Bài học làm người
Sẽ là “cha hát con khen”, khi cha tôi chỉ học hết lớp Nhất (nay là lớp 5) mà tôi lại nói ông uyên bác thì uyên bác nỗi gì.
ảnh minh họa
Nhưng, trong lòng chúng tôi – những công dân có trình độ thấp nhất là trung cấp – thì cha mãi vẫn là một người thầy uyên bác.
Từ khi chúng tôi còn là những đứa trẻ tranh nhau phần quà, miếng bánh, cha đã dạy chúng tôi “đói cho sạch/rách cho thơm”, dù thiếu thốn, đói khổ cũng không được ăn cắp, nói dối. Mỗi khi cha phát hiện đứa nào phạm hai lỗi trên, dù chỉ là lấy của anh em mình cây bút chì, viên phấn bảng, hoặc ăn vụng phần ăn của chị em mình nhưng nói dối là chuột ăn, gà mổ thì cha đều phạt rất nặng.
Khi chúng tôi vào cấp II, cha lại dạy chị em tôi sự sẻ chia và trách nhiệm với gia đình. Gần nhà tôi có một khu nhà xưởng bỏ dở rộng đến hàng chục hecta. Đứa nào đi học buổi sáng thì buổi chiều phải theo cha mẹ đi đào đá, nhặt sắt vụn ở khu nhà xưởng đó. Con gái cũng như con trai, không phân biệt. Đứa không đi thì ở nhà nấu cơm, giặt giũ, trông em nhỏ. Khi các thành viên về nhà thì bảo đảm ngày đó đã kiếm được ít sắt vụn và đá bán được ít tiền, đủ đi chợ cho cả nhà. Công việc đào đá, nhặt sắt vụn kéo dài hàng tháng trời, nặng nhọc và vất vả hơn cả nghề thợ hồ của cha và buôn gánh bán bưng của mẹ. Mãi sau này chúng tôi mới hiểu, thời điểm đó cha “thất nghiệp”, mẹ không muốn chồng vất vả một mình nên chia sẻ cùng chồng “đày ải” mấy đứa con như thế.
Chúng tôi lên cấp III rồi có việc làm ổn định, vài đứa bắt đầu có chỗ đứng trong xã hội thì bất chợt cha tôi bị hầu tòa vì quỵt nợ của Nhà nước năm triệu đồng từ Quỹ vay tín chấp dành cho nông dân. Niềm tin về cha sụp đổ, lại mất mặt với anh em đồng nghiệp, nhất là làng xóm, những người nông dân vốn chân chất thật thà, nên chúng tôi giận cha lắm. Trốn trong nhà thì thôi, thò đầu ra khỏi nhà là cha bị người ta chỉ trỏ: “Thằng cha X. coi vậy mà ăn quỵt!”; “Rồi ở tù cho xem!”; “Bày đặt nuôi con ăn học cho dữ, ai dè giật tiền của người ta nuôi tụi nó chứ giỏi giang gì”! Tinh thần cha tôi xuống dốc rõ rệt. Giọng nói sang sảng ngày nào giờ khàn đặc nhỏ xíu, dù vẫn khăng khăng là mình không ăn cắp. Tôi hỏi rõ nguyên nhân… Hóa ra, để chị em tôi được trọn đường ăn học, ngoài việc vắt kiệt mồ hôi và sức lực, cha tôi còn phải thế chấp giấy đỏ ở ngân hàng, vay Quỹ tín chấp dành cho nông dân và vài khoản vay lãi ngắn, lãi dài khác nữa. “Giật gấu vá vai” gần chục năm, cuối cùng chị em tôi cũng học hành xong. Nông dân nên cha thật thà lắm, lâu nay vì ông tổ trưởng tổ vay vốn đến nhà thu tiền lãi nên sau này có tiền, cha gửi luôn ông “trả giùm Nhà nước”. Nhưng, đồng tiền làm mờ mắt, ông tổ trưởng nhận nhưng không mang trả cho Quỹ tín chấp mà “mượn lại”, sổ sách, giấy tờ thì vẫn mang tên người vay nợ là cha tôi. Bẵng đi hai năm, vừa có thông báo đòi nợ của ngân hàng, vừa có “trát” mời hầu tòa vì “nợ quá hạn” khiến cha tôi suy sụp. Giấy tờ đâu để chứng minh mình đã trả rồi? Ông tổ trưởng tổ vay vốn thì khăng khăng phủ nhận là chưa nhận một đồng nào của cha tôi.
Vài người bạn nhiệt tình đã giúp cha tôi hoàn tất một lá đơn gửi đến tòa soạn một tờ báo để trình bày sự việc. Khi báo chí phanh phui, hóa ra sự thật là ông giám đốc Quỹ tín chấp đó cũng “ăn rơ” với ông tổ trưởng tổ vay vốn. Ghê gớm hơn, trường hợp của cha tôi không phải là duy nhất. Nhà báo bảo cha tôi đứng tên viết tiếp một lá đơn tập thể để “dẹp ghế” vị giám đốc đó, dù ông ta đã chịu trả lại tất cả các khoản tiền đã “ăn gian” nông dân, nhưng cha bảo: “Thôi, người ta có khi cũng vì miếng cơm manh áo của vợ con mà phải làm như vậy. Giờ mọi việc đã sáng tỏ, tiền mình được trả lại, tiếng mình được trong sạch, như thế là đủ rồi. Đừng dồn người ta tới đường cùng, thất đức lắm!”.
Video đang HOT
Không biết lúc đó mấy chị em tôi xúc động trước lòng bao dung của cha mà khóc hay vì “tức” cha quá hiền. Nhưng chị em tôi thật sự vui sướng vì hiểu cha mình là người nhân hậu. Giờ tuổi cha đã gần 70, vẫn kiểu ăn nói bỗ bã của nông dân, cách ăn mặc xuề xòa của một thời nghèo khó, vẫn cần mẫn với nghề thợ hồ ngày có, ngày không để mỗi tháng góp quỹ cùng bạn hữu vài trăm ngàn đồng dành giúp đỡ những người nghèo khó, cơ nhỡ trong ấp, xã. Các con biếu ít tiền để cha cà phê, cà pháo… cha đều lẳng lặng cất đi, nói “Để dành giúp người khốn khó chứ cả đời ăn uống biết bao nhiêu rồi. Cha có tuổi vầy mà không đau bệnh, luôn vui vẻ yêu đời là đã được quá nhiều phúc của trời rồi!”.
Mỗi câu, mỗi từ của cha đều mang đến cho chị em tôi một bài học làm người sâu sắc.
Theo VNE
Tự sự của vợ hư
Vợ ngoan luôn nghĩ phụ nữ dành thời gian chăm chút cho bản thân chỉ là người ích kỷ, là vợ hư. Nhưng mình nghĩ, người phụ nữ biết cách yêu mình thì mới biết cách yêu chồng, biết lo cho mình mới là người biết làm cho gia đình gia đình mình hạnh phúc.
Phụ nữ biết thu xếp thời gian chăm sóc cho bản thân, biết làm hài lòng cảm xúc của bản thân thì họ mới có đủ năng lượng và yêu thương dành cho gia đình lẫn người xung quanh.
Mình thường xuyên đi spa làm đẹp, thi thoảng trích một khoản để đầu tư quần áo, mỹ phẩm. Có dịp mình vẫn bỏ chồng con ở nhà đi du lịch một mình. Cuối tuần có khi "vứt" chồng ở nhà, 2 mẹ con dắt nhau đi café với đám bạn.
Có hôm còn gửi hết chồng con sang nội, mình đi karaoke hát hò xả stress. Mình vui, mình hạnh phúc và tự dưng mình đối với chồng cũng ngọt ngào hơn rất nhiều. Thế là mình thành vợ hư trong mắt vợ ngoan.
Vợ ngoan là phải 24/24 quay cuồng quanh chồng, con thì mới yên tâm mình là một phụ nữ tốt. Khi họ quên chồng đi một lúc để vui chơi cho bản thân mình thì cảm thấy tội lỗi, để chồng con ở nhà một ngày tự chăm nhau để bản thân đi du lịch cùng công ty cũng áy náy không yên.
Họ để chồng đói một bữa là nóng ruột như thể để con nhỏ của mình đói vậy, để con ở nhà ngoại/nội một hôm là đã sốt xình xịch. Trong khi ấy biết rõ, ông bà chăm cháu nào có kém gì mẹ cháu.
Có thể đám đông sẽ tung hô người phụ nữ hy sinh thời gian, nhan sắc và những khát khao của bản thân để vì gia đình. Nhưng sâu trong lòng họ, họ có được hạnh phúc không?
Nếu vợ ngoan nói, hạnh phúc của họ là chồng con thì thật phũ phàng thay. Đàn ông ấy mà, họ không nghĩ giống phụ nữ chúng ta đâu. Đừng hy vọng mình hy sinh, chăm chút cho họ, còn mình thì như mẹ bổi, béo ú, lôi thôi lếch thếch và lấy cớ là hy sinh vì chồng vì con mà họ biết ơn mình, yêu thương và chung thủy với mình. Họ thậm chí còn ngượng và không muốn đi đâu với mình ấy. Thế cho nên, cứ đầu tư giữ gìn nhan sắc và mặc đẹp vào để họ còn hãnh diện về mình.
Đàn ông nào chẳng thích ở bên một cô nàng luôn luôn tươi mới, sảng khoái, luôn biết làm cho mình xinh đẹp, cuốn hút hơn một người vợ chăm chỉ, mải mê gia đình con cái, ăn chả dám ăn, mặc chả dám mặc, không dám rời con lấy một ngày để có khoảng thời gian riêng bên chồng, thường xuyên trưng bộ mặt nhàu nhĩ, làu bàu, cáu kỉnh, đay nghiến chồng. Chính vì thế ngoại tình, cặp bồ mới trở thành bệnh nan y và người thứ 3 mới nhiều như nấm mọc sau mưa.
Phụ nữ biết thu xếp thời gian chăm sóc cho bản thân, biết làm hài lòng cảm xúc của bản thân thì họ mới có đủ năng lượng và yêu thương dành cho gia đình lẫn người xung quanh (Ảnh minh họa).
Vợ ngoan nói mình thuê người giúp việc là hoang phí và lười biếng vì vợ chồng mình mới có một bé, chưa vất vả đến mức để phải thuê ôsin. Thế là mình thành vợ hư.
Nhưng vợ ngoan đâu có biết, đàn ông họ chỉ cần nhà luôn sạch thơm, bữa đến có cơm ngon. Sáng ra có quần áo là lượt thẳng thơm đi làm chứ mấy khi cần làm rõ ai là người làm những điều ấy, vợ cũng được mà người giúp việc cũng chẳng sao.
Vì thế mình đã bớt những việc đó ra khỏi danh sách những việc cần làm hằng ngày mà thay vào đó là: thắt cà-vạt cho chồng mỗi sáng, hôn tạm biệt chồng trước khi đi làm, mát-xa cho chồng trước khi đi ngủ, tìm hiểu thêm để làm mới "chuyện ấy", nói những lời ngọt ngào mát lành vào tai chồng, thi thoảng mua đôi vé xem phim rủ rê chồng trốn con đi Mega một chuyến. Cuối tuần tự tay vào bếp đãi chồng con một bữa ra trò. Khi mình không còn quay cuồng với quần áo bẩn, nhà bừa bộn, cơm nước dầu mỡ, mình sẽ có thời gian làm những việc đem lại niềm vui cho chồng con và chính bản thân mình.
Vợ ngoan bảo mình vô tâm, chẳng biết lo lắng cho chồng. Khi chồng đi nhậu về muộn, mình không sốt ruột, không gọi nhí nhéo, còn tót đi café với bạn hoặc dắt con đi siêu thị chơi rồi về ngủ sớm mà chẳng thao thức đợi chồng.
Tối nào chồng không về ăn cơm, 2 mẹ con mình vẫn vui như Tết, làm hết món nọ món kia và cùng nhau thưởng thức, đâu cần phải có chồng mới bõ công bày vẽ. Vì mình đang huấn luyện cho cảm xúc của mình không còn bị phụ thuộc vào những hành động, thái độ của chồng nữa!
Cơ quan chồng đi du lịch, mình gửi con ở nhà nội để 2 vợ chồng có không gian riêng. Mình cười nói phơi phới cả chuyến đi, thức dậy và bơi lội mỗi sáng với chồng, chơi bóng ở bãi cát với chồng. Đêm cổ vũ bóng đá với chồng, lúc rỗi rãi thì ngồi xem chồng chơi tá lả, bình luận chỉ chỏ loạn xạ cả lên, ngồi ăn thì gắp thức ăn và chăm sóc cho chồng rất kỹ.
Chồng rất hạnh phúc, yêu và tự hào về vợ, lúc nào cũng quấn quýt bên vợ. Nhưng vợ ngoan đi cùng đoàn thì bảo mình hư, mình không nghĩ đến con nên mới để con ở nhà, mình không ý tứ gì hết khi đã là gái có chồng.
Chả ai muốn mình phải bỏ vợ, bỏ chồng, nhưng nếu không may chuyện xảy ra thì mình cũng không sốc lắm đâu, vì mình nghĩ vợ hay chồng, suy cho cũng là người dưng, về ở với nhau vì tình vì nghĩa.
Đâu phải chia tay là mình sẽ chết, mình không thể có ai khác, mình không thể nuôi dạy con nên người. Xã hội thì còn nhiều định kiến nhưng mình đã nghĩ thoáng như vậy đấy, cho nhẹ lòng. Khi lòng thanh thản ta suy xét và làm mọi việc cũng nhẹ nhàng, thoải mái, không kì vọng cao để không thất vọng nhiều. Với quan điểm đó, mình bị đánh giá là vợ hư, không trao hết tâm gan, tim ruột cho chồng.
Phương châm của mình là yêu bản thân và cố gắng cân đối cuộc sống, cả về chồng, con, công việc, để cho chính mình được vui vẻ là điều trước tiên, rồi mới tới làm người khác vui vẻ. Cuối cùng, người đàn ông của mình phải muốn ở bên mình chứ không phải là bị bắt buộc. Và, chồng phải tìm cách giữ vợ chứ không phải vợ chỉ chăm chăm đi giữ chồng!
Theo VNE
Bỏ vợ lấy cave: Quả đắng khó thể "nuốt" Ruồng rẫy người vợ đã đầu gối tay ấp, chia ngọt sẻ bùi hàng chục năm trời để "rước" người tình trẻ đẹp về làm vợ với hy vọng sẽ có một cuộc sống thăng hoa, nhưng ông Hiển đã sớm phải ôm quả đắng. Ông Hiển vốn xuất thân từ một làng quê nghèo ở miền Trung ra Hà Nội học đại...