Bài học đắt giá của thương vụ Khách sạn Sài Gòn – Thương mại
Hợp đồng hợp tác kinh doanh Khách sạn Sài Gòn – Thương mại bị đổ vỡ sẽ là bài học quý giá cho nhiều doanh nghiệp khi có ý định thực hiện hình thức hợp tác này.
Nguyên nhân đổ vỡ của liên minh
Tọa lạc trên phố Quang Trung – trục đường chính và sầm uất bậc nhất TP. Vinh, Khách sạn Thương mại sở hữu “mảnh đất vàng” có diện tích 3.000 m2, nhưng do được xây dựng từ thế kỷ trước nên đã xuống cấp trầm trọng, xập xệ, hoạt động kinh doanh kém. Để cứu sống khách sạn này, Công ty CP Thương mại Nghệ An đã đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An mời gọi hợp tác đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới khách sạn.
Ngày 30/7/2012, Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” số 56/HĐ.HTKD với Công ty CP Thương mại Nghệ An. Theo Hợp đồng, Dự án có tổng vốn đầu tư là trên 40 tỷ đồng, trong đó, Công ty CP Thương mại Nghệ An (bên A) góp vốn bằng tài sản là toàn bộ cơ sở vật chất hiện có của Khách sạn Thương mại và nhân lực, Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 (bên B) góp vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới thêm 1 tòa nhà để làm khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao. Với sự hợp tác trên, Khách sạn sẽ đổi tên thành Khách sạn Sài Gòn – Thương mại, thời hạn hợp tác là 19 năm.
Khách sạn Sài Gòn – Thương mại tọa lạc trên “mảnh đất vàng” nhưng kinh doanh kém hiệu quả
Cùng với việc góp vốn tương đương 50%, bên B còn nhận được nhiều ưu đãi và cam kết hỗ trợ từ bên A như miễn nộp lợi nhuận năm đầu tiên, được hỗ trợ 50% tiền thuê đất, hỗ trợ thế chấp Khách sạn để vay vốn ngân hàng đầu tư dự án…
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, các hạng mục sửa chữa, xây dựng mới tòa nhà 5 tầng chưa triển khai, không đóng bảo hiểm xã hội, cũng như bảo hiểm y tế cho người lao động; không thực hiện đúng cam kết trả 1,2 tỷ đồng lợi nhuận (năm thứ 2) và 1,7 tỷ đồng (năm thứ 3). Theo tính toán của Công ty CP Thương mại Nghệ An, tính đến 30/6/2015, số tiền mà Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 chưa thanh toán theo nghĩa vụ là hơn 7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Trần Văn Hồng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 cũng thừa nhận rằng, Công ty đã vi phạm một số điều khoản của “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” số 56/HĐ.HTKD như không nộp tiền thuê khoán, không xây dựng block mới như cam kết… Công ty đang gặp nhiều khó khăn về vốn sau khi đầu tư gần 20 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa Khách sạn nhưng mới đưa vào kinh doanh được vài tháng nay.
“Tôi cũng được biết là, Công ty CP Thương mại Nghệ An cũng đang có chủ trương cổ phần hóa và sẽ thoái toàn bộ vốn và tài sản tại Khách sạn Sài Gòn – Thương mại. Tôi cũng rất mệt mỏi với thương vụ hợp tác kinh doanh này và muốn rút vốn khỏi liên doanh. Nhưng việc thanh lý hợp đồng phải đúng quy định của pháp luật, phải có tình có lý”, ông Hồng cho biết.
Không tìm được tiếng nói chung
Mâu thuẫn giữa 2 bên phát sinh và ngày càng căn thẳng, lấy lý do phía Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 vi phạm một số điều khoản hợp đồng và không thực hiện các nghĩa vụ tài chính, Công ty CP Thương mại Nghệ An đã yêu cầu đối tác phải bàn giao lại khách sạn để thanh lý hợp đồng.
Ngày 30/6/2015, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn 4390/UBND-TM về việc đồng ý cho thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai công ty, Công ty CP Thương mại Nghệ An nhanh chóng làm thủ tục đơn phương thanh lý hợp đồng, bãi nhiệm chức vụ giám đốc khách sạn đối với ông Trần Văn Hồng và thành lập ban điều hành mới.
Ngày 2/7/2015, một số người thuộc Công ty CP Thương mại Nghệ An đã đến Khách sạn Sài Gòn – Thương mại đòi niêm phong phòng kế toán, bàn giao quỹ, thu hồi con dấu. Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 không đồng ý và lúc đó ông Hồng không có mặt tại Khách sạn.
Trước đó, ông Hồng cho rằng, Công ty CP Thương mại Nghệ An cần phải tiến hành định giá, làm rõ số vốn Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 đã đầu tư thì mới tiến hành thanh lý hợp đồng. Trong khi đó, phía Công ty CP Thương mại Nghệ An muốn tiếp nhận khách sạn rồi mới tiến hành định giá.
Thấy gì từ sự đổ vỡ trong liên doanh?
Đến thời điểm này, rất may là hai bên đã thống nhất được phương án thanh lý Hợp đồng. Theo đó, 2 công ty đã thuê được một doanh nghiệp kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán Khách sạn Sài Gòn – Thương mại để xác định số vốn Công ty CP Đầu tư Môi trường Xanh 27/7 đã đầu tư. Sau khi xác định được số vốn đã đầu tư, hai bên sẽ tiến hành đối trừ, thanh lý hợp đồng. Dự kiến, trong 60 ngày tới, việc thanh lý hợp đồng hợp tác giữa hai bên sẽ hoàn tất.
Vụ việc này là một bài học quý giá cho các doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh tương tự.
Điều quan trọng nhất là lựa chọn đối tác. Để loại hợp đồng vừa là thầu khoán, khai thác kinh doanh vừa đầu tư xây mới có số vốn lớn, chủ sở hữu tài sản cần lựa chọn đối tác giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Đồng thời, đối tác được lựa chọn phải là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính để đầu tư vào dự án. Rõ ràng, rủi ro sẽ rất cao khi toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh chỉ trông chờ vào việc mang khối tài sản hợp tác đó để vay vốn.
Đối với nhà đầu tư góp vốn, việc lựa chọn dự án “vừa sức” cả về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tài chính là rất quan trọng. Lựa chọn dự án vừa với năng lực sẽ giảm được tối đa khả năng đổ vỡ dự án.
Theo_NDH
Thanh tra một loạt dự án BOT giao thông, môi trường
Tổng thanh tra Chính phủ vừa ký quyết định thanh tra một số dự án đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường.
Sẽ có thêm một số dự án đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường được thanh tra
Theo Quyết định số 2638/QĐ - TTCP vừa được Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh ký vào ngày 14/9, nội dung đợt thanh tra dự kiến kéo dài 75 ngày kể từ khi công bố quyết định là việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải, Tp. Hà Nội và Tp.HCM.
Tại quyết định này, Thanh tra Chính phủ không nói rõ danh sách các dự án nằm trong đối tượng thanh tra nhưng cho biết đây là các công trình đã và đang thực hiện đầu tư từ năm 2010 đến hết tháng 6/2015. Quá trình tiến hành thanh tra, nếu có nội dung liên quan đến trước và sau thời kỳ thanh tra, đoàn thanh tra có thể kiểm tra làm rõ.
Được biết, đoàn thanh tra các dự án BOT sẽ có 18 thành viên do ông Nguyễn Duy Bính, Thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn. Ngoài các thành viên đến từ Thanh tra Chính phủ, đoàn còn có 2 thành viên bên ngoài là ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh thanh tra, Bộ Kế hoạch và đầu tư và ông Đoàn Anh Tuấn, Phó trưởng phòng, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
Hiện Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đang tiến hành thanh tra 17 dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1 do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tính đến giữa tháng 9/2015, Thanh tra Bộ Kế hoạch và đầu tư đã công bố 2 kết luận thanh tra ( Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang và Nghi Sơn - Cầu Giát).
Theo Anh Minh
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Vắng bóng doanh nghiệp lớn Được kỳ vọng sẽ tạo ra sân chơi sòng phẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, tăng hiệu quả kinh tế cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường nhưng sau hơn 3 năm quy định có hiệu lực, việc triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản vẫn chưa thể thực hiện. Các doanh nghiệp không...