Bài diễn văn sốc lại tinh thần của người Mỹ giữa “vũng lầy” suy thoái
Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã giúp sốc lại tinh thần, khôi phục niềm tin của người dân, giữa lúc đất nước chìm sâu trong cuộc Đại suy thoái đầu thế kỷ 20.
Franklin D. Roosevelt trong một bức ảnh chụp năm 1932 (Ảnh: Getty).
Tổng thống 4 nhiệm kỳ bất chấp bệnh tật
Sinh ngày 30/1/1882 tại Hyde Park, New York, Franklin Delano Roosevelt xuất thân từ một gia đình giàu có và lớn lên trong nhung lụa. Ông được mẹ dạy dỗ rất kỹ lưỡng và hưởng những đặc quyền giáo dục dành cho con cái các gia đình quyền quý.
Năm 1896 ở tuổi 14, Roosevelt được gửi đi học tại Trường Groton, một trường nội trú dự bị có uy tín ở Groton, Massachusetts. Năm 1900, ông thi đậu vào Đại học Harvard danh giá.
Ngưỡng mộ người anh họ của mình, Tổng thống Theodore Roosevelt, Franklin cũng muốn vươn lên trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, ông không gia nhập đảng Cộng hòa như Theodore mà quyết định trở thành đảng viên đảng Dân chủ. Năm 1907, ông vượt qua kỳ thi vào Liên đoàn luật sư New York nhưng từ bỏ công việc luật sư chỉ sau ba năm hành nghề. Khi đó, khi một số người thuộc đảng Dân chủ đề nghị ông ra tranh cử vào thượng viện bang New York, ông đã lập tức chấp nhận và chính thức bước chân vào con đường chính trị.
Vào mùa hè năm 1921, Franklin lên cơn sốt cao trong khi đi nghỉ hè cùng gia đình tại ngôi nhà của họ trên đảo Campobello, Canada. Ông cảm thấy chân yếu đi và đến ngày 12/8/1921, ông không thể tự đứng hoặc đi lại được nữa nếu không có hỗ trợ.
Với sự lạc quan và ý chí kiên cường, Franklin ra sức luyện tập để có đủ sức khỏe vận động tranh cử. Franklin thắng cử 2 nhiệm kỳ cho chức thống đốc New York vào năm và năm 1930. Sau đó, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, Franklin đã chiến thắng vang dội dựa trên khẩu hiệu Chính sách Kinh tế Mới (New Deal).
Tổng thống của thời kỳ khủng hoảng
Franklin đắc cử tổng thống và nhậm chức trong bối cảnh nước Mỹ gần như đang chìm dưới đáy của cuộc Đại suy thoái. Tỉ lệ thất nghiệp lên tới 25%, trong khi nông phẩm hạ giá tới 60%. Khoảng 11.000 trong tổng số 24.000 ngân hàng bị phá sản làm “thổi bay” tiền tiết kiệm của người gửi. Sản xuất công nghiệp chỉ còn hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1929. Hai triệu người vô gia cư. Do thiếu việc làm nên các tổ chức tội phạm và tỷ lệ người sống ngoài pháp luật ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Chiều ngày 4/3/1933, ngày khi Franklin tuyên thệ nhậm chức, tất cả ngân hàng tại 32 trên 48 tiểu bang cũng như Đặc khu Columbia đều đóng cửa. Ngày 5/3/1933, Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York không thể mở cửa, do trong những ngày trước đó khách hàng đã hoảng loạn rút một khối lượng lớn tiền mặt.
Bài diễn văn nhậm chức của Franklin với những lời hứa rất hấp dẫn nhưng cũng đầy tính khả thi đã giúp sốc lại tinh thần, khôi phục niềm tin của người dân Mỹ và đưa nước này vượt qua khủng hoảng.
Bài diễn văn “tuyên chiến” với Đại suy thoái
Franklin đọc bài diễn văn nhậm chức vào ngày 4/3/1933 (Ảnh: Herald Chronicle).
Franklin đọc bài diễn văn huyền thoại vào ngày 4/3/1933 trước 100.000 người tại Điện Capitol (trụ sở quốc hội) ở thủ đô Washington.
Mở đầu bằng việc thừa nhận tình trạng khó khăn của đất nước, Franklin nói: “Đây là một ngày thiêng liêng của quốc gia và chắc chắn trong ngày này toàn thể nhân dân Mỹ đều mong muốn tôi sẽ nói với họ một cách trung thực và kiên định về tình hình căng thẳng hiện nay của đất nước.
Đây là thời điểm tốt nhất để dũng cảm và thẳng thắn nói lên toàn bộ sự thật. Chúng ta không cần e ngại khi phải đối diện với tình của đất nước trong thời điểm hiện nay.”
Ông cho rằng, để vượt qua cuộc khủng hoảng, người dân Mỹ cần chiến thắng sự sợ hãi. Đồng thời ông cũng kêu gọi người dân đồng hành và ủng hộ các chính sách của chính phủ Mỹ để vượt qua thời điểm khó khăn.
“Thứ duy nhất mà chúng ta phải sợ hãi chính là sự sợ hãi – một nỗi sợ vô định, phi lý luôn làm tê liệt những nỗ lực cần thiết giúp chúng ta thay đổi tình hình.
Vào những thời khắc đen tối của quốc gia, đức tính trung thực và hăng hái của những người lãnh đạo cần được giao hòa với sự cảm thông và ủng hộ của người dân, là yếu tố thiết yếu để giành thắng lợi. Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ trong thời khắc quan trọng này.”
Với tinh thần lạc quan, Franklin khẳng định dù khó khăn nhưng niềm tin và lòng dũng cảm sẽ giúp nước Mỹ vượt qua khủng hoảng: “Nhưng cảnh khốn cùng của chúng ta không xuất phát từ sự thiếu thốn vật chất. So với những hiểm nguy mà ông cha ta đã chiến thắng nhờ vào niềm tin và lòng quả cảm, chúng ta thấy mình còn may mắn hơn rất nhiều.”
Sau đó, ông đưa ra những đề xuất cụ thể để nước Mỹ vượt qua suy thoái.
“Nhiệm vụ đầu tiên và lớn nhất mà chúng ta phải làm là tạo công ăn việc làm cho mọi người.”
Theo Franklin, có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp thông qua đầu tư công, phân bổ lại cơ cấu lao động trên toàn quốc và nâng cao giá trị nông sản.
Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của khủng hoảng đến từ sự hám lợi của giới ngân hàng và thương mại. Do vậy, ông đề xuất: “trong quá trình khắc phục nạn thất nghiệp, chúng ta cần phải đảm bảo hai điều nhằm tránh sự trở lại của những rủi ro trong trật tự cũ. Trước hết, phải giám sát chặt chẽ tất cả các hoạt động ngân hàng, tín dụng và đầu tư, chấm dứt nạn đầu cơ tiền mặt. Tiếp đến là việc phải dự phòng một dòng tiền thích hợp nhưng bền vững.”
Ông khẳng định sẽ cùng quốc hội Mỹ đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu trên, hướng tới việc thiết lập một nền kinh tế quốc gia bền vững.
“Chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày tháng gian khó phía trước bằng lòng quả cảm và tinh thần đoàn kết dân tộc, với nhận thức rõ ràng về việc tìm kiếm những giá trị đạo đức lâu đời và cao quý, cùng sự thỏa mãn có được từ hành động bổn phận cứng rắn của mọi tầng lớp công dân già và trẻ. Chúng ta hướng tới sự nghiệp đảm bảo, một đời sống sung túc và bền vững cho toàn thể dân tộc”, Frankin kết luận.
Khôi phục sức mạnh kinh tế Mỹ
Bài diễn văn nhậm chức của Franklin trở thành huyền thoại do đã “thức tỉnh” người dân Mỹ vốn đang chìm đắm trong tâm lý khủng hoảng trong những ngày đen tối của lịch sử nước này.
Sau khi nhậm chức, với sự ủng hộ của quốc hội, Franklin đã hành động nhanh chóng và quyết liệt cho các mục tiêu của mình. Gần như tất cả các đề xuất của Chính sách Kinh tế Mới của ông như Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp, Đạo luật khôi phục Công nghiệp quốc gia và việc thành lập Cơ quan Quản lý Giao thông công chính đã được thông qua trong 100 ngày tại vị đầu tiên của ông.
Bằng việc thực thi một loạt chính sách cấp tiến như vậy, Franklin đã đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và xã hội, tạo nền móng cho tương lai ổn định và thịnh vượng. Điều đó lí giải tại sao vào năm 1936 ông dễ dàng tái đắc cử và tiếp tục chiến thắng trong 2 cuộc bầu cử sau đó, trở thành vị tổng thống tại vị lâu nhất lịch sử Mỹ.
Ông Obama bị chỉ trích vì tiệc sinh nhật
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama bị chỉ trích vì tổ chức tiệc sinh nhật giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Mỹ.
Ông Obama trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 ở nhà riêng (Ảnh: Instagram).
Cuối tuần qua, những bức ảnh về tiệc sinh nhật lần thứ 60 của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Theo những bức ảnh được các khách mời dự tiệc chia sẻ trên mạng xã hội, ông Obama được nhìn thấy tươi cười cầm micro nhún nhảy, xung quanh là các khách mời. Bữa tiệc diễn ra tại nhà riêng của ông ở Massachusetts vào tối 7/8. Khách mời gồm nhiều nhân vật nổi tiếng.
Ngay lập tức, ông Obama trở thành tâm điểm chỉ trích của cộng đồng mạng bởi bữa tiệc diễn ra giữa lúc dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại ở Mỹ.
Candance Owens, một nhà bình luận chính trị Mỹ, chỉ trích trên Twitter: "Truyền thông đưa tin ông Obama sẽ thu hẹp quy mô bữa tiệc sinh nhật, nhưng ông ấy không làm thế. Ông ấy tổ chức tiệc như dự tính ban đầu và không hề nghĩ đến chuyện đeo khẩu trang". Những khách mời nổi tiếng buộc phải gỡ ảnh về bữa tiệc để tránh sự công kích của dư luận. Một trong những khách mời sau đó bình luận trên Twitter: "Trước giờ tôi chưa từng thấy ông Obama như vậy".
Trước khi bữa tiệc diễn ra, do chỉ trích từ dư luận, nhà Obama đã quyết định giảm quy mô, hạn chế khách mời tham dự tiệc. Một người phát ngôn của ông Obama cho biết: "Do biến chủng Delta lây lan, cựu Tổng thống và cựu Đệ nhất phu nhân Obama quyết định giảm mạnh quy mô sự kiện, chỉ gồm gia đình và bạn bè thân thiết".
Vợ chồng ông Obama hiện chưa bình luận trước những chỉ trích của dư luận. Về phía Nhà Trắng, Thư ký báo chí Nhà Trắng nói, dù không thực hiện các biện pháp an toàn, nhưng các khách mời đã tiêm chủng đầy đủ. Bà Psaki cũng cho biết, Tổng thống Joe Biden không tham dự bữa tiệc.
Mỹ đang phải đối phó với một đợt bùng phát mới dịch Covid-19, nguyên nhân chính được cho là do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Để đối phó với làn sóng bùng phát mới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ mới đây khuyến cáo người dân, kể cả người đã tiêm chủng, đeo khẩu trang ở nơi công cộng trở lại. Các bang của Mỹ cũng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, đặc biệt ở những bang tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.
Hiện Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 50% dân số hay khoảng hơn 70% dân số trưởng thành sau 8 tháng triển khai tiêm chủng ngừa Covid-19. Giới chức y tế Mỹ cho biết, vắc xin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19 mặc dù người đã tiêm chủng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Vợ chồng ông Obama đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 hồi đầu năm nay. Cựu chủ nhân Nhà Trắng cũng kêu gọi người dân tiêm chủng khi nước Mỹ tiếp tục đối phó với đại dịch Covid-19.
Nỗ lực đồng lòng giúp thị trấn Mỹ đánh bại Covid-19 Provincetown bất ngờ xuất hiện cụm dịch Covid-19 hồi đầu tháng 7, nhưng nhanh chóng dập dịch thành công nhờ đồng lòng thực hiện các biện pháp hạn chế. Quốc khánh 4/7 luôn là ngày lễ lớn với Provincetown, thị trấn nhỏ ở bang Massachusetts, với hàng loạt bữa tiệc và lễ hội thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nước Mỹ...