Bài học hiếu thảo từ vị giáo sư: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”
Khi còn học đại học, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà Giáo sư liên hoan…
Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, Giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”.
Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nươc, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén đi nhé…”
Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…
Bình thường ông là một Giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?
Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…
Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.
Video đang HOT
Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”
Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.
Sau khi Giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói:
“Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy có ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.
Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.
Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng …
Con cái …
…mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ.
Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được…
Theo Guu
Đàn ông rửa chén, chuyện có gì phải ầm ĩ?
Có trong mơ anh cũng không nghĩ mình lấy vợ rồi ngày ngày phải đứng rửa chén sau bữa ăn như thế này. Điều đó rất khó cam tâm nhưng sự thật nó đã diễn ra như thế.
ảnh minh họa
Trong cơn say hay là mượn rượu để say, anh đã trút hết nỗi tủi nhục đó với mọi người ngồi cùng, trong đó có cả... em vợ anh. Đương nhiên, mọi vấn đề giữa hai vợ chồng hay trong gia đình đều phải nghe hai chiều.
Cả hai vợ chồng đều đi làm bằng giờ nhau. Vợ vẫn cực hơn vì còn phải vun vén nhà cửa, nấu nướng và lo cho con cái. Chồng thì ngủ dậy mỗi việc thay đồ đến chỗ làm, ăn uống tự túc. Đến tối về nhà đã có cơm canh vợ nấu, anh mỗi việc phụ vợ rửa chén vậy mà phàn nàn ầm trời.
Mọi người bảo sao anh không từ chối hẳn, chứ làm rồi ấm ức thì có nghĩa gì. Chưa kể bất cứ nỗi ấm ức nào nó cũng như loại ung nhọt trong người, để lâu không tốt, thế nào rồi cũng "tức nước vỡ bờ". Mà những chuyện như vậy không nói ra ai mà biết. Biết đâu vợ anh lại rất hài lòng về ông chồng thầm lặng phụ giúp vợ san sẻ việc nhà, vợ rất biết ơn điều đó.
Đàn ông vào bếp là một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người.
Anh bảo anh không nói chỉ vì vợ thu nhập cao hơn. Chỉ vì điều đó mà anh mất hẳn vai trò người đàn ông trong nhà. Mà vai trò người đàn ông với anh là hình ảnh chồng đi làm về, ăn uống xong chỉ mỗi việc gác chân lên... bàn xem ti vi, hay chơi game hoặc giải trí gì đó. Trong quan niệm của anh, lấy vợ về là như vậy. Đó là lý do anh ấm ức mà không nói lên lời.
Đành rằng đồng tiền luôn có sức mạnh của nó nhưng giữa vợ chồng, nếu đã phân tích rạch ròi như thế thì chẳng còn tình cảm. Anh mà còn yêu thương vợ, xót xa cho vợ cực khổ, muốn vợ nghỉ tay chút xíu thì đã lăn xả vào làm nhiều hơn như thế, chứ không đợi vợ giao việc mới làm cho xong nghĩa vụ, rồi còn trách móc ấm ức tại sao phải làm như thế.
Tình thương giữa con người hoá giải nhiều thứ, làm cho mọi thứ nhẹ đi. Tình thương đó không chỉ riêng ở vợ chồng mà bất cứ mối quan hệ nào cũng vậy. Có tình thương họ mới biết nghĩ cho nhau, mới biết quên bản thân một cách vô điều kiện. Một khi đã không có tình thương, mọi thứ trở nên khó khăn và tính toán chi ly, dẫn đến mối quan hệ không thể đi đường dài được.
Anh lại than thở về cái việc phải rửa chén mỗi buổi tối, và người nghe hình dung ra mối quan hệ của họ đã đến thời rạn nứt...
Theo Một Thế Giới
Vợ không chịu về quê báo hiếu cùng chồng Tôi 31 tuổi, quê ở miền Trung, lên sinh sống và làm việc tại Tây Nguyên, đã kết hôn 5 năm. Vợ chồng tôi sống hòa thuận, có 2 con. Gia đình vợ tôi có mẹ vợ, một anh trai có tật và một anh trai khác đã lập gia đình, ra ở riêng gần đó. Về phía tôi thì có mẹ ở...