Bài hát vạch trần cuộc sống giới văn phòng gây sốt ở Trung Quốc
Người Trung Quốc đang truyền tai nhau một bài hát lột tả về cuộc sống của giới văn phòng thời hiện đại với những ca từ như “tôi đã 18 ngày không tẩy trang” hay “cơ thể tôi cảm thấy trống rỗng, không làm thêm giờ nữa”.
Chàng trai chỉ huy dàn hợp xướng trong video ca khúc “Cơ thể tôi cảm thấy trống rỗng”. Ảnh: YouTube
Bài hợp xướng gây sốt mang tên “Cơ thể tôi cảm thấy trống rỗng” đã đưa một nhóm nhạc nghiệp dư ở Thượng Hải trở thành ngôi sao. TheoTelegraph, sau khi được đăng tải trên tài khoản của một nữ nhân viên văn phòng, video của bài hát đã thu hút hơn 20 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội Weibo.
Bài hát nói về giấc mơ “cân bằng giữa cuộc sống và công việc” đã đánh trúng tâm lý của phần lớn những người làm việc hàng ngày trong các toà nhà chọc trời ở Trung Quốc.
Ca từ của nó được nhiều người đánh giá là lột tả chân thật của cuộc sống văn phòng thời hiện đại như “tôi đã 18 ngày không tẩy trang” hay “kính áp tròng hàng tháng của tôi đã dùng đến hai năm rưỡi”.
“Ai cần ngủ? Thật là lãng phí thời gian”, “cơ thể tôi cảm thấy rỗng, không làm thêm giờ nữa, tôi rất mệt mỏi”, bài hát có đoạn.
Video đang HOT
Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh vị sếp khó tính “xuất hiện vào 6 giờ chiều với vẻ ngoài lạnh lùng, cầm cốc cà phê nóng trong tay và nói ‘nào, chúng ta đi họp’ “.
Rainbow Chamber Singers, nhóm nhạc biểu diễn bài hát được thành lập vào năm 2010, gồm 44 thành viên, hầu hết là sinh viên và nhân viên văn phòng. Trong video, họ đeo đôi tai chó, hàm ý đến hình tượng “những chú chó làm thêm giờ” gọi là jiabangou ở Trung Quốc.
Nhóm Rainbow Chamber Singers đeo đôi tai chó, hàm ý đến hình tượng “những chú chó làm thêm giờ” gọi là jiabangou ở Trung Quốc. Ảnh: YouTube
Theo một nghiên cứu của đại học Sư phạm Bắc Kinh vào năm 2014, mỗi nhân viên văn phòng ở Trung Quốc làm việc trung bình 2.000 – 2.200 giờ một năm.
Với lịch làm việc dày đặc, kể cả cuối tuần hay buổi tối, họ thường chỉ được nghỉ phép hai tuần mỗi năm cộng với những ngày nghỉ lễ toàn quốc.
Nhiều người trên Weibo cho biết họ thấy mình trong lời bài hát.
“Tôi đã khóc và cười khi lần đầu tiên nghe, nó thật sự rất giống như những gì tôi trải qua”, một người nói.
“Đây chính là những gì tôi cảm thấy về công việc của mình gần đây,” một người khác bình luận.
Thảo Phan
Theo VNE
Chàng trai Trung Quốc trốn trong khoang hành lý bay tới Dubai
Một chàng trai 16 tuổi người Trung Quốc đã lẻn vào khoang chứa hàng của một máy bay chở khách trên đường đi từ Thượng Hải tới Dubai với mộng làm giàu bằng nghề ăn xin tại đây, theo AP.
Hãng hàng không Emirates hôm 31-5 cho biết họ đã phát hiện một cậu thanh niên người Trung Quốc trong khoang hàng của chuyến bay EK303 bay từ Thượng Hải đến Dubai vào ngày 27-5.
"Chúng tôi đang hợp tác với giới chức Dubai và do đây là vấn đề của cảnh sát nên chúng tôi không thể bình luận gì thêm vào lúc này" - thông cáo của hãng hàng không Emirates nêu rõ.
Emirates không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về danh tính hay tình trạng hiện tại của người đi chui trên. Tuy nhiên, Tân Hoa xã (Trung Quốc) cho biết cậu thanh niên trên có họ là Xu, 16 tuổi.
Máy bay của hãng hàng không Emirates. (Ảnh: PHILLYVOICE)
Tân Hoa xã cho biết Xu đã cố gắng thực hiện chuyến hành trình mạo hiểm này vì cậu nghe nói rằng những người ăn xin ở Dubai có thể kiếm được hàng trăm ngàn nhân dân tệ mỗi năm. Cụ thể, mỗi người ăn xin có thể kiếm tới 470.000 nhân dân tệ/năm (gần 72.000 USD).
Theo Tân Hoa xã, lãnh sự quán Trung Quốc tại Dubai đã cử nhân viên đến sân bay để tìm hiểu thêm về vụ việc. Hiện Xu đã được bàn giao cho phía cảnh sát Dubai.
Theo báo cáo, Xu đã nhảy qua hàng rào tại sân bay Thượng Hải, sau đó trèo lên khoang hàng của máy bay trong lúc nhân viên bảo vệ không chú ý.
Dubai là nơi có sân bay hoạt động tấp nập nhất thế giới phục vụ cho du lịch quốc tế và là điểm đến chính cho những người tìm kiếm việc làm từ khắp nơi.
BẢO ANH
Theo_PLO
Cuộc di cư lớn nhất thế giới dịp Tết ở Trung Quốc Mỗi khi Tết âm lịch tới gần, hàng triệu người Trung Quốc lên đường về quê để đoàn tụ gia đình. Đây được coi là "cuộc di cư" hàng năm lớn nhất thế giới. Thay vì chọn tàu hay ôtô, nhiều người lao động chọn xe máy là phương tiện về nhà. Họ khởi hành tại Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Reuters...