Bài hát thiếu nhi bị chế lời tục tĩu
Bài hát Kìa con bướm vàng là bài hát dành cho lứa tuổi nhi đồng nhưng nó đã bị chế thành một bài hát với ca từ tục tĩu và ngang nhiên được xuất hiện trên trang Nhaccuatui.
Clip Kìa con bướm vàng do ca sĩ Phong Lê thể hiện được ghi là nhạc remix có phần hát rap, song thực chất là bản nhạc chế với nội dung vô cùng tục tĩu.
Những hình ảnh trong clip rất phản cảm
Trong MV này, ca sĩ Phong Lê uốn éo bên các diễn viên nữ ăn mặc mát mẻ và có những hành vi vô cùng phản cảm. Những ca từ chế nhảm nhí: “Kìa con gái kìa, kìa con gái kìa, rủ đi chơi, rủ đi chơi, 3 tháng sau em có bầu….” cùng lời lẽ tục tĩu mà người ta không tưởng tượng nổi nó lại xuất hiện trong một sản phẩm gọi là “bài hát”.
Lời mời nhắn tin để tải clip này về làm nhạc chờ. (ảnh: GDVN)
Phóng viên VietNamNet đã liên hệ với bà Huỳnh Thanh Loan, phụ trách bộ phận nội dung trang Nhaccuatui và được biết sáng 11/12 ban phụ trách nội dung đã cho gỡ clip này. Nhaccuatui cho phép người dùng đưa các bài hát mình yêu thích lên trang dưới sự kiểm duyệt của bộ phận nội dung.
Video đang HOT
Quy trình là người dùng đưa lên trang rồi sau đó quản trị nội dung mới kiểm duyệt. Cho nên, việc clip xuất hiện một vài tiếng rồi bị gỡ bỏ trên trang này là chuyện bình thường bởi số lượng người dùng hàng ngày đưa clip lên trang là rất nhiều trong khi bộ phận quản lý nội dung phải lần lượt nghe từng clip một.
Trước băn khoăn của phóng viên về việc quy trình này có thể để lọt những clip phản động lên mạng và trong vòng vài phút, nó sẽ bị nhân bản đến chóng mặt thì sao? Bà Loan cho biết: “Tất cả các trang nhạc bây giờ hoạt động theo cơ chế này, không khác được. Nhaccuatui kiểm duyệt rất kỹ các bài hát mang tính phản động. Tuy nhiên, cũng không thể trách người dùng được vì nhiều khi họ không biết đâu là bài hát mang tính phản động. Cơ quan quản lý không công khai những bài hát bị cấm thì người dùng không thể biết được. Hàng ngày, Nhaccuatui đã phải loại rất nhiều các bài hát bị cấm”.
HK
Theo Vietnamnet
Vì sao ca khúc cho thiếu nhi chết yểu?
Bắt đầu những ngày hè, đó là thời gian của các em nhỏ. Tuổi thơ rất thích ca hát. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, bài hát dành cho thiếu nhi không nhiều và chất lượng thì có phần giảm sút.
Bắt đầu những ngày hè, đó là thời gian của các em nhỏ. Tuổi thơ rất thích ca hát. Các nhà giáo dục học đã từng nhận định: Giáo dục đạo đức nhân cách cho các em bằng âm nhạc có một hiệu quả đặc biệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, bài hát dành cho thiếu nhi không nhiều và chất lượng thì có phần giảm sút.
Chúng ta đã có rất nhiều bài hát hay trong hơn nửa thế kỷ qua, góp phần dạy dỗ các em về tâm hồn, trí tuệ. Đã có rất nhiều ca khúc thiếu nhi kinh điển vẫn được nhiều trẻ em yêu thích hát vang. Trong khi đó, cũng có nhiều bài hát mới ra đời, chỉ được các em hào hứng trong một thời gian ngắn rồi rơi vào quên lãng.
Không có ca khúc mới hay
Thực tế là trong các hội diễn ca múa nhạc thiếu nhi hoặc học sinh phổ thông, rất ít thấy xuất hiện những sáng tác mới, hay của các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Thường các em đưa lên sân khấu những bài hát từ 3 nguồn: Một là hát lại những bài hát hay, nổi tiếng, ra đời từ rất lâu, vẫn còn lưu truyền đến hôm nay. Hai là do những người sáng tác không chuyên, chủ yếu là người dàn dựng chương trình "tự biên" kịp thời,"lấp chỗ trống" và cũng tiện dịp giới thiệu mình. Ba là một số em ở độ tuổi thiếu niên học PTTH đã hát ca khúc dành cho người lớn. Việc thiếu vắng những sáng tác mới, có giá trị, chất lượng đã làm giảm sút hiệu quả những liên hoan, hội diễn, làm nghèo nàn sinh hoạt âm nhạc của các em.
Trước đây, một số cơ quan như UB thiếu niên nhi đồng TW, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Đài phát thanh TNVN thường phố hợp tổ chức các cuộc vận động sáng tác bài hát cho thiếu nhi, do đó thu thập được nhiều tác phẩm cho các em và kích thích phong trào sáng tác. Nhưng từ năm 1979 - Sau cuộc vận động của UB năm quốc tế thiếu nhi - không thấy có cuộc vận động chính thức nào khác. Thỉnh thoảng cũng có một vài cuộc nhưng do một số cơ quan, đoàn thể nào đó đứng ra "com măng" một vài tác giả đã quen biết, chứ không vận động rộng rãi, và chủ yếu nhằm tuyên truyền cho cơ quan, đoàn thể, địa phương mình.
Ảnh: Các em thiếu nhi đang thiếu những bài hát viết cho lứa tuổi của mình.Ảnh: Đỗ My
Nếu tổng kết tính lại thì lượng ca khúc cho trẻ em hiện cũng không thiếu. Nhưng cái thiếu cơ bản hiện nay là cảm xúc trong ca khúc dành cho các em. Nhiều nhạc sĩ sáng tác theo "đơn đặt hàng", áp đặt cảm xúc của người lớn vào ca khúc, giai điệu đều đều, ca từ hời hợt, sáo rỗng. Đó là lý do làm cho ca khúc cho thiếu nhi "chết yểu".
Cần gần gũi và giản dị như các em nhỏ
Hiện nay, có một thực tế giới sáng tác để tâm suy nghĩ: Đối với người lớn, bài hát để giải trí, phục vụ sinh hoạt vui chơi, thư giãn có phần lấn át những tác phẩm ca khúc có giá trị tư tưởng, tình cảm sâu sắc trong khi với trẻ em lại tỏ ra "cứng", "già" với những bài ca chuyển tải quá nhiều nội dung chính trị, giáo huấn. Lẽ ra phải ngược lại mới đúng. Cái thiếu nhi cần thì lại thiếu, cái có phần dông dài, vô bổ với người lớn lại thừa. Với trẻ em, chỉ cần sáng tạo nên những bài hát có giai điệu đẹp, dễ nhớ, dễ hát, hấp dẫn đề cập đến những tình cảm, sinh hoạt gần gũi với đời sống thường ngày như đã nói ở trên đã là rất bổ ích. Giáo dục có hiệu quả nhất với tuổi thơ là thông qua việc bồi dưỡng mĩ cảm, chứ không thể trực tiếp áp đặt theo con đường lí trí. Tình hình đang phổ biến là giới sáng tác dường như sao lãng quên điều này.
Trong một hội thảo về vấn đề ca khúc thiếu nhi gần đây, những người làm âm nhạc cũng đã nêu lên những vấn đề cần thiết, cấp bách phải đạt được là làm thế nào để cho ra đời nhiều bài hát mới, hay cho thiếu nhi. Rất nhiều ý kiến cho rằng, việc ấy liên quan đến những cơ quan, đoàn thể, đến công tác tổ chức vận động sáng tác. Và thực tế đã cho thấy rằng, nếu chẳng có tổ chức, cơ quan nào động tĩnh thì khó hi vọng giới nhạc sĩ bỗng nhiên cho ra tác phẩm. Và một lẽ dễ hiểu nữa là: Sáng tác ra để làm gì, đưa đến đâu, làm sao để có thể đến được với các em khi tất cả mọi việc mang tính chất tổ chức,"bà đỡ" cho sáng tác này thuộc về những cơ quan có trách nhiệm mà trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản HCM, UB thiếu niên nhi đồng, bộ GD-ĐT, Hội nhạc sĩ, các đài phát thanh, truyền hình...
Theo Báo Đất Việt
Ngao ngán trào lưu thiếu nhi hát nhạc người lớn Vpop ngày càng thiếu ca sĩ thiếu nhi hát nhạc đúng độ tuổi của mình, thay vào đó là hàng loạt sự xuất hiện của những ca sĩ "nhí" đau khổ, quằn quại trong những bản nhạc tình. Chưa bao giờ làng ca nhạc Việt Nam lại có nhiều ca sĩ đến như vậy. Trong số các ca sĩ đua nhau trình làng...