Bài học dạy con mẹ đã phải đánh đổi cả cuộc đời
Có thể sẽ chẳng bao giờ tôi hiểu, vì sao mẹ có thể chờ cha quay trở về bên gia đình sau bao sóng gió và bất hạnh. Nhưng điều quan trọng nhất là mẹ đã đem lại cho chúng tôi một đức tin và sự hy sinh của người vợ, người mẹ.
Tôi có lẽ cũng là đứa trẻ may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác, bởi được sinh ra trong vòng tay yêu thương của đấng sinh thành, là đứa con được kết tinh từ tình yêu đẹp như truyện cổ tích của bố mẹ.
Ngày ấy, mẹ là cô giáo dạy tiểu học ở quê với bao ước mơ của tuổi trẻ. Mẹ không xinh nhưng đôi mắt biết cười, đôi má hồng của thiếu nữ hai mươi và sự dịu dàng, đằm thắm khiến bao người đàn ông làng trên, xóm dưới mê mệt. Mẹ vẫn giữ trọn lòng mình cho đến ngày cha tôi xuất hiện. Cha là kỹ sư cầu đường, về địa phương làm công trình ngay tại làng của mẹ. Ở cha toát lên sự chững trạc, điềm đạm và tin tưởng. Thế rồi cũng từ những ánh mắt trao cho nhau đến câu bông đùa mỗi khi cô giáo trẻ đi qua nơi công trường của anh kỹ sư đa tình đến những câu trò chuyện ngắn ngủi mà hai người đem lòng yêu nhau khi nào cũng không hay. Mẹ đem tất cả sự tinh khiết, trắng trong của người con gái gửi trọn cho cha không một toan tính, điều này làm cho tình yêu của họ càng mặn mà, đẹp đẽ hơn. Khi công trình hoàn thành, người kỹ sư cũng phải ra đi với lời hẹn ước quay về cưới người con gái mình yêu. Chia tay cha trong nhớ nhung, hờn tủi nhưng cũng tràn đầy tin yêu, hy vọng nhất là khi mẹ biết mình đã mang trong người giọt máu thiêng liêng của 1 tình yêu đáng trân trọng. Và họ đã nên duyên khi cha giữ lời hứa quay về cưới mẹ.
Quê chồng cách xa hàng nghìn cây số nên sau khi cưới mẹ tôi phải nghỉ công việc dạy học cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ niềm đam mê của mình để cùng ở nhà trồng rau, nuôi lợn với mẹ chồng. Cha tôi thì vẫn mải miết với những công trình, những chuyến công tác xa nhà, xa vợ. May mắn với mẹ là những lúc nhớ quê, nhớ chồng luôn có mẹ chồng là người gần gũi và rất tâm lý nên cũng an ủi mẹ rất nhiều.
Mẹ tôi cũng đã có thời gian thực sự hạnh phúc bên người mình yêu thương (Ảnh minh họa)
Ngày mẹ sinh tôi, cha đã vui mừng rơi nước mắt nâng niu hai mẹ con như điều quan trọng nhất cuộc đời. Nhưng sau đó cha lại trở về với công việc của mình khiến mẹ hụt hẫng vô cùng. Vì cha là con một nên chẳng bao lâu sau khi sinh tôi, mẹ lại mang bầu nữa. Cha đặt hy vọng lớn lần này sẽ là con trai nhưng đứa em gái tôi ra đời đồng nghĩa với việc cha quay lưng đi để mặc mẹ đau đớn, tủi hờn. Sau khi sinh xong, mẹ tôi vừa phải một mình gánh vác công việc gia đình, vừa chăm con, chăm mẹ chồng già và chịu sự xa lánh của người chồng đã từng yêu thương mẹ hết mực. Với mẹ, cha đã thay đổi hoàn toàn thành một con người khác. Từ việc yêu chiều, chăm sóc cha quay sang hắt hủi, mắng nhiếc mẹ bởi cái tội không biết đẻ con trai. Thời gian cha ở nhà càng ngày càng ít đi nhưng không phải vì công việc mà vì bận với những cuộc nhậu thâu đêm, suốt sáng, những cơn say bài bạc, lô đề rồi quay trở về hành hạ mẹ với những trận đòn tàn nhẫn và độc ác. Tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng đủ lớn để cảm nhận được nỗi đau ẩn sau thân thể và tinh thần của mẹ lớn lao như thế nào. Không chỉ riêng mình vợ mình mà với những đứa con bé bỏng, tội nghiệp cha cũng không ngừng đay nghiến, hắt hủi và thẳng tay đánh khi không vừa lòng. Bao nhiêu lần chứng kiến cảnh mẹ mình ngất đi với loang lổ vết máu bởi những trận đòn, sự hành hạ của người cha là mỗi lần tôi cảm thấy căm hận vô cùng người cha đó. Vậy mà, mẹ vẫn câm lặng, nín nhịn, vẫn lam lũ lo cho con, cho mẹ chồng sau khi tỉnh lại với nỗi đau. Từ ngày sa vào các tệ nạn, cha tôi còn bỏ bê công việc, chỉ biết chơi bời và hưởng lạc, còn nhớ bao nhiêu lần con nợ tìm đến nhà đòi tiền thì chính mẹ phải chạy vạy khắp nơi vay tiền trả nợ cho chồng. Ấy vậy mà những trận đòn của người chồng cạn tình, cạn nghĩa vẫn không ngừng giáng xuống đầu người vợ tội nghiệp ấy.
Không dừng lại ở đó, cha tôi còn ngang nhiên cặp với một ả cave trong vùng và công khai tình tứ trước mặt mẹ con tôi. Cha lại tăng thêm những trận đòn cho ba mẹ con sau mỗi lần đi với tình nhân về. Hơn thế, sau hôm trở về cùng người tình, cả cha và ả ta còn xông vào đánh đấm mẹ con tôi, đuổi ba mẹ con ra khỏi nhà. Bà nội thương mẹ tôi vô cùng nhưng cũng không thể khiến được con trai mình: “Nếu mày đuổi ba mẹ con nó thì cũng đuổi luôn tao đi, không có vợ mày thì tao đã chết lâu rồi”. Rồi cha tôi thét lên với người sinh ra mình: “Bà đi luôn với chúng nó đi, một lũ vô dụng”.
Video đang HOT
Thế rồi, bốn mẹ con bà cháu dắt nhau đi ở tạm trong một căn nhà hoang trong xóm dưới sự thiếu thốn đủ bề. Mẹ lại làm thuê, chạy hàng để nuôi chúng tôi. Những tưởng đuổi chúng tôi đi rồi là xong, nhưng cha tôi vẫn thường xuyên qua chửi bới, đánh đập mẹ và đòi tiền để đi ăn chơi. Mẹ vẫn nín nhịn chấp nhận mọi thứ. Bà nội tôi đã bảo mẹ tôi hãy viết đơn để ly dị người chồng cạn nghĩa đó để rũ bỏ gánh nặng cho mình, nhưng đến bà cũng không hiểu sao mẹ tôi vẫn xin lắc đầu để căm chịu số phận mình, mẹ vẫn hy vọng và tin tưởng một ngày khi cha mệt mỏi với những trò tiêu khiển bên ngoài sẽ quay trở về bên mẹ. Thấm thoát, tôi và đứa em gái lớn lên trong sự bao bọc của mẹ, chứng kiến những tủi nhục đeo bám cuộc đời mẹ và cảm thấy căm ghét người cha đã lãng quên cốt nhục của mình.
Những gì mẹ tôi đã hy sinh là quá nhiều để cho một bài học ngày bước lên xe hoa (Ảnh minh họa)
Cha tôi vẫn không thể có con chứ không nói đến việc có con trai vì ả cave không thể sinh con, rồi họ cũng chia tay khi cha tôi không đủ tiền cho ả ăn chơi nữa. Đến lúc này thì cha tôi cũng đã ân hận sau những tháng ngày hoan lạc triền miên với rượu chè, bài bạc. Mẹ tôi lại dang rộng tay đón ba trở về không một lời oán trách. Tất nhiên, cha tôi đã hiểu ra mọi chuyện và cố gắng bù đắp cho mẹ con tôi rất nhiều dù những điều đó không làm nguôi đi trong tôi những nỗi đau và ký ức dài của tuổi thơ ngập chìm trong nước mắt. Nhưng tôi thấy mẹ đã cười, nụ cười hạnh phúc với cha như chưa từng có những nỗi đau.
Khoác lên mình bộ váy cưới trong ngày trọng đại của đời mình, tôi cũng thấy bối rối, lo sợ trước những khó khăn và thử thách ở phía trước bởi những ám ảnh của tuổi thơ. Nhưng mẹ đã nắm chặt tay tôi, đôi bàn tay chai sần vì vất vả lo toan, đôi bàn tay đầy sẹo hiện hữu của những nỗi đau và dạy con gái của mẹ rằng: “Khi đã lựa chọn bến đỗ cho mình thì hãy vững bước và giữ chặt nó con nhé! Yêu một người đàn ông đã khó, giữ người đó còn khó hơn và phải biết chịu đựng, hy sinh để có hạnh phúc là điều quan trọng nhất”.
Tôi hiểu hạnh phúc mẹ đang có to lớn và đáng quý biết bao nhiêu nhưng điều quan trọng mẹ đã dạy cho tôi cách để thủy chung, đợi chờ và nắm giữ hạnh phúc gia đình của mình.
Theo Blogtamsu
Vợ đi xuất khẩu lao động, chồng ở nhà mang hết tiền cho gái
Lệ xông đến trước mặt tốn chồng, g vào mặt hắn một cú đấm trời giáng với tất cả những căm tức, tủi nhục suốt mười mấy năm làm vợ, khiến gã này ngã chổng vó.
Lấy chồng từ năm 18 tuổi đến nay, Lệ chưa bao giờ hết khổ. Lệ vốn đã nghèo, vô duyên vô phước thế nào lại múc phải một ông chồng còn nghèo hơn. Lúc yêu thì toàn thấy cái hay cái đẹp, lúc lấy nhau rồi, Lệ mới biết chồng mình là chúa chổm làng Khoai. Nhưng đinh đã đóng vào cột, bột đã gột nên hồ, ngô đã xay ra cám, gạo tám đã nấu thành cơm, Lệ quyết thay đổi tình thế.
Chồng Lệ vốn "con nhà lính tính nhà quan" động làm là kêu mệt nhưng cái mồm chỉ thích ăn ngon, cái thân chỉ thích mặc đẹp cho nên chị làm bao nhiêu cũng không đủ cung phụng. Lúc nào người ta cũng thấy chị làm hùng hục như trâu mà nhà vẫn cứ nghèo. Mới 28 tuổi mà nhìn Lệ tàn tạ như tranh biếm họa.
Nhiều lúc buồn, Lệ lại nghĩ về ngày xưa. Tuy không được học hành nhiều nhưng chị cũng là cô gái ưa nhìn lại hay lam hay làm nên không ít người thương thầm trộm nhớ. Cũng tại cái duyên cái số nên Lệ mới trót lao đầu vào lấy một ông chúa chổm. Ngoài khuôn mặt sáng láng ra, chồng Lệ không được tang trạng gì ngoài việc ăn hại vợ con.
Nhìn đứa con 5 tuổi vừa ngủ vừa gãi sồn sột, Lệ không biết mình phải làm gì để đứa bé lớn lên được ăn học đến nơi đến chốn. Đêm nào Lệ cũng nằm thao thức đến gần sáng nghĩ cách thoát nghèo. Cuối cùng, chị quyết định chỉ có đi xuất khẩu lao động mới mong đổi đời.
Lệ đã nhẫn nhịn quá nhiều rồi
Thấy thằng em trai của cô bạn cùng làng mới đi xuất khẩu bên Hàn có một năm mà đã có tiền gửi về cho bố mẹ xây nhà, Lệ thích lắm. Nhưng con cái còn nhỏ mà trước khi đi phải nộp cho người ta những mấy mưới triệu, Lệ biết đào đâu ra. Biết là khó nhưng Lệ vẫn quyết tâm đi bằng được. Vừa hay trên huyện có chương trình cho người nghèo vay vốn đi lao động nước ngoài, họ hàng cũng ủng hộ thêm cho nên cuối cùng, Lệ cũng thực hiện được ý định của mình. Nghe vợ bàn bạc chuyện làm ăn, chồng Lệ hứa lên hứa xuống rằng sẽ ở nhà chăm sóc con, quyết không ăn chơi, đàn đúm.
Sống ở nơi đất khách, nhớ chồng, nhớ con, nhớ làng xóm láng giềng nhưng nghĩ làm công nhân ở đây 1 tháng 20 triệu, bằng làm ruộng mấy năm ở nhà, Lệ tự động viên mình cố gắng. Nghĩ vậy, Lệ dồn hết tâm sức vào việc kiếm tiền, bao nhiêu yêu thương dồn nén hết vào trong. Lương lậu được bao nhiêu, Lệ đều tằn tiện gửi hết về cho chồng để trả nợ, cho con ăn học và sửa sang nhà cửa, bản thân mình không dám tiêu pha gì.
Thấm thoắt đã hết ba năm, Lệ háo hức chờ ngày được về nhà. Ngồi trên máy bay, Lệ cứ tủm tỉm cười, nghĩ đến con, nghĩ đến những thành quả mà mình đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt. Trong điện thoại, chồng Lệ khoe đã sửa nhà, trả nợ... Lệ gửi về nhiều tiền thế cơ mà.
Vì không ai ra sân bay đón nên Lệ tự bắt xe khách về tận nhà. Quê nghèo đã thay đổi nhiều, nhà cao tầng mọc lên san sát nhưng sao nhà Lệ vẫn như xưa. Vẫn ngôi nhà cấp bốn tối và thấp như cái chuồng lợn. Vẫn cái bể nước con con phủ rêu xanh lè. Lệ tát tát vào mặt mình xem có bị hoa mắt hay không. Nhưng không hề.
Một đứa trẻ gầy đen, nhếch nhác ngồi vẹo cả đầu bên khung cửa. Lệ gọi con mà nước mắt tuôi rơi. Thằng bé sà vào lòng mẹ khóc lạc cả giọng. Ôm con, chị mới biết nó gầy đến mức nào. Ngực chị nhói đau, như có ai bóp nghẹt. Càng thương con bao nhiêu, chị càng căm tức chồng bấy nhiêu.
Hóa ra, vợ vừa đi khỏi, chồng Lệ đã tung hoành khắp chốn ăn chơi. Bao nhiêu tiền vợ chắt chiu gửi về để lo cho gia đình, con cái đều bị gã hoặc là đem cho gái hoặc ném hết vào cờ bạc, rượu chè, trai gái. Nghe nói, gã còn cặp bồ với mụ Thắm ghi đề ở làng bên rồi còn sinh con với mụ. Mấy bà hàng xóm nghe tiếng Lệ về, kéo nhau sang hỏi thăm, đứng chật cả sân. Ai cũng tỏ vẻ ái ngại cho chị.
Vừa lúc đó thì chồng Lệ ở đâu xuất hiện, cười nói oang oang. "Chắc vừa được mấy hào rượu" - có tiếng xì xào. Lệ xông đến trước mặt chồng, tống vào mặt hắn một cú đấm trời giáng với tất cả những căm tức, tủi nhục suốt mười mấy năm làm vợ, khiến gã này ngã chổng vó. Rồi mặc gã cứ nằm dưới đất mà la oai oái, Lệ bế con đi thẳng không ngoái đầu lại.
Những tưởng sau bao nhiêu cố gắng, hi sinh, cuộc đời đã mở sang một trang mới, ai ngờ tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Lệ nhớ đến lời mẹ dặn trước lúc về nhà chồng rằng phải nhẫn nhịn trong mọi trường hợp. Nhưng chị đã nhẫn nhịn quá nhiều rồi. Chị sẽ bỏ chồng, sẽ ly hôn. Chị mới 30 tuổi, vẫn còn trẻ để làm lại cuộc đời.
Theo Nguoiduatin
Vợ à! Anh không mơ ước gì cao sang, bình dị thôi nhưng hạnh phúc là đủ Anh vẫn thường nói với chị: "Con người đến trần truồng ra đi cũng trần truồng, vậy nên đừng quá đề cao đồng tiền. Sống ngày nào hãy biết tận hưởng ngày đó và điều quan trọng nhất trong cuộc đời con người đó là tổ ấm gia đình. Vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng". Ngày anh và chị lấy nhau,...