Bài học giải quyết xung đột biển Đông

Theo dõi VGT trên

Phán quyết của tòa án quốc tế lâu nay đã đem lại những hiệu lực gì cho các vụ việc xung đột hàng hải có liên quan tới Trung Quốc? GĐ Viện Luật Mỹ – Châu Á thuộc ĐH New York (Mỹ) vừa có bài viết phân tích câu chuyện này.

Bài viết nói về sự trợ giúp của thể chế pháp lý quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông, đăng tải trên Diplomat. Mời quý độc giả tham khảo.

Hiệu quả của việc kiện ra quốc tế

Cuối năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản là ông Koichiro Gemba, đã cho xuất bản một bài bình luận trên tờ International Herald Tribune thách thức Trung Quốc sát hạch các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng cách xúc tiến vụ kiện chống Nhật Bản tại Tòa án quốc tế.

Ông Gemba nhấn mạnh, Nhật Bản đã bày tỏ niềm tin lớn hơn vào luật pháp quốc tế so với Trung Quốc hay Mỹ, bằng cách chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Quốc tế. Điều này cam kết Nhật Bản sẽ chấp nhận sự phân xử của Tòa án Quốc tế đối với bất kỳ khiếu nại nào chống lại họ, của một quốc gia khác cũng công nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Quốc tế.

Ông Gemba đặt ra câu hỏi, nếu Trung Quốc tự tin về luận cứ pháp lý của nước này về Senkaku/ Điếu Ngư, tại sao Trung Quốc không khởi kiện Nhật Bản lên Tòa án Quốc tế?

Tuyên bố của ông Gemba dường như hứa hẹn một bước tiến quan trọng hướng tới cái mà các bạn bè ngoại giao của tôi coi như những đề xuất “không thực tế” và “vô ích”. Nhật Bản, tất nhiên trước đó từng tìm cách đưa Hàn Quốc tới Tòa Công lý quốc tế vì tranh chấp lâu nay của họ đối với những khối đá được gọi là Dokdo/Takeshima, nhưng Hàn Quốc là nước đang chiếm giữ lãnh thổ tranh chấp, tỏ ra không quan tâm và không có trách nhiệm pháp lý phải chấp nhận việc phân xử.

Điểm thú vị trong bài bình luận của ông Gemba là, Nhật Bản bất chấp thực tế là nước đang chiếm giữ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đã đồng ý được đưa đến Tòa án Công lý Quốc tế.

Bài học giải quyết xung đột biển Đông - Hình 1

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Bài bình luận của ông cũng đã cung cấp tia hy vọng rằng các quốc gia quanh Trung Quốc có thể nhìn thấy tác dụng của việc đưa vấn đề ra tòa án pháp lý quốc tế.

Nhiều diễn tiến tích cực đã xuất hiện sau đó.

Vào tháng 1/2013, Philippines thông báo, họ đang bắt đầu nhờ trọng tài phân xử chống lại Trung Quốc theo hệ thống giải quyết tranh chấp của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) về vấn đề Biển Đông, liên quan đến việc diễn giải của UNCLOS.

Không giống như tuyên bố của ông Gemba, vốn nhiều nhất chỉ là một thách thức ngoại giao không chính thức, hành động của Philippines là một thách thức pháp lý chính thức đối với Trung Quốc. Nó hoài nghi sự diễn dịch của Trung Quốc về các quyền của Bắc Kinh theo UNCLOS, bao gồm cả mối quan hệ của UNCLOS với “đường 9 đoạn” khét tiếng mở rộng nhưng mơ hồ của Trung Quốc. Nhờ hành động táo bạo của Philippines, ý tưởng các nước láng giềng của Trung Quốc có thể bảo vệ mình bằng cách áp dụng luật pháp quốc tế trước một tòa án quốc tế không thiên vị đã trở thành hiện thực!

Video đang HOT

Tôi đã thất vọng, nhưng không ngạc nhiên, về sự khước từ của Trung Quốc đối với việc công nhận thách thức của sự phân xử theo UNCLOS. Các bị đơn trong các vụ phân xử UNCLOS trước đây đã xuất hiện trước tòa quốc tế trong một nỗ lực nhằm bác bỏ vụ kiện chống lại họ, kể cả bằng tuyên bố rằng tòa án thiếu thẩm quyền.

Trung Quốc, đáng buồn thay, đã quyết định là quan tòa trong vụ việc của họ và từ chối trả lời các khiếu kiện của Philippines.

May mắn là các quy định của UNCLOS đã dự đoán khả năng này và cho phép tiếp tục hoàn thành quá trình phân xử của trọng tài ngay cả trong trường hợp vắng mặt bị đơn. Nếu tòa án quyết định họ có thẩm quyền đối với bất kỳ vấn đề nào được đệ trình, Philippines đã chứng minh được vụ việc có liên quan đến các vấn đề như vậy, Trung Quốc sau đó sẽ phải quyết định xem liệu có nên tôn trọng phán quyết của tòa án hay chịu sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Trong trường hợp tòa án công nhận đủ thẩm quyền, hứa hẹn làm rõ một số quy định quan trọng của UNCLOS ví dụ như các tuyên bố lịch sử, có thể được UNCLOS chấp nhận ở mức độ nào? Và những gì làm nên một cuộc sát hạch pháp lý đúng đắn theo Điều 121 của UNCLOS đối với việc phân biệt giữa một “hòn đảo”, vốn mang đến một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, với “khối đá” vốn chỉ đơn thuần gắn với một vùng lãnh hải?

Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy không chỉ tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc và Philippines mà còn giúp nhiều quốc gia khác, ở châu Á và những nơi khác, đang đau đầu với vấn đề tương tự.

Sáng kiến của Philippines dấy lên hi vọng cho các nước đang gặp rắc rối với cách hành xử thô bạo của Trung Quốc, rằng sẽ có hành động pháp lý tương tự. Nhật Bản là một ứng viên rõ ràng.

Thay vì chỉ dựa vào nền tảng quốc phòng ấn tượng của nó, hiệp ước an ninh với Mỹ và khả năng viện nhờ đến các lệnh trừng phạt kinh tế cũng như những biện pháp khác để đẩy lùi các tuyên bố của Trung Quốc, chính phủ của ông Abe vẫn giữ lựa chọn thực hiện nước cờ của ông Gemba, không chỉ liên quan đến các rắc rối với Trung Quốc mà còn cả các vấn đề Trung-Nhật theo UNCLOS ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông.

Mỹ sẽ tham gia công ước?

Điều thú vị là vào tháng 4/ 2013, tác giả bài viết đã được các chuyên gia của Bộ Ngoại giao Nhật Bản tiết lộ rằng, trái với những gì một số quan sát viên châu Á của Mỹ vẫn tin, tuyên bố của ông Gemba không chỉ là sáng kiến của riêng cá nhân ông. Nó không đơn thuần chỉ là cử chỉ quan hệ công chúng của một chính trị gia sắp mãn nhiệm.

Họ quả quyết đây là một đề xuất chính thức đã được xem xét cẩn thận, được các chuyên gia luật trong bộ của ông Gemba soạn thảo theo yêu cầu của ông. Điều này khiến đề nghị của ông Gemba có tầm quan trọng lớn hơn nhiều.

Gần đây, khi được hỏi về vị thế của bài bình luận của ông Gemba, một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản nhấn mạnh, Chính phủ Abe chưa bao giờ bác bỏ quan điểm của ông Gemba. Ông lập luận, điều này có nghĩa là, nó đóng vai trò như chính sách chính thức của chính phủ Nhật Bản. Tại một cuộc gặp công khai tiếp theo của Hội Nhật Bản tại New York, Cựu Ngoại trưởng Nhật Yoriko Kawaguchi đã trả lời một câu hỏi với giọng điệu tương tự.

Ngoài đề xuất Nhật và Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề lãnh thổ trước Tòa án Công lý quốc tế, Nhật còn có một lựa chọn khác ở Hoa Đông liên quan đến Trung Quốc. Nước này có thể tìm kiếm một phán quyết của tòa án UNCLOS về nhiều câu hỏi quan trọng về luật biển, liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Chẳng hạn như theo Điều 121.3 của UNCLOS, các điểm trong tranh cãi nên được coi là “khối đá” chỉ hình thành một vùng lãnh hải phạm vi 12 hải lý hay là “quần đảo” tạo nên một vùng EEZ 200 hải lý dặm và thềm lục địa. Phán quyết đây chỉ đơn thuần là “khối đá” sẽ làm giảm đáng kể tầm quan trọng về kinh tế và thậm chí cả ý nghĩa chính trị của khu vực này đối với bên sở hữu chúng. Đây sẽ là một đóng góp được hoan nghênh đối với quá trình giải quyết.

Nhật Bản cũng có một lựa chọn ở Biển Đông ngoài lựa chọn ở Đông Á. Bất chấp thực tế Nhật Bản không giáp Biển Đông, nước này có một mối quan tâm lớn đến việc bảo vệ tự do hàng hải trong vùng nước này, vốn thiết yếu đối với hoạt động thương mại và an ninh của Nhật Bản, và việc tối đa hóa tiếp cận của Nhật đến các nguồn kinh tế trong khu vực.

Việc vẽ ra “đường chín đoạn” của TQ, bất kể phạm vi chính xác tới mức nào, cũng sẽ mở rộng đáng kể khu vực là vùng EEZ. Và Trung Quốc như được minh họa bằng các cuộc đụng độ với tàu và máy bay do thám Mỹ, đang tuyên bố quyền hạn rộng hơn đối với vùng EEZ của họ. Nhật Bản nên xem xét xúc tiến việc nhờ trọng tài phân xử theo UNCLOS đối với “đường chín đoạn” của Trung Quốc như Philippines đang làm.

Mỹ tất nhiên có lý do để phản đối “đường chín đoạn” vì nước này cũng quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông và việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế trong khu vực. Không may, vì vẫn chưa tham gia ký kết UNCLOS, Mỹ bị loại trừ khỏi việc hưởng lợi từ hệ thống giải quyết tranh chấp UNCLOS, ngay cả khi Tổng thống Mỹ Obama gần đây đã nói với Tổng thống Philippines Aquino rằng Mỹ “ủng hộ quyết định của ông trong việc theo đuổi phân xử bằng trọng tài quốc tế liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông”.

Chắc chắn, Mỹ có thể bắt đầu kiện Trung Quốc về điều này trước Tòa Công lý quốc tế, nhưng Trung Quốc không bị bắt buộc chấp nhận phán quyết của tòa án này đối với bất kỳ vụ việc nào, và chính nước Mỹ cũng có hồ sơ không mấy hoàn hảo về việc tuân thủ quyết định của Tòa án Quốc tế.

UNCLOS, không giống như Tòa án Công lý Quốc tế, cung cấp một khả năng thực tế hơn nhưng vẫn còn thiếu chắc chắn về một phán quyết mang tính ràng buộc chống Trung Quốc, nước vẫn quyết tâm kháng cự sự phân xử của trọng tài thuộc bên thứ ba.

Những đụng độ lóe lên gần đây về nơi đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa sẽ cung cấp cho Mỹ đủ động lực chính trị trong nước để thúc đẩy Thượng viện “tư vấn và đồng thuận” giúp Mỹ tham gia UNCLOS.

Tác giả Jerome A. Cohen là Giáo sư, Giám đốc Viện Luật Mỹ – châu Á thuộc Trường Luật, Đại học New York (Mỹ) và ủy viên hỗ trợ cấp cao về châu Á tại tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại.

Kì 2: Khi Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế

Theo Vietnamnet

Scarborough với Việt Nam? Trung Quốc đừng tưởng bở!

Quen ăn từ "nước cờ Scarborough" đã sử dụng với Philippines, Trung Quốc muốn áp tiếp cho Việt Nam khi đưa giàn khoan trái phép cùng đội tàu hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam. Bước đầu Trung Quốc đã phải nếm trái đắng.

Cuộc "đụng độ" tại bãi cạn Scarborough với Philippines và hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam (VN) khi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN hiện nay đều có cùng điểm tương đồng về chiến lược hành động, khi Trung Quốc (TQ) đều sử dụng các biện pháp phi quân sự trên biển nhằm thực hiện mưu đồ áp đặt chủ quyền.

Chiêu bài dân sự để chiếm hữu thực tế

Trong trường hợp bãi cạn Scarborough vào năm 2012, khi hải quân Philippines chuẩn bị bắt giữ một số tàu cá của TQ đang hoạt động trái phép quanh khu vực bãi cạn nhưng hai tàu hải giám TQ đã nhanh chóng di chuyển đến khu vực tranh chấp để ngăn chặn hải quân Philippines tiến hành bắt giữ ngư dân TQ. Mặc dù các tàu cá này đã được an toàn rời khỏi khu vực bãi cạn, song cả hai chính phủ TQ và Philippines đều tỏ ra cứng rắn.

Bế tắc giữa TQ và Philipines về bãi cạn Scarborough đã được giải quyết khi Bắc Kinh và Manila đã đạt được thỏa thuận rút tất cả tàu của chính phủ hai nước ở khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, sau khi Philippines rút thì tàu TQ đã nuốt lời mình, quay trở lại và duy trì sự hiện diện thường trực ở vùng biển xung quanh bãi cạn này kể từ đó. Thông tin cho hay TQ còn dùng dây thừng chăng ở lối ra vào duy nhất, nhằm ngăn các tàu đán.h cá khác vào khu vực bãi cạn này. Thời tiết mưa bão ở biển Đông khiến tàu Philippines không thể đến khu vực bãi cạn Scarborough được. Cuối cùng chỉ trong một vài tháng, TQ đã kiểm soát bãi cạn này và những vùng biển xung quanh, bằng cách thay đổi hiện trạng tạo ra những lợi thế cho mình.

Scarborough với Việt Nam? Trung Quốc đừng tưởng bở! - Hình 1

Trung Quốc sẽ hứng chịu thất bại cho sai lầm của mình nếu mưu đồ áp Scarborough với Việt Nam. Trong ảnh: Bãi cạn Scarborough - tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Ảnh: INTERNET

Có thể thấy rõ công cụ dân sự Scarborough được TQ sử dụng thuần thục phục vụ cho mưu đồ xâm chiếm biển Đông của TQ. Đó chính là việc chiếm hữu thực tế tại các vùng biển xung quanh đảo. TQ đã lợi dụng cái cớ lực lượng hải quân Philippines uy hiế.p tàu cá TQ để tiến hành hoạt động gọi là bảo vệ ngư dân của nước này, từ đó tiếp tục điều thêm các tàu hải giám cùng các tàu cá khác hoạt động tại khu vực có tranh chấp với Philippines. Cuối cùng lợi dụng việc Philippines rút khỏi khu vực, TQ đã ồ ạt mang công cụ tàu phi quân sự vào khu vực bãi cạn để nắm quyền kiểm soát.

Muốn có Scarborough thứ hai ư?

Trong trường hợp giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN theo luật pháp quốc tế, TQ cũng đã tính toán rất kỹ lưỡng. TQ đã điều đến trăm tàu phi quân sự các loại bao quanh khu vực giàn khoan. Khi lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam tiến hành hoạt động tuyên truyền, kêu gọi TQ rút giàn khoan thì phía TQ liên tục gây sức ép bằng việc tấ.n côn.g bằng vòi rồng, đâ.m húc, không cho các tàu thực thi pháp luật của VN tiến gần đến vị trí của giàn khoan. Song song với các động thái trong hai lĩnh vực nghề cá và dầu khí, TQ sẽ tăng cường những sự kiểm soát quân sự núp bóng dân sự khác trên biển nhằm xâm chiếm một vùng biển rộng lớn tối đa.

Xét một cách cụ thể trong trường hợp giàn khoan Hải Dương 981 về kinh tế, chưa có cơ sở chứng minh khu vực TQ hạ đặt giàn khoan có trữ lượng hydrocarbon, dầu khí lớn. Vì thế, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 với chi phí xây dựng khoảng 1 tỉ USD và chi phí vận hành lớn rõ ràng không phải là một dự án nhiều tiềm năng. Từ đây có thể thấy rằng TQ sử dụng giàn khoan là nhằm khẳng định và thực thi quyền tài phán đối với các vùng nước mà TQ tuyên bố và tự cho là có chủ quyền tại biển Đông.

Nhìn vào hai trường hợp của VN và Philippines có thể nhận thấy rõ những bước đi được toan tính một cách tỉ mỉ của TQ nhằm độc chiếm biển Đông: Tạo nên một thế cù cưa trong một thời gian dài, qua đó hình thành một tiề.n lệ cho những lần đặt giàn khoan thứ hai hay thứ ba trong khoảng thời gian ngắn hơn và cuối cùng huy động các loại tàu phi quân sự bố trận tạo ưu thế chênh lệnh, mưu đồ biến tất cả thành một "sự đã rồi" nhằm xâm lấn, áp quyền tài phán và khai thác.

Hành động gây hấn, chèn ép trên biển Đông giữa TQ sử dụng với Phillipines hay VN đã cho thấy rõ những chiến lược "tằm ăn dâu" được chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị từ trước. Ngày trước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói: "Nếu quân ngoại xâm tiến chậm như tằm ăn dâu thì khó chế ngự". Có thể thấy rằng TQ đang cố tình biến vùng biển Hoàng Sa và Scarborough thành của mình theo cách này, từ đó vận dụng chiến thuật này để tiến hành cuộc Nam tiến trên biển, đưa tàu thuyền bán quân sự và giàn khoan vào kiểm soát, khảo sát và khai thác tại các vùng ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam, các vùng biển lân cận của Philippines với hải quân khổng lồ của họ luôn núp phía sau.

Đâu có dễ vậy

Qua những diễn biến căng thẳng trên biển Đông hơn một tháng qua, có thể nhận thấy rằng TQ đang sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 như một phép thử nhằm đán.h giá đúng hơn phản ứng của các nước liên quan - đặc biệt là VN, tương tự như Philippines trong sự kiện bãi cạn Scarborough - và rộng hơn là phản ứng của các cường quốc. Tuy nhiên, không phải phép thử nào cũng diễn ra "thuận lợi" như Scarborough.

Mưu đồ của TQ đối với sự kiện giàn khoan trái phép đặt trong vùng biển VN lần này đã vấp phải sự lên tiếng mạnh mẽ hơn nhiều từ Nhật, Mỹ, ASEAN. Diễn biến vụ việc Hải Dương 981 khiến Nhật thêm lo ngại, trong bối cảnh Nhật và TQ đang có tranh chấp về chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và TQ thường xuyên đưa tàu tuần tra tới thách thức quyền quản lý trên thực tế với quần đảo này. Thủ tướng Shinzo Abe tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế Tương lai châu Á lần thứ 20 diễn ra tại Tokyo đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng trong khu vực gây ra bởi hành động đơn phương của TQ.

Cùng đó, trong cuộc điều trần ngày 20-5 của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, các nghị sĩ Mỹ cho rằng các hành động của TQ gây căng thẳng ở biển Đông là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước trong khu vực. Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Obama tại Trường quân sự West Point; cũng như các phát ngôn cứng rắn từ Phó Tổng thống Joe Biden đến Ngoại trưởng John Kerry và mới đây là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc TQ có các hành động gây mất ổn định ở biển Đông tại Đối thoại Shangri-La... đã cho thấy Mỹ cũng đã có động thái bảo vệ quyền lợi của mình tại khu vực Mỹ ưu tiên tự do hàng hải cao độ.

Về phía ASEAN, các quốc gia thuộc khu vực này mà mở đầu là Singapore đã lên tiếng kêu gọi TQ kiềm chế và thành công hơn nữa là các nước ASEAN với 10 thành viên đã lần đầu ra được tuyên bố chung về biển Đông tại Myamar. Các tuyên bố chung về biển Đông của G7, cùng nhiều nước đang tập trung vào dàn khoan trái phép của TQ.

Qua đó cho thấy rằng TQ đang gặp bất lợi do vấp phải sự phản đối của quốc tế, đồng thời thiệt hại về tài chính do chi phí quá cao của Hải Dương 981. Trong khi đó, VN đã rất thành công trong việc thể hiện hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế cùng một chính sách nhất quán, xuyên suốt tại châu Á-Thái Bình Dương. Các cường quốc như Mỹ, Nhật đều có lợi ích trực tiếp cũng như gián tiếp tại biển Đông do đó không dễ dàng nhượng bộ TQ.

TQ đã bước đầu thất bại với phép thử lần này đối với VN. Cùng với các bất ổn nội tại trong nước, vụ việc lần này đã giáng một đòn đau vào tham vọng của chính quyền TQ tại biển Đông, buộc nước này phải xem xét lại chính sách của mình.

Hai phép thử dù cùng một mục đích nhưng đã không mang lại cùng một kết quả cho TQ. "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông", TQ phải nhớ lấy cho điều này!

Theo Pháp Luật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư
07:06:22 04/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024

Tin đang nóng

Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
Xôn xao ảnh ngôi mộ chú cún mang họ Nguyễn, 7 triệu người tràn vào tranh luận
18:22:09 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024

Tin mới nhất

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới

Sao châu á

23:47:23 05/10/2024
Ngôi sao phim Tiếu ngạo giang hồ Lý Long Cơ cho biết, ông vẫn quyết đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để tặng hết tài sản cho cô và tính chuyện kết hôn.

Cận cảnh cơ ngơi đầy hàng hiệu của hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Sao việt

23:33:14 05/10/2024
Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014 và Miss Universe Vietnam 2024 , Nguyễn Cao Kỳ Duyên gây ấn tượng với khối tài sản gồm căn hộ cao cấp, hàng hiệu và xe sang.

Nhan sắc gâ.y số.c của mỹ nam bị đòi giải nghệ vì gầy trơ xương

Hậu trường phim

23:01:08 05/10/2024
Nhiều người nhận xét La Vân Hi đã tăng cân nên gương mặt đầy đặn hơn hẳn, trạng thái tinh thần khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.