Bài học không cũ để tránh lừa đảo qua “chạy việc”
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xuất hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến một số giáo viên, giảng viên công tác tại các trường học.
Dù thủ đoạn không mới, song các đối tượng đã lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của nhiều người để giăng bẫy lừa nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.
Những ngày trung tuần tháng 3, nhiều sinh viên và phụ huynh ở Huế bị “sốc” trước thông tin giảng viên Hoàng Thị Nhiên (39 tuổi, trú tại chung cư Vincoland, phường Xuân Phú, TP Huế), công tác tại Trường Cao đẳng (CĐ) Sư phạm Huế, bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Là giảng viên trình độ Thạc sĩ với tương lai rộng mở, thay vì nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, giảng dạy đào tạo sinh viên theo học tại trường thì Nhiên nghĩ ra mọi cách làm sao kiếm được thật nhiều tiền phục vụ cho mục đích tiêu xài cá nhân. Để thực hiện điều này, Nhiên thường khoe khoang với các sinh viên và nhiều người khác về mối quan hệ với lãnh đạo các cấp ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau đó cam kết xin được việc làm cho nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường.
Trong đơn thư gửi đến Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế tố cáo hành vi lừa đảo của Nhiên, bà T. ở TP Huế cho biết: “Sau khi biết con tôi tốt nghiệp ra trường nhưng chưa xin được việc làm, Nhiên gặp gỡ và hứa hẹn chuyện xin việc cho con tôi. Thấy Nhiên là nữ giảng viên có trình độ, có quan hệ nên tôi tin tưởng và không mảy may nghi ngờ. Lợi dụng lòng tin của gia đình tôi, Nhiên chủ động đề cập việc nộp 120 triệu đồng làm phí “chạy việc”.
Dù hoàn cảnh khá khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng vay mượn khắp nơi để có đủ tiền giao cho Nhiên xin việc làm cho con. Thế nhưng, nhiều tháng trôi qua sau khi nhận được tiền, khi gọi điện hỏi về việc làm thì Nhiên tắt máy và cố tình trốn tránh. Nghi ngờ nên tôi đã tìm hiểu thì được biết đây là trò lừa đảo của nữ giảng viên này”. Ngoài trường hợp của bà T., Nhiên còn làm quen và lợi dụng lòng tin của nhiều phụ huynh khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đọc lệnh bắt giữ Nguyễn Xuân Hợp về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, xác định, Nhiên đã lừa đảo 6 gia đình để “chạy việc”, chiếm đoạt gần 723 triệu đồng tiêu xài cá nhân. Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nhiên, đồng thời tiếp tục nhận đơn tố cáo của các bị hại để điều tra xử lý đối tượng theo quy định pháp luật.
Một trường hợp khác là Nguyễn Xuân Hợp (34 tuổi, trú số 3/1/28 đường Nguyễn Đình Xướng, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy) cũng lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của nhiều người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian công tác, giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), Hợp vay mượn tiền của nhiều giáo viên; thậm chí còn nhờ một số giáo viên đứng tên ngân hàng để vay tiền với tổng số hơn 800 triệu đồng. Nhận được phản ánh của các giáo viên, Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy cùng cơ quan chức năng đã làm rõ sự việc, qua đó kỷ luật thôi việc đối với Hợp.
Qua điều tra, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế còn làm rõ, từ tháng 5-2018, Hợp nhận gần 900 triệu đồng của nhiều người để “chạy việc”, nhưng thực tế không xin được việc cho bất cứ ai. Trong đó, không ít nạn nhân ở cùng địa phương với Hợp, bị Hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất…
Video đang HOT
Thượng tá Đoàn Minh Hải, Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, ngoài vụ án Hoàng Thị Nhiên và Nguyễn Xuân Hợp đã khởi tố, hiện đơn vị đang tiếp tục phối hợp với Công an các địa phương để điều tra, xử lý những đối tượng có liên quan đến các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khác.
“Trong quá trình tìm kiếm việc làm, người dân, nhất là các sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường có nhu cầu xin việc cần hết sức cảnh giác với các chiêu trò nhận tiền chạy việc của những đối tượng lừa đảo. Mặt khác, người xin việc có thể đến trực tiếp các cơ quan có nhu cầu tuyển dụng để nộp hồ sơ; hoặc đăng ký tại Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh để được tư vấn về việc làm hoặc tham gia các phiên giao dịch việc làm, nhằm tránh bị các đối tượng lợi dụng lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền”, Thượng tá Hải khuyến cáo.
Anh Khoa
Theo and.com.vn
Xét xử vụ án lừa bán Dự án không phép, chiếm đoạt gần 300 tỷ đồng
Tin vào lời giới thiệu Dự án Khu nhà ở cao cấp Viet- Inc (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý, giải phóng mặt bằng, 158 người đã ký 176 hợp đồng mua 178 lô đất tại dự án và nộp hơn 280 tỷ đồng.
Khi mọi việc vỡ lở, 88 khách hàng đưa đơn tố cáo chủ đầu tư Dự án Viet-Inc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Hôm nay (ngày 28/3/2019), TAND TP. Hà Nội sẽ đưa ra xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TST. Hai bị cáo gồm Phạm Mạnh Cường (SN 1952, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) nguyên Giám đốc Công ty TST và Nguyễn Thị Minh Thương (SN 1964, trú tại Đống Đa, Hà Nội). Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 28/3 đến ngày 30/3/2019.
Bán nhà trên giấy, chiếm đoạt 280 tỷ đồng
Theo cáo trạng, Dự án Khu nhà ở cao cấp Viet-Inc tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội), chủ đầu tư ban đầu là Công ty CP Đầu tư tài chính và bất động sản Việt Nam (Viet-Inc). Dự án có tổng diện tích hơn 100.000 m2 với 34.000 m2 đất ở bao gồm biệt thự và nhà ở hỗn hợp cao 35 tầng, còn lại là đất trục đường Lê Trọng Tấn, đất quy hoạch dự kiến trả cho địa phương, trường học, cây xanh, đất giao thông nội bộ...
Khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, Dự án phải dừng triển khai để rà soát lại quy hoạch, khớp nối thống nhất với quy hoạch chung của Hà Nội. Dù dự án bị dừng nhưng chủ đầu tư vẫn có giao dịch hợp tác với các doanh nghiệp khác. Cụ thể, năm 2009, Công ty Viet-Inc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Hải để xây dựng dự án này. Theo đó, Công ty Hưng Hải trả cho Công ty Viet-Inc 57 tỷ đồng để được hưởng 90% quyền thực hiện Dự án, Công ty Viet-Inc còn sở hữu 10%.
Bị cáo Phạm Mạnh Cường tại tòa
Năm 2010, Nguyễn Thị Minh Thương, nhân viên Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TST, có biết đến Công ty Hưng Hải và Dự án Viet-Inc nên đã giới thiệu cho Phạm Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TST mua lại 90% quyền sở hữu Dự án của Công ty Hưng Hải.
Hai bên thỏa thuận, Công ty TST trả 295 tỷ đồng cho Công ty Hưng Hải. Tiếp đó, Công ty TST đã thành lập Ban Quản lý dự án và giao cho Nguyễn Thị Minh Thương làm Trưởng ban, toàn quyền thực hiện Dự án.
Tổng cộng có 158 người đã ký 176 hợp đồng mua 178 lô đất và nộp hơn 280 tỷ đồng. Có 248 tỷ đồng đã được sử dụng để trả cho Công ty Hưng Hải (trả tiền mua 90% quyền sở hữu dự án).
Quá trình thực hiện công việc, Nguyễn Thị Minh Phương đã lập báo cáo và phân tích tính khả thi của Dự án và đưa ra đề xuất thay đổi quy hoạch, chủ yếu là đất liền kề để thu được nhiều tiền hơn, khoảng 405 tỷ đồng so với quy hoạch ban đầu.
Bị cáo Phạm Mạnh Cường đã đồng ý với phương án mà Nguyễn Thị Minh Thương đưa ra, thuê vẽ bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 gồm 5 lô đất liền kề, 1 lô đất nhà vườn, ngoài ra là nhà ở hỗn hợp cao tầng... để đưa ra bán qua các sàn bất động sản.
Khi giao dịch với các sàn bất động sản và người mua, Thương giới thiệu Dự án đã đền bù giải phóng mặt bằng, đang san lấp, dự án này là Dự án Khu đô thị Đại học Vân Canh mở rộng...
Cùng thời gian này, Công ty TST đang hợp tác xây dựng Dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Tổng cục V (Bộ Công an) nên nhiều người tin tưởng nộp tiền mua đất.
Tiền của các khách hàng vào túi ai?
Tại cơ quan điều tra, các nạn nhân mua nhà cho biết, trong năm 2010 - 2011, thông qua Sàn bất động sản Tú Minh và Hương Đất, hoặc trực tiếp đến Công ty TST gặp Phạm Mạnh Cường (Giám đốc Công ty TST) và Nguyễn Thị Minh Thương (Phó giám đốc Công ty TST) họ đều được giới thiệu, Dự án Khu nhà ở cao cấp Vân Canh do TST làm chủ đầu tư đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt, đang giải phóng mặt bằng và cho xem bản đồ phân lô đất nhà liền kề, với số lô cụ thể, diện tích từ 80 m2 trở lên, giá từ 37-39 triệu đồng/m2, phí môi giới từ 2,5-4,5 triệu đồng/m2.
Các bị hại "hoang mang" vì vụ án kéo dài nhiều năm
Tổng cộng có 158 người đã ký 176 hợp đồng mua 178 lô đất và nộp hơn 280 tỷ đồng. Có 248 tỷ đồng đã được sử dụng để trả cho Công ty Hưng Hải (trả tiền mua 90% quyền sở hữu dự án).
Quá trình mua bán, khách hàng phải nộp tiền chênh, có giấy biên nhận của sàn giao dịch bất động sản. Khi đến Công ty ký hợp đồng chính thức, bị cáo Thương thu lại giấy biên nhận tiền chênh. Khách hàng đóng 50% giá trị hợp đồng không kể tiền chênh, sau 1 năm trả nốt 50% và nhận đất. Khách hàng phải trả từ 20 - 80 triệu đồng tiền chênh cho các sàn giao dịch bất động sản.
Cơ quan điều tra xác định, Dự án Viet-Inc chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, chưa giải phóng mặt bằng. Công ty TST không phải chủ đầu tư, không được phép huy động vốn và trong quy hoạch dự án không có nhà liền kề.
Đến nay mới chỉ có 88 cá nhân ký hợp đồng với Công ty TST đến trình báo tại cơ quan công an. Số tiền thiệt hại của 88 người này là 162 tỷ đồng, trong đó Phạm Mạnh Cường đã trả được 21,9 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt là 162 tỷ đồng.
Liên quan số tiền khách hàng đã nộp cho Công ty TST, sau đó Công ty TST sử dụng để trả cho Công ty Hưng Hải, ông Mai Thạch Kim, Giám đốc Công ty Hưng Hải không đồng ý trả lại vì cho rằng hợp đồng giữa Công ty Hưng Hải và Công ty TST là hợp đồng chuyển nhượng quyền hợp tác, không phải mua bán dự án, không trái pháp luật, Công ty TST huy động vốn trái phép, Công ty Hưng Hải không thể biết.
Trong cáo trạng cũng thể hiện, việc xác định những sai phạm liên quan đến Công ty Hưng Hải chưa được làm rõ. Liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng này sẽ được làm rõ ở dự án khác.
Tại phiên tòa mở ngày 11/3, rất đông khách hàng, là những bị hại đã đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên Tòa để triệu tập thêm các đối tượng liên quan là Công ty Hưng Hải (đơn vị bán Dự án cho Cty TST) và các công ty môi giới. Các bị hại đều có đề nghị HĐXX triệu tập thêm những đối tượng liên quan để làm rõ dòng tiền của Dự án. Bởi theo các nạn nhân, khi làm rõ được dòng tiền đang ở đâu thì mới thu hồi lại được để trả lại cho bị hại.
Hà Nhân
Theo baovephapluat
Bắt 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng từ thẻ tín dụng Bước đầu, công an xác định từ khoảng năm cuối năm 2018 tới nay, nhóm đối tượng đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt thẻ tín dụng của khách hàng mở tại một ngân hàng có trụ sở ở quận 4, TPHCM, lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng. Nguồn tin riêng của PV Báo SGGP cho hay, hiện Công an TPHCM đang...