Bài học cho nhân loại từ những đại dịch
Dịch viêm phổi do nCoV bùng phát mang lại cho nhân loại nhiều bài học về dự phòng và chuẩn bị đối phó với những đại dịch trong tương lai.
Năm 2002, đại dịch SARS do một chủng virus corona gây ra, bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc và lan sang 17 quốc gia, 8.000 trường hợp nhiễm bệnh và gần 800 ca tử vong.
Năm 2009, một chủng cúm H1N1 mới xuất hiện ở Mexico, gây sự hoảng loạn trên toàn thế giới.
Năm 2014, dịch Ebola bùng phát ở ba quốc gia Tây Phi, gần 30.000 ca nhiễm bệnh và hơn 11.000 người tử vong.
Giờ đây, năm 2020, nhân loại đang phải đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona chủng mới, gọi là nCoV. Viêm đường hô hấp cấp do nCoV được dự đoán sẽ trở thành đại dịch toàn cầu khi đến ngày 11/2 đã có hơn 43.000 trường hợp nhiễm bệnh và 1.018 người tử vong.
Ba năm trước trong cuốn sách tựa đề “Deadliest Enemy” (tạm dịch Kẻ thù nguy hiểm nhất), có một chương viết về virus corona có tên: “SARS and MERS: Harbingers of Things to Come” (tạm dịch Dịch SARS và MERS: Những dấu hiệu báo trước). Thật buồn là những dự đoán đó đã thành hiện thực. Nhưng vấn đề là tại sao con người vẫn bị động trong mỗi lần xảy ra đại dịch?
Hiện nay, giới khoa học đánh giá bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào đều dựa trên hai yếu tố: Tốc độ lây truyền và mức độ nghiêm trọng.
Virus corona chủng mới đang ngày càng lan nhanh và rộng khắp, giống như một loại virus cúm lây truyền giữa người với người, đặc biệt là từ không khí luân chuyển trong không gian kín.
Video đang HOT
Cơ chế hoạt động của nó vẫn không thay đổi khi lan sang các quốc gia khác. Rất có thể những điều tương tự sẽ xảy ra với các quốc gia như đang xảy ra ở Trung Quốc, mà chính phủ chưa thể ngăn chặn một cách hiệu quả. Điều này đã khiến cho các ca nhiễm nCoV gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi một phác đồ chữa trị, lượng thuốc, thiết bị y tế dồi dào, công nghệ cao có thể đảm bảo nguồn cung cho các bệnh nhân.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 11/2 thừa nhận virus corona mới là “mối đe dọa nghiêm trọng” toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Mặc dù các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những tiến bộ của giới khoa học trong điều chế vaccine chống chủng virus này, nhưng quá trình đó sẽ phải mất nhiều năm. Thậm chí, chúng ta vẫn chưa rõ phải phát triển loại vaccine này như thế nào, có thành công thì sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa để thử nghiệm, hoàn thiện và sản xuất.
Vấn đề là con người đã không chuẩn bị kỹ càng trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm, giống như cách mà chúng ta vẫn làm khi đối mặt các mối đe dọa khác với an ninh quốc gia. Con người đã quá bị động vì thiếu đầu tư nguồn lực và nhận thức của cộng đồng còn hạn chế. Nếu nghiêm túc trong việc bảo vệ chính mình, chính phủ các nước phải có kế hoạch đầu tư dài hạn, chủ động vào các doanh nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế, vật tư và nghiên cứu cơ bản.
Với chuỗi cung ứng công nghiệp và sản xuất thực phẩm phần lớn được toàn cầu hóa, con người luôn phải chịu sự ràng buộc của liên kết yếu nhất trong chuỗi. Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota đã xác định 153 loại thuốc cứu sinh quan trọng cho tất cả loại bệnh thường được sử dụng ở Mỹ, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân trong vài giờ. Tất cả được biết đến nhờ tên hóa học (chứ không có tên thương mại), hoặc thành phần dược phẩm chính của các loại thuốc này, đều được sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng, 63 loại thuốc trong số đó không có sẵn tại các hiệu thuốc.
Đây chỉ là một ví dụ về việc thiếu chuẩn bị của con người. Thêm vào đó, sự bùng phát dịch corona sẽ càng đe dọa tới nguồn cung của các loại thuốc này bởi dịch bệnh đã làm gián đoạn mọi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Một bệnh viện hiện đại ở một thành phố lớn của phương Tây sẽ không còn giá trị nếu không còn đủ thuốc thang đáp ứng cho nhu cầu bệnh nhân.
Công nhân và người lao động Bắc Kinh trên đường đi làm sáng 10/2. Ảnh: Reuters
Vì vậy, con người phải chuẩn bị cho một đại dịch có thể bùng nổbằng cách nào?
Đầu tiên, hãy dừng việc gửi nhắn tin xoa dịu rằng đây chỉ là một tình huống rủi ro thấp. Bởi nếu vậy, điều đó vô hình trung khiến chúng ta trở nên chủ quan với loại virus đó.
Hạn chế đi du lịch nước ngoài sẽ chỉ giúp làm chậm sự lây lan của nCoV. Sự bùng phát dịch đã diễn ra ở chính nơi khởi phát nguồn bệnh. Do đó, chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ngoài ra, chính quyền nên minh bạch thông tin với công chúng về những gì đã xảy ra.
Đồng thời, toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe tại địa phương và khu vực cần phải lên kế hoạch chủ động cho sự bùng phát dịch. Trong đó, các khoa cấp cứu chắc chắn sẽ bị quá tải bởi những người thực sự nhiễm bệnh, cũng như người dân lo lắng nhiễm bệnh cần được kiểm tra và xét nghiệm.
Dịch bệnh hiện tại đã khiến nhiều bệnh viện phải hoạt động vượt quá công suất. Chính các bác sĩ chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân là những người rất dễ bị lây nhiễm virus. Trong khi đó, hầu hết bệnh viện đều có kho dự trữ thiết bị bảo vệ cá nhân cực kỳ hạn chế, thiếu cả khẩu trang phòng độc. Vậy sẽ xoay xở thế nào nếu không có đủ công nhân sản xuất các thiết bị này vào thời điểm cần thiết?
Do vậy, hơn bao giờ hết, cần phải coi cuộc “khủng hoảng” nCoV này như một phép thử để loài người có sự chuẩn bị kỹ càng cho những đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm có thể lớn hơn và nguy hiểm hơn chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
Minh Ngân
Theo Time/VNE
WHO hoan nghênh EU cấp phép lưu hành vaccine Ebola đầu tiên
Ngày 18/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hoan nghênh quyết định của cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cấp phép lưu hành loại vaccine phòng virus Ebola đầu tiên trên thế giới, coi đây là một "thắng lợi đối với sức khỏe cộng đồng" và sẽ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân.
Một nhân viên y tế lấy vaccine Ebola để tiêm cho bệnh nhân ở Goma, Congo. Ảnh: reuters.com
Vaccine Ervebo, do hãng dược phẩm Merck & Co của Mỹ phát triển, đang được sử dụng để ngăn chặn dịch Ebola lây lan ở CHDC Congo. Vaccine này cũng đang được các nhà quản lý dược phẩm Mỹ cân nhắc.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Vaccine này đã cứu sống nhiều người trong đợt dịch Ebola hiện nay, và quyết định trên của cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu sẽ giúp cứu sống thêm nhiều người nữa". Vaccine phòng Ebola của Merck dự kiến sẽ nhận được giấy phép kinh doanh từ Ủy ban châu Âu (EC) trong vài tuần tới.
Dịch Ebola bùng phát trở lại tại CHDC Congo từ tháng 8/2018. Kể từ đó đến nay, khoảng 225.000 người đã được tiêm vaccine phòng virus Ebola của hãng Merck. Đây được coi là đợt bùng phát dịch bệnh Ebola nghiêm trọng thứ hai trên thế giới sau đợt bùng phát dịch cướp đi sinh mạng của hơn 11.300 người tại Liberia, Guinea và Sierra Leone trong giai đoạn 2014-2016. Ngày 17/7 vừa qua, WHO đã công bố dịch bệnh Ebola ở CHDC Congo là khủng hoảng y tế khẩn cấp toàn cầu nhằm huy động thêm nguồn các tài chính chống lại virus nguy hiểm này. Cho đến nay, hơn 2.100 người tại CHDC Congo đã tử vong do Ebola. Các nỗ lực nhằm kiểm soát dịch hiện gặp nhiều khó khăn do các lực lượng phiến quân liên tục tấn công các trung tâm điều trị, cũng như tâm lý e ngại từ những người dân địa phương với các đội hỗ trợ y tế.
Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài. Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó chẩn đoán. WHO khuyến nghị tiêm phòng là một trong những biện pháp giúp đẩy lùi dịch bệnh này.
Phan An
Theo TTXVN
7 loại bệnh cúm bạn cần phân biệt Ho, sốt và đau họng là các triệu chứng rõ rệt nhất của cúm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các dạng cúm khác nhau để điều trị hiệu quả nhất. Cúm theo mùa: Tuy cúm theo mùa không đáng sợ như các dạng cúm khác, loại cúm này có tính lây lan rất cao và có thể khiến bạn khó chịu. Cúm...