Bài học Đình Trọng
Một cách hết sức âm thầm, trung vệ của đội tuyển Việt Nam và CLB Hà Nội đã bay vào TP.HCM để thực hiện phẫu thuật gối và chắc chắn sẽ không thể trở lại sân cỏ cho đến hết năm nay. Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 năm qua và lần thứ 3 trong vòng 2 năm, trung vệ Đình Trọng phải lên bàn mổ.
Trung vệ Đình Trọng. (Ảnh: Vietnam )
Không dùng Đình Trọng ở SEA Games 30 nhưng vì áp lực của kỳ tích á quân 2 năm trước, HLV Park Hang-seo phải bổ sung anh cho chiến dịch vòng chung kết U.23 châu Á 2020 ngay sau đó. 5 ngày trước giải tại Thái Lan, Đình Trọng còn phải đi chụp MRI. Dù hết sức thận trọng nhưng sau khi hỏi ý kiến bác sĩ Choi Ju-young, ở trận đầu tiên gặp U.23 UAE, HLV Park đã tung trung vệ số 1 của mình vào sân ở phút 58 (thay Tấn Sinh). Đến trận gặp Jordan, Đình Trọng vào sân sớm hơn (phút 36 thay Thanh Thịnh) và ở trận cuối cùng quyết định trước Triều Tiên thì chơi ngay từ đầu cho đến khi nhận chiếc thẻ đỏ ở phút 90 5… vì kiệt sức.
Video đang HOT
Kết quả chấn thương đứt dây chằng chéo trước và sụn gối được mổ tại Singapore 6 tháng trước chưa bình phục 100% lại tái phát. Hẳn HLV Park và “thần y” Choi phải ân hận lắm lắm. Nhưng đây là bài học cho cả CLB Hà Nội, lẽ ra cần mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ cầu thủ của mình trước đội tuyển và cho chính Đình Trọng, vì tương lai sự nghiệp phải biết từ chối.
Trò cưng thầy Park và cú sốc sau ánh hào quang
Đình Trọng vừa phải phẫu thuật sụn chêm và ít nhất nghỉ hết năm 2020 để hồi phục. Chuyện gì đang xảy ra với trung vệ xuất sắc này?
Trung vệ Đình Trọng chắc chắn phải nghỉ ít nhất tới hết năm 2020
Thông tin trung vệ Đình Trọng phải phẫu thuật sụn chêm đầu gối trái khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng. Cầu thủ Hà Nội đã nghỉ thi đấu từ đầu năm và dự kiến tiếp tục phải nghỉ ít nhất tới hết năm 2020.
Đáng nói hơn, việc viêm sụn chêm xuất phát từ việc anh trở lại sớm sau khi phẫu thuật chữa trị chấn thương đứt dây chằng gặp phải từ năm 2019. Nhiều ý kiến chỉ trích HLV Park Hang-seo vì sử dụng Đình Trọng tại VCK U23 châu Á 2020. Chỉ trích trên phần nào có lý bởi bản thân ông Park cũng không tự tin với thể trạng của học trò.
Nhưng vấn đề không hoàn toàn nằm ở quyết định của thầy Park. Nhìn xa hơn, bộ phận y tế ở đội tuyển và CLB chưa có sự liên kết cần thiết. Điều này rất quan trọng bởi khi khác phương pháp, phương tiện thì quan điểm cũng sẽ khác nhau.
HLV Park để Trọng "ỉn" ra sân đương nhiên đã có sự gật đầu của các bác sĩ, chuyên gia y tế ở đội tuyển. Nhưng cùng thời điểm đó, HLV Chu Đình Nghiêm đã cảnh báo, nếu học trò của mình thi đấu có thể để lại hậu quả khó lường.
Vậy tại sao CLB Hà Nội không từ chối để cầu thủ tập trung khi chưa đủ sức khỏe? Hay trao đổi cụ thể và đưa ra lời cảnh báo trực tiếp với ông Park và cộng sự? Nhìn từ quá khứ, rất hiếm trường hợp CLB có tiếng nói về việc này. Thế mới có chuyện nhiều cái tên chấn thương vẫn xách hành lý lên tuyển rồi lại xách vali về.
Hào quang từ đội tuyển, nhất là đội tuyển đang trên đà thành công có thể giúp CLB hưởng lợi, cầu thủ hưởng lợi. Sau VCK U23 châu Á 2018, hàng loạt cầu thủ "lên đời", sở hữu hàng tỉ đồng tiền thưởng, những hợp đồng quảng cáo béo bở.
Sức hút với các CLB sở hữu những "người hùng Thường Châu" tăng lên đáng kể, tiêu biểu như Hà Nội FC. Từ chỗ chỉ có lèo tèo khán giả, sân Hàng Đẫy luôn trong tình trạng cháy vé trong những trận cầu hot.
Đương nhiên, cái giá phải trả để đánh đổi lại ánh hào quang không hề nhỏ. Giá như không vội vã tái xuất, Đình Trọng có lẽ không mất nhiều thời gian điều trị như vậy. Trong câu chuyện này, hơn ai hết, cầu thủ cũng cần tự chịu trách nhiệm với bản thân.
Trong một phát biểu cách đây không lâu, Duy Mạnh nói đại ý rằng, chỉ cần HLV gọi tên, cảm thấy đá được, mọi cầu thủ sẽ không nề hà ra sân. Tinh thần chiến đấu như vậy rất đáng khen, nhưng nó chưa cho thấy sự chuyên nghiệp.
Tại các quốc gia có nền bóng đá phát triển, cầu thủ luôn có ý thức bảo vệ đôi chân, kiên quyết không thi đấu nếu thể trạng chưa đạt ngưỡng cho phép. Còn với bóng đá Việt Nam, cầu thủ sẵn sàng ra sân, bất chấp hậu quả phải gánh chịu.
Vì sao Đình Trọng phải lên bàn mổ 2 lần trong vòng 1 năm? Cuối tháng 6/2019, Đình Trọng phẫu thuật chấn thương đứt dây chằng chéo trước ở Singapore. Tháng 3/2020, anh phải quay lại Singapore tái khám. Tháng 8/2020, Đình Trọng mổ lại sụn ở đầu gối... Như vậy là chỉ hơn 1 năm, Đình Trọng có tới 3 lần phải kiểm tra vấn đề xung quanh cái đầu gối trái của mình. Thực tế...