn Sống thử
Theo iOne
Làm truyền hình trên YouTube
Nhiều bạn trẻ trong nước đang có xu hướng trở thành những người làm chủ các chương trình và kênh truyền hình giải trí có chất lượng trên trang mạng YouTube.
Ngoài một số cá nhân đăng tải rải rác những đoạn phim ngắn, clip nhạc hay các sản phẩm thể hiện bản thân, trang mạng YouTube gần đây còn đón nhận sản phẩm nghệ thuật của cả những nhóm sản xuất chương trình truyền hình. Nổi lên trong số này có hai nhóm Damtv và D.I.Y Let's go.
Cách làm việc chuyên nghiệp
Thành lập vào cuối năm 2011, nhóm Damtv gồm 11 thành viên, được phân công rất cụ thể như: Ngọc Lập chịu trách nhiệm viết kịch bản và đạo diễn, Thanh Phương làm hình hiệu, Hồng Tú phụ trách kỹ xảo và phụ đề, Lê Nhân dựng phim... Bắt tay vào thực hiện một clip chương trình, nhóm đề ra tiêu chí: hay, lạ, cường điệu các tình tiết nhằm gây cười nhẹ nhàng cho khán giả, đồng thời chuyển tải được thông điệp đáng giá. Và còn có cả điều răn: "Tuyệt đối không để khán giả có cảm giác họ đã bỏ thời gian ra coi một clip nhảm". Chính vì vậy, nhóm đã không tiếc thời gian và công sức đầu tư chỉn chu cho tất cả các khâu, từ lên ý tưởng, kịch bản, bối cảnh, trang phục, đạo cụ, diễn xuất... đến hậu kỳ.
Còn ê kíp 13 người chính thức và 25 cộng tác viên của nhóm D.I.Y Let's go thì được nhóm trưởng Đỗ Viết Tuấn chia ra làm bốn đội phụ trách bốn ban gồm nội dung, hậu cần, kỹ thuật và truyền thông. Sự tỉnh táo và kỹ lưỡng của nhóm trưởng đóng vai trò quyết định chất lượng các clip dạy làm đồ handmade của D.I.Y Let's go trên YouTube, đó là tiêu chí "ba dễ": Dễ làm, dễ tìm kiếm và dễ hiểu. Sản phẩm của nhóm ra đời là kết quả của nhiều ngày Tuấn và các thành viên tự trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo làm phim ảnh bằng cách lê la làm quen, học hỏi từ các đạo diễn, diễn viên và sinh viên trường sân khấu điện ảnh, thậm chí các bạn còn bỏ công theo đoàn làm phim để học nghề.
Thành công của các nhóm sản xuất chương trình và kênh tivi trên YouTube được ví như "tay không đánh giặc" bằng đam mê và nỗ lực.Trong ảnh: Cảnh trong clip Kính vạn bông của nhóm Damtv.
Sức hút bất ngờ
Dù chỉ mới hoạt động trên dưới một năm nhưng series chương trình truyền hình của hai nhóm Damtv và D.I.Y Let's go thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng YouTube và cả Facebook. Đến nay, cơ bản hai nhóm đã có lượng khán giả riêng và tạo dựng được thương hiệu cho nhóm.
Với nhóm Damtv, cột mốc ấn tượng chính là đoạn clip dài 11 phút Kính vạn bông phản ánh một cách tự nhiên, gần gũi tuổi học trò tinh quái, vui nhộn. Tung lên YouTube đúng ngày tựu trường năm ngoái, Kính vạn bông lập tức gây nên cơn sốt trong giới trẻ. Đến nay clip đã có đến gần 7 triệu lượt người truy cập với vô số lời bình luận khen ngợi bên dưới trang. Thừa thắng xông lên, sau Kính vạn bông, Damtv tiếp tục sản xuất các clip gây hiệu ứng tốt như Nước, Mười Một, Giọng Hát Thiệt.
Không thiên về những sản phẩm thuần giải trí như Damtv, nhóm D.I.Y Let's go mở ra cộng đồng YouTube cả một thế giới lý thú của nghệ thuật thủ công và đồ tự chế. Đều đặn tám số của series chương trình hướng dẫn làm đồ thủ công như làm quà valentine, làm thiệp, làm hoa, thực hiện bộ sưu tập đồ thủ công tí hon... của nhóm được giới trẻ sốt ruột ngóng chờ và hưởng ứng với hàng triệu lượt xem. Ngoài ra, nhóm của Tuấn còn sản xuất các chương trình giới thiệu tin tức, sự kiện, sản phẩm, vật liệu thủ công hoặc gặp gỡ với những nghệ nhân thủ công. Với hơn 30 số đăng tải trên YouTube, nhóm D.I.Y Let's go hiện là tên tuổi tin cậy về nghệ thuật thủ công trong nước.
Lợi nhuận và nhiều cơ hội lớn
Từ trang mạng YouTube ảo, hai nhóm sản xuất chương trình và kênh truyền hình Damtv và D.I.Y Let's go mạnh dạn đưa những sản phẩm nghệ thuật tâm huyết của mình bước vào đời thực. Nhóm D.I.Y mở hội chợ thủ công và tổ chức các lớp học làm đồ thủ công với học phí 50.000-70.000 đồng/buổi học. Mỗi đợt hội chợ, nhóm của Tuấn cũng thu về được 5-10 triệu đồng lợi nhuận. Tiếng vang từ các chương trình truyền hình của nhóm còn đưa nhóm đến với cơ hội hợp tác sản xuất chương trình "Vui sống mỗi ngày" trên kênh truyền hình VTV với mức thù lao 40 triệu đồng/kỳ. Thậm chí mới đây một công ty giải trí đã đề nghị mua tất cả chương trình của D.I.Y.
Nhóm Damtv thì từ chỗ chật vật góp vài chục ngàn đồng mỗi người để thực hiện các clip phim, nay đã có các nhà tài trợ tự tìm đến nhằm giúp nhóm mặc sức sáng tạo. Một số thành viên của nhóm được các công ty quảng cáo "săn" về làm biên kịch, đạo diễn, dựng phim... Vài công ty còn mời nhóm về thực hiện các clip quảng cáo cho họ, clip Sáng trong như ngọc mà nhóm thực hiện cho Essance BB là một ví dụ.
Thành quả đáng kể nhất là sự ra đời của nhóm kịch Damtv diễn tại các quán cà phê. Các tiểu phẩm hài của nhóm như Ép, Lúc lên lá, Ước nguyện đêm giao thừa qua khả năng diễn xuất tự nhiên, hoạt ngôn của các thành viên đã được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt. Đó cũng là nhờ phần lớn thành công của nhóm trên YouTube trước đó, như chia sẻ của thành viên Ngọc Lập: "Từ những clip mà Damtv đã quay tải trên YouTube đã tạo ấn tượng ít nhiều cho khán giả. Vì thế khi nhìn những nhân vật bằng da bằng thịt xuất hiện trên sân khấu, tôi nhận thấy khán giả cảm thấy hứng thú".
Theo Phapluattp
Trào lưu làm phim ngắn 'sến' Gần đây, nhiều bộ phim ngắn của các đạo diễn trẻ nghiệp dư ra đời, mang theo thông điệp ý nghĩa, sâu sắc, có nhiều thể loại như tình cảm, rùng rợn, hài hước nhưng đều có chung mô-típ là tình cảm quá ủy mị. Đầu tiên phải kể đến bộ phim ngắn Chị ơi! Anh yêu em. Đây là bộ phim có...