Bài học cho Việt Nam từ tái bùng phát Covid-19 Bắc Kinh
Trước việc Bắc Kinh bùng phát ổ dịch Covid-19 mới sau gần hai tháng yên ắng, các chuyên gia y tế cảnh báo đây là “bài học cảnh giác” cho Việt Nam.
“Việc tái bùng phát dịch ở Bắc Kinh là bài học chúng ta”, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng Việt Nam, sáng 15/6 nói với VnExpress.
“Trong tình hình mới, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng dịch, để Việt Nam không tái bùng dịch như Bắc Kinh”, ông Phu nói.
Dịch bệnh Covid-19 ở Bắc Kinh gần giống Việt Nam trong thời gian qua.
Về thời gian, dịch tái phát ở Bắc Kinh sau 56 ngày không lây nhiễm cộng đồng, còn Việt Nam ở ngày thứ 60 không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Hơn 21 triệu dân Bắc Kinh thời gian qua nghĩ rằng họ cuối cùng cũng có thể yên tâm trở lại cuộc sống bình thường, song một đợt bùng phát Covid-19 mới lại xuất hiện. Chỉ trong hai ngày Bắc Kinh ghi nhận 42 ca nhiễm mới liên quan tới chợ đầu mối nông sản Xinfadi (Tân Phát Địa). Đến ngày 14/6, số ca nhiễm lên gần 80.
Nhiều người Việt Nam hai tháng qua cũng trong tâm trạng buông lỏng phòng dịch, tương tự người Bắc Kinh. Hầu như các hoạt động kinh doanh, giải trí, dịch vụ, đi lại… trong nước đã trở lại bình thường.
Việt Nam đã trải qua 60 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm nCoV cộng đồng, chứng tỏ việc phòng chống dịch vẫn đảm bảo. Song, ông Phu nhận định “chính quyền địa phương một số nơi và người dân đã có dấu hiệu chủ quản, thờ ơ với dịch bệnh”.
Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giảm sát, phòng bệnh trong tình hình mới. Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện không nghiêm ngặt. Người dân thì chủ quan không còn đeo khẩu trang nơi có nguy cơ, không thực hiện rửa tay sát khuẩn…
Về tính chất, theo ông Phu, dịch bệnh ở Bắc Kinh gần giống với Việt Nam trong thời gian qua, tức là không bùng phát mạnh như Vũ Hán, mà xuất hiện các ca nhiễm, ổ dịch nhỏ và dập được ngay. Tuy nhiên, Bắc Kinh, Trung Quốc, ở sát Việt Nam nên nguy cơ xâm nhập dịch là rất cao.
Mới đây, ngày 13/6 Bộ Y tế ghi nhận một ca nhiễm nCoV, là thanh niên đi du lịch Trung Quốc nhập cảnh ở Quảng Ninh. Ca này được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Điều này cho thấy Việt Nam cần cảnh giác hơn nữa với các nguồn lây nhiễm từ ngoài vào.
Video đang HOT
Ông Trần Đắc Phu. Ảnh: Gia Chính.
Làm gì để tránh tái bùng phát dịch?
Theo ông Phu, hiện Việt Nam “cần duy trì, làm tốt việc be chặt bên ngoài”, tức kiểm soát người nhập cảnh, cách ly tập trung ngay, xét nghiệm sàng lọc kịp thời. Việc này, Việt Nam đã thực hiện tốt ngay từ đầu dịch, góp phần ngăn chặn Covid-19 xâm nhập.
Ở trong nước, ông Phu cho rằng cần phải tiếp tục phát hiện sớm ca nhiễm trong cộng đồng nếu có bằng cách tăng cường giám sát, đặc biệt là những ca có triệu chứng như sốt, ho, khó thở… Khi phát hiện ca nhiễm, cần khoanh vùng ngay, dập dịch kịp thời, tránh lây lan. Người dân cũng cần tuân thủ phòng dịch trong điều kiện mới như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cũng đồng quan điểm với ông Phu. Bác sĩ Khanh khuyến cáo Việt Nam đề cao cảnh giác trước các trường hợp đi về từ vùng dịch Covid-19, không chỉ người về từ Trung Quốc.
“Covid-19 trên thế giới chưa ổn định, chưa rõ dịch bệnh còn tiềm ẩn ở khu vực nào”, bác sĩ Khanh nói.
Do đó, Việt Nam không lơi lỏng cảnh giác, trong đó cần duy trì các biện pháp kiểm soát và hạn chế người đi qua biên giới, đường hàng không, đường biển. Đối với đường bộ, nguồn lây có thể đến từ người dân di chuyển trên phương tiện công cộng, xe khách đường dài. Người dân nên tiếp tục duy trì các biện pháp đeo khẩu trang, vệ sinh tay, tuy không còn giãn cách xã hội.
Có nên mở lại đường bay quốc tế?
Các chuyên gia nhận định Covid-19 có thể tới tháng 8 mới lắng xuống. Bác sĩ Khanh cho rằng Việt Nam cần đợi khi Covid-19 ổn định mới nên mở cửa thông thương.
Theo ông Phu, “có thể mở lại đường bay quốc tế nhưng quan trọng phải quản lý được con người”.
Ông Phu đề xuất, khi mở lại hàng không quốc tế, người nhập cảnh cần tuân thủ cách ly 14 ngày. Đối với các chuyên gia đến Việt Nam làm việc, hội họp, phải có quy định riêng như ở riêng một khu, xét nghiệm hai ngày một lần, khi họp đeo khẩu trang, ngồi cách nhau 2 mét.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mở lại đường bay quốc tế, các ngành cần phải bàn bạc, đánh giá về năng lực cách ly tập trung, cơ sở cách ly, người phục vụ cách ly. Trong thời gian cao điểm dịch vừa qua, các trường học, ký túc xá… được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Tuy nhiên hiện nay học sinh, sinh viên đã đi học trở lại.
Về kinh tế, việc miễn phí cách ly ăn ở chăm sóc 14 ngày cũng nên được cân nhắc.
“Phải bàn lại xem Việt Nam đủ năng lực đáp ứng không, khi mở cửa đường bay quốc tế trở lại”, ông Phu nhấn mạnh.
Tình nguyện viên kể lại những trải nghiệm sau khi tiêm vắc-xin coronaviruss
Có 108 người trong độ tuổi 18-60 đến từ Vũ Hán đã được tiêm vắc-xin coronavirus tiềm năng do một công ty dược phẩm và quân đội Trung Quốc phát triển.
Có một tình nguyện viên nói rằng, nhờ tham gia thử nghiệm mà cô ấy có thể "vượt qua những sở thích đơn giản của một người bình thường".
Có một số tình nguyện viên bị tiêu chảy, sốt và cảm thấy hơi lo sợ, nhưng 108 tình nguyện viên đến Vũ Hán đều cho biết, họ rất tự hào khi là những người đầu tiên của Trung Quốc được tiêm thử nghiệm một loại vắc-xin tiềm năng để ngăn chặn coronavirus chủng mới.
Xiao Mi đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ những trải nghiệm của mình khi tham gia thử nghiệm vắc-xin coronavirus ở Vũ Hán. Ảnh: Weibo
Các thử nghiệm đã được tiến hành tại thành phố trung tâm Trung Quốc vào thứ năm 19/3, chỉ ba ngày sau khi vắc-xin chống Covid-19 do CanSino Biologics phối hợp cùng quân đội Trung Quốc phát triển đã được Chính phủ "bật đèn xanh".
Theo thông tin được công bố trên sổ đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc, 108 tình nguyện viên - độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi và có tình trạng sức khỏe tốt - được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 36 người. Sau đó, họ được tiến hành tiêm vắc-xin liều thấp, trung bình hoặc cao tại một cơ sở của lực lượng cảnh sát vũ trang thành phố.
Trong một báo cáo của tạp chí Science Daily, Wang Junzhi, thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết, sau khi được tiêm thuốc, những người tham gia thử nghiệm sẽ trải qua 14 ngày cách ly dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ.
Có một số tình nguyện viên đã chia sẻ những trải nghiệm của họ mạng xã hội.
Một bạn nữ trẻ có biệt danh là Xiao Mi, thuộc nhóm được tiêm vắc-xin liều thấp, đã viết trên Weibo rằng: "Tôi có chút ngây thơ tuy nhiên tôi không sợ hãi khi đăng ký tham gia thử nghiệm. Tôi chỉ mất một ngày để được thông báo về việc tiêm vắc-xin".
Xiao Mi cho biết cô đã được phổ biến về các tác dụng phụ của vắc-xin như dị ứng và thấy khá sợ hãi trước khi tiêm.
"Có 2 người trong nhóm của chúng tôi có biểu hiện nhiệt độ cơ thể của họ tăng lên 38 độ và một số người bị tiêu chảy. Tuy nhiên tất cả các tác dụng phụ ở mọi người qua đi khá nhanh", Xiao nói.
"Điều quan trọng hơn là, mặc dù rất e ngại nhưng khi tham gia vào các thử nghiệm cô cảm thấy mình đang làm một chút có ích cho xã hội", cô nói thêm.
"Tôi cảm thấy mình có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả từ quyết định của mình. Nhưng tôi muốn vượt lên trên những sở thích đơn giản của một người bình thường một lần. Chúng ta nên cảm ơn tất cả những người đã đi trước", Xiao nói.
Cô cũng xác nhận bà Chen Wei, thiếu tướng, nhà khoa học quân sự, cũng là người đầu tiên được tiêm vắc-xin.
Một tình nguyện viên khác tên là Li Ming, có vợ là Wang Feng, gần đây đã khỏi bệnh Covid-19 thể nhẹ - căn bệnh do coronavirus gây ra.
"Từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh cho đến nay, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Chồng tôi đã cùng tôi vượt qua điều này và anh ấy hoàn toàn hiểu được việc bệnh nhân gặp khó khăn như thế nào", tạp chí Science Daily dẫn lời Wang.
Hiện Trung Quốc và Mỹ đang đi đầu trong cuộc đua phát triển vắc xin phòng chống Covid-19. Trước đó thành phố Bắc kinh đã chỉ đạo quân đội quốc gia dốc hết toàn lực trong cuộc chiến chống dịch.
Cùng ngày CanSino được chính phủ chấp thuận thử nghiệm vắc-xin, Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) và công ty công nghệ sinh học Moderna, trụ sở bang Massachusetts, cũng bắt đầu tiến hành các thử nghiệm của họ.
Wang Junzhi cho biết việc phát triển vaccine phòng virus SARS-CoV-2 đã diễn ra thuận lợi, và đa số các nhóm nghiên cứu sẽ hoàn tất thử nghiệm tiền lâm sàng trong thời gian tới và sớm chuyển sang thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên, Roy Hall, giáo sư về vi rút học tại Đại học Queensland, Australia cho biết, dù quá trình thử nghiệm diễn ra nhanh, nhưng việc đưa vào sản xuất hàng loạt vẫn cần có thời gian.
"Cũng phải mất từ 6-9 tháng sau khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thì mới có vaccine an toàn sử dụng được. Như vậy có nghĩa là vắc-xin Covid -19 có trong vòng 1 năm kể từ khi phát hiện mầm bệnh. Đó đã là một sự cố gắng đáng nể", Roy Hall nhấn mạnh.
Chủ tịch Hà Nội khuyên người dân tạm thời không đi xe buýt Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyên người dân không nên sử dụng xe buýt những ngày này mà tốt nhất nên tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu ngành giao thông giảm tần suất hoạt động...