Bài học đầu tiên khi lựa chọn game NFT – đừng chạy theo số đông
Các game thủ cần khắc cốt ghi tâm điều này khi lựa chọn các tựa game NFT.
Mặc dù đã sang năm 2022, thị trường tiền ảo cũng đã dần dần giảm nhiệt và không còn giữ được sức hút quá mạnh mẽ như trước, thế nhưng GameFi hay game NFT vẫn đang tiếp tục chứng minh bản thân hoàn toàn có thể trở thành một xu hướng mới của ngành công nghiệp game trên thế giới. Đã không còn tình trạng chỉ là những cá thể, studio đơn lẻ, giờ đây, ngay cả các ông lớn trong ngành game như Ubisoft hay Tencent cũng đã thật sự để tâm và dần dần bước đi trên con đường này.
Thế nhưng, với khá nhiều game thủ, đặc biệt là tại Việt Nam, sự hoang mang và có phần hỗn loạn khi đứng trước cơn sốt NFT vẫn là rất lớn. Không thể phủ nhận, viễn cảnh kiếm ra tiền từ việc chỉ ngồi chơi game, mà lại tự do hơn hẳn con đường game thủ chuyên nghiệp là điều mà không ít bạn trẻ hướng tới. Đó cũng là lý do giúp cho game NFT phần nào trở nên phổ biến như hiện tại. Nhưng chọn game nào, chơi ra sao thì vẫn luôn là một câu hỏi trị giá hàng ngàn đô la mà không phải ai cũng có thể giải đáp. Tuy nhiên, có lẽ, người chơi nên tỉnh táo và hãy luôn ghi nhớ quy tắc ” Đừng bao gờ chạy theo số đông” đối với ngành công nghiệp game NFT.
Chạy theo số đông – cơ hội để bạn trở thành nạn nhân của nạn “lùa gà”
Video đang HOT
Những ngày qua, thuật ngữ “lùa gà” đã xuất hiện với tần suất rất lớn trên nhiều diễn đàn, cộng đồng game NFT. Và nếu chịu khó theo dõi, bạn sẽ biết, chẳng thiếu những phi vụ mà các nhà phát hành, sau một thời gian hô hào, vận động và tạo hiệu ứng số đông để thu hút đầu tư, “hút máu” các game thủ đã ôm tiền bỏ trốn, để lại niềm đau cho tất cả những ai dại dột trao niềm tin vào dự án game đó. Đây chính xác là một trong những điều cần lưu ý và tuyệt đối tránh nếu như bạn thực sự có ý định đầu tư nghiêm túc vào các tựa game NFT.
Đừng nên để bản thân bị tác động bởi nhiều kênh truyền thông cũng như lời khuyên từ các “gia sư” online. Hãy tự đánh giá một dự án game NFT thông qua các thông tin về game như lộ trình, đối tác, đội ngũ dev…. và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Chạy theo hiệu ứng số đông, bạn sẽ gặp rủi ro còn lớn hơn.
Khi đã có quá nhiều người biết tới, cơ hội chẳng còn bao
Tất nhiên, cũng không phải việc “chạy theo số đông” là sai. Axie Infinity – một trong những tựa game NFT đang rất nổi tiếng hiện nay là minh chứng rõ ràng nhất. Tuy vậy, hãy nhớ rằng, khi đã có quá nhiều người tham gia và biết tới Axie, miếng bánh lợi nhuận của bạn cũng chẳng còn là mấy.
Vì ở thời điểm ban đầu, số người chơi còn hạn chế, giá trị của một đội hình Pet trong Axie Infinity là khá thấp. Và theo thời gian, khi có càng nhiều người gia nhập, số vốn cơ bản ban đầu của các newbie cũng bị đẩy lên khá nhiều, qua đó làm tăng lên đáng kể thời gian thu hồi vốn cho tới khi có lợi nhuận của bạn. Không ai bảo chơi Axie Infinity là sai, nhưng nếu như gia nhập ở thời điểm này, cơ hội của bạn cũng chẳng còn là bao. Thế nên, hãy nhớ rằng, chạy theo số đông cũng là tự làm hạn chế cơ hội của mình đấy. Trong cuộc chơi mang tên game NFT, người tiên phong luôn có lợi hơn những kẻ chạy sau.
Tencent gia nhập "đường đua", chính phủ Hàn Quốc lại cấm, game NFT bất ngờ bị tố gây chia rẽ ngành công nghiệp game
Tới cả ông lớn Tencent cũng đang thật sự tỏ rõ sự hào hứng với trào lưu game NFT ở thời điểm hiện tại.
Game NFT, GameFi, Play to Earn, Blockchain và cả Metaverse, đó chính xác là những từ khóa đang hot nhất ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều người cho rằng đó là xu hướng của tương lai, là đích đến chung cho sự phát triển của ngành game trên thế giới. Nhưng đồng thời, cũng chẳng thiếu ý kiến phản bác luận điệu này, thậm chí cho rằng game NFT đang làm chia rẽ ngành công nghiệp game trên thế giới. Ai cũng có ý đúng của mình, nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, game NFT đã và vẫn đang là một trong những chủ đề gây tranh cãi bậc nhất. Mới đây, Tencent - một ông lớn của ngành game thế giới còn tiếp tục tạo ra những bàn tán bất tận khi chính thức gia nhập vào cuộc đua này.
Cụ thể, công ty khởi nghiệp trò chơi điện tử trên điện thoại di động của Pháp được Tencent hậu thuẫn, Voodoo đã thông báo tham gia vào ngành công nghiệp trò chơi Play to Earn (P2E) non-fungible token (NFT). Theo các quan chức của công ty, Voodoo đã quyết định đầu tư hơn 200 triệu USD vào việc phát triển công nghệ blockchain vào năm tới để tiếp tục phát triển dự án P2E NFT của mình. Phát biểu trước truyền thông, giám đốc điều hành Alex Yazdi đã chia sẻ: " Blockchain đặc biệt này sẽ đột phá lĩnh vực gaming, vì người chơi đã quen với việc mua tài sản kỹ thuật số... Công nghệ này sẽ mang lại cho người chơi quyền sở hữu thực sự đối với tài sản kỹ thuật số của họ, tạo ra sự tương tác sâu hơn giữa những người chơi với việc thu thập, giao dịch, bán tiền tệ kỹ thuật số và tài sản trong trò chơi để gia tăng trải nghiệm vui vẻ và sự gắn kết".
Nhưng đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ không giết chết các trò chơi truyền thống hiện tại mà chỉ góp phần xây dựng đế chế game NFT trở nên hùng mạnh hơn mà thôi.
Động thái của Tencent được cho là khá phù hợp với xu thế hiện tại. Tuy nhiên, nó đồng thời lại tiếp tục làm dấy lên những tranh cãi về sự phân hóa của ngành công nghiệp game khi mà cũng mới đây thôi, chính phủ Hàn Quốc lại vừa yêu cầu các cửa hàng ứng dụng di động lớn như Google Play, App Store chặn bất kỳ trò chơi nào yêu cầu mua hàng trong ứng dụng trước khi chơi. Đây có thể xem là một động thái nhắm thẳng tới thị trường game NFT - thứ cũng đang rất bùng nổ ở Hàn Quốc.
Để rồi, những tranh cãi về game NFT lại tiếp tục kéo dài một cách bất tận. Sự gia nhập của Tencent chưa chắc đã là tín hiệu tốt khi nên nhớ, ngay cả một ông lớn như Ubisoft cũng đã gặp phải vô số chỉ trích ngay khi tích hợp công nghệ NFT. Chưa kể, một ông lớn khác là Valve cũng đã tẩy chay các tựa game NFT. Chưa biết có phải xu hướng của tương lai hay không, nhưng chắc chắn, game NFT đang gây ra sự chia rẽ rất lớn ngay trong ngành công nghiệp game thế giới.
Metamon, game NFT cực hot đang được hậu thuẫn bởi mẹ Elon Musk Metamon đang là game NFT được rất nhiều người quan tâm. Metamon là game Play-to-Earn trên BSC thuộc nhóm DeFi, GameFi được phát triển bởi dự án vũ trụ thực tế ảo - The USM Metaverse của Radio Caca. Lối chơi của game tương tự như "Pokémon" khi người chơi chủ yếu là sưu tầm, nuôi dưỡng thú cưng (được gọi là Metamon)...