Bài cuối: Việc làm online “bay” hàng chục tỷ
Có những công việc khá kỳ lạ mà vô cùng hấp dẫn trên mạng xã hội là người tham gia chỉ cần làm mỗi nhiệm vụ thả tim, comment hay tham gia mua hàng, bình chọn sản phẩm… để tăng lượng tương tác là có thể kiếm bạc triệu mỗi ngày.
Tất nhiên, nếu những ai tin việc làm này là có thật thì chắc chắn đã là một nạn nhân…
Ngày 5/6/2022, ông H.Đ.Ch (ngụ thị xã Tân Uyên, Bình Dương) được một tài khoản Telegram tên TVV Thùy Linh giới thiệu tham gia công tác mua hàng hộ trên internet. Nhiệm vụ của ông Ch. đơn giản chỉ là giả đò đặt mua hàng trên shop điện tử như người bình thường (mục đích là để tăng lượng tương tác), sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được shop hoàn trả lại tiền cùng 20% tiền thưởng.
Mở đầu cuộc chơi, ông Ch. được giao nhiệm vụ mua 1 nồi cơm điện với giá 450.000 đồng và chỉ 10 phút sau tài khoản của ông Ch. có ngay 540.000 đồng. Phía chủ shop thông báo ông Ch. đã trở thành cộng tác viên chính thức và mức hoa hồng sẽ được nâng lên 25%. Và tất nhiên “nhiệm vụ” sắp tới của ông Ch. sẽ “nặng nề” hơn với các sản phẩm có giá hàng triệu, hàng chục triệu đồng. Thấy lần đầu quá dễ ăn nên ông Ch. không nghĩ ngợi gì mà tiếp tục mua đơn hàng giá cao hơn đến khi gộp cả vốn lẫn hoa hồng được 61 triệu đồng thì không rút tiền về được.
Cán bộ Phòng An ninh mạng Công an Bình Dương làm nhiệm vụ “trinh sát” trên không gian mạng.
Phía “chủ shop” bảo tài khoản ông Ch. đã bị “đóng băng”, phải đóng phí “mở băng” là gần 52 triệu đồng. Ông Ch. than không có tiền thì shop bảo, nếu không đóng vào thì mất luôn khoản tiền 61 triệu đồng. Tiếc tiền, ông Ch. Đành bấm bụng làm theo. Tuy nhiên, tài khoản vẫn bị “đóng băng” mà muốn “mở băng” thì phải đóng thêm tiền, còn không đóng thêm thì mất hết. Cứ thế chúng dẫn dụ ông Ch. nộp vào tài khoản đến gần 1,3 tỷ đồng và cuối cùng “tiền mất tật mang”.
Cũng tham gia bình chọn để được hưởng hoa hồng là trường hợp của bà N.T.N.Nh (ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) “chơi” trên ứng dụng Hawee do đối tượng có nick Zalo “cvdp ThuyLinh” hướng dẫn. Sau khi đăng nhập vào tài khoản trên ứng dụng sẽ có các mã số đơn hàng, một đối tượng xưng là “thầy” hướng dẫn bà Nh. chọn đơn hàng nào thì bấm xác nhận đơn hàng đó theo số thứ tự từ 0-9. Sau đó người chơi phải nạp số tiền vào tài khoản tương đương với giá trị đơn hàng đó thế là có lãi từ 30-40%. Cuộc chơi rất đơn giản và “kỳ lạ” như vậy đã làm cho bà Nh. rất hào hứng vì cứ bình chọn là…”trúng”, kiếm tiền còn dễ hơn trở bàn tay. Tuy nhiên, khi bà Nh. đặt với số tiền cao hơn thì lập tức tài khoản bị “đóng băng” và cũng như các vụ lừa khác, thủ đoạn của bọn chúng là yêu cầu bị hại đóng tiền “giải băng”. Bà Nh. cũng không là ngoại lệ khi số tiền nạp vào lên đến gần 1,6 tỷ đồng mà cũng chẳng thể rút ra. Đến lúc này nghi ngờ mình bị lừa, bà Nh. dùng 1 điện thoại khác để tải áp Hawee về để “thử nghiệm”. Ban đầu bà chơi vài trăm ngàn thì lập tức “trúng” và được rút tiền nhưng khi bà nạp vào 30 triệu dồng thì tài khoản lại “đóng băng”. Thế là bà lại mất thêm 30 triệu đồng nữa để “mua” một bài học dù rằng chuyện lừa này cơ quan Công an đã khuyến cáo từ nhiều năm nay.
Video đang HOT
Cũng được giao nhiệm vụ y như bà Nh. là ông T.V.U, ngụ TP Dĩ An, Bình Dương. Ông được hướng dẫn tải app “VFS” rồi tham gia bình chọn bán hàng để được thưởng hoa hồng. Lần đầu ông U. nạp 500.000 đồng để tham gia bình chọn, chỉ cần vài thao tác có ngay 50.000 đồng hoa hồng. Nổi lòng tham, lần kế tiếp, ông nạp 5 triệu đồng thì App thông báo ông vi phạm luật chơi. Nếu muốn lấy lại 5 triệu đồng thì phải nộp vào 25 triệu đồng. Sau đó số tiền cần phải nộp vào để rút số tiền trước ra lần lượt là 65 triệu, 120 triệu, 150 triệu… Đến khi đã nộp vào 525 triệu đồng ông U. mới “sáng mắt ra”, ông nghĩ sao lại có chuyện kỳ quặc như vậy nên ông dừng nộp tiền và đi trình báo Công an.
Ông Đ.T.N (ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) được giới thiệu vào 1 App đặt vé máy bay và phòng nghỉ du lịch qua mạng. Người tham gia sẽ thực hiện công việc đặt vé máy bay và phòng nghỉ du lịch trên ứng dụng và được hưởng % lợi nhuận. Ngoài ra, khi người dùng giới thiệu thêm thành viên mới, phát triển hệ thống người dùng hoặc nạp thêm tiền mở mã mới sẽ được hưởng hoa hồng phát triển hệ thống, hoa hồng nạp tiền… tùy theo cấp độ hội viên đồng, bạc, vàng, kim cương. Vì là app lừa đảo nên chúng đặt mức thưởng cao ngất, hấp dẫn làm ông N. mờ mắt đã nạp vào tài khoản đến gần 10 tỷ đồng và cũng kể từ đó ông không còn đăng nhập vào app được. Nghi ngờ mình bị lừa, ông lên mạng xã hội tìm hiểu thì thấy có rất nhiều người cũng bị lừa như mình. Giá mà trước khi chơi, ông cũng tìm hiểu như vậy thì đâu phải mất sạch khoản tiền hàng chục năm dành dụm.
Thượng tá Lâm Hồng Vũ, Trưởng phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng có thể chia thành 3 loại phương thức, đó là lợi dụng lòng tham, lợi dụng lòng tin và lợi dụng sự sợ hãi của người dân. Trong đó, lợi dụng lòng tham bao gồm các kiểu lừa tuyển cộng tác viên bán hàng trên các sàn điện tử. Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn điện tử Shoppee, Tiki, Sendo, Lazada… tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng nhằm tăng tương tác, doanh số… để được hưởng hoa hồng; lừa đảo kêu gọi tham gia đầu tư, mua bán, giao dịch các loại tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa (Bitcoin, Etherum, USDT…) trên các sàn giao dịch chọn quyền nhị phân (Binary Option- BO), sàn đầu tư ngoại hối… Lừa lợi dụng sự sợ hãi của nạn nhân là các chiêu giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… để dọa bắt bớ nạn nhân do có liên quan đến đường dây ma túy, rửa tiền quốc tế; lừa phạt vi phạm hành chính về giao thông, nợ cước viễn thông, nợ tiền điện… Còn lợi dụng lòng tin là các kiểu lừa cho vay vốn qua mạng, hack facebook rồi nhắn tin cho người thân nạn nhân để mượn tiền…
Để phòng ngừa, người dân cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản xã hội. Không chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người chưa xác thực. “Các cơ quan nhà nước không làm việc với người dân, người vi phạm qua điện thoại, qua mạng xã hội hay yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP. Các cơ quan, tổ chức nhà nước chỉ mời và làm việc với người dân trực tiếp tại trụ sở” – Thượng tá Vũ nhấn mạnh.
Đặc biệt người dân cần lưu ý khi kẻ lạ mặt yêu cầu nhắn tin theo cú pháp DS gửi 901. Đây là cú pháp đổi sim điện thoại qua phôi sim trắng theo phương thức nhắn tin (SMS). Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ nhắn tin muốn giúp nạn nhân nâng cấp sim điện thoại thành sim 4G, 5G. Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát sim vì sim của đối tượng lừa đảo trở thành sim “chính chủ”. Chúng sẽ truy cập vào ứng dụng ví điện tử, ứng dụng thanh toán online để chiếm đoạt tiền.
Vì sao nạn nhân lại dễ dàng chuyển cho kẻ lừa đảo hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng mà chẳng chút đắn đo, do dự? Chúng tôi đặt câu hỏi này và được hầu hết các nạn nhân cho biết họ nghĩ tài khoản ngân hàng ắt phải có tên tuổi, địa chỉ hẳn hoi thì “có chạy đằng trời” nhưng thực tế đây là một sai lầm tai hại vì chẳng kẻ lừa nào lại dại dột như thế cả. Trước khi lừa đảo đối tượng bao giờ cũng thuê người mở tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng giấy CMND giả để mở tài khoản, khi nạn nhân chuyển tiền chuyển vào là chúng lập tức chuyển sang nhiều tài khoản khác và rút sạch. Khi Công an vào cuộc điều tra thì chỉ phát hiện được người đứng tên chủ tài khoản, còn người này được ai thuê mở gần như không có manh mối. Mặt khác, những kẻ giấu mặt điều hành các đường dây lừa đảo dạng này hầu hết là ở nước ngoài, khi lừa xong nạn nhân chúng chỉ cần khóa tài khoản thì coi như vô phương tìm kiếm.
Một số nạn nhân có chút cảnh giác còn yêu cầu kẻ lừa đảo cung cấp giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký kinh doanh công ty… mà với công nghệ làm giả hiện nay chuyện đó đối với kẻ lừa đảo dễ như trở bàn tay. Đáng trách hơn là một số nạn nhân còn gọi video để xem các đối tượng lừa có mặc đồ Công an hay không và khi thấy họ có mặc trang phục Công an là lập tức tin ngay, không nghĩ đó là những kẻ giả danh.
Mất tiền tỷ vì mắc bẫy tuyển cộng tác viên bán hàng
Trên mạng xã hội thời gian gần đây đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên (CTV) cho các sàn thương mại điện tử với mức thù lao hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Không ít người vì chút lợi ích trước mắt đã mất cảnh giác và bị các đối tượng dẫn dụ và lừa đảo mất số tiền rất lớn.
Chị T.T.H.T, 32 tuổi, trú huyện Đồng Phú gửi đơn tố giác đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước. Chị H.T cho biết: Ngày 17/7/2022, qua mạng xã hội, tôi được một nhân viên hướng dẫn tải app Shopee làm CTV cùng tham gia nhiệm vụ kiếm tiền trực tuyến trên Shopee.
Mạng xã hội thời gian gần đây đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên.
Sau đó tôi được nhân viên giới thiệu làm trên app Telegram, nhân viên tên Nga Hoàng tư vấn và hỗ trợ (thông tin nhân viên: Hoang199nga1991 - Số căn cước công dân 042191002748 tên Hoàng Thị Nga, sinh ngày 4/4/1991, nơi thường trú ở tỉnh Hà Tĩnh. Lần giao dịch đầu tiên này tôi nạp số tiền 300.000 đồng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tôi được nhận về 380.000 đồng. Lần giao dịch tiếp theo tôi nạp 300.000 đồng và được nhận về 345.000 đồng. Sau đó tôi tiếp tục nộp 10.000.000 đồng và được nhận về 12.000.000 đồng.
Do liên tiếp 3 lần nạp tiền vào app và đều có lợi nhuận nên tôi tin tưởng và liên tục thực hiện các giao dịch nạp tiền. Từ ngày 18/7 đến ngày 20/7/2022, tôi đã nạp tổng số tiền là hơn 4,2 tỷ đồng nhưng sau đó không thể rút tiền ra được. App luôn thông báo nhiều lý do và yêu cầu tôi phải nạp thêm 2 tỷ đồng để nâng cấp lên gói CTV VIP. Lúc này thì tôi mới nhận ra mình đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên đã làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an.
Trước đó, Công an thành phố Đồng Xoài cũng tiếp nhận đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản do anh T.Đ.S, 35 tuổi, trú phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài gửi tới.
Trong đơn, anh T.Đ.S trình bày: Ngày 15/6/2022, tôi đăng ký vào trang web: http://sendo-vn.com và đăng ký tài khoản CTV để thực hiện nhiệm vụ mua bán hàng hoá trên web. Hình thức mua bán chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của tôi sang tài khoản mang tên TRAN HOANG PHUC số tài khoản 100008988007, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân, thuộc web: http://sendo-vn.com. Số lượng đơn hàng và giá trị ngày càng tăng, khi tổng giá trị 5 đơn hàng là hơn 130 triệu đồng, thì chăm sóc khách hàng (CSKH) báo tôi phải nạp 60 triệu đồng vào quỹ dự phòng theo số tài khoản 100008988007 để được nhận lại tiền. Nhưng sau khi đã nạp 60 triệu đồng thì CSKH lại báo tôi phải nạp thêm 80 triệu đồng để lấy mã nhận tiền mặt ngoài đại lý Viettel, công ty Sendo không cho chuyển khoản nữa.
Sau đó tôi nạp tiếp 80 triệu thì CSKH lại báo tôi mới chỉ nhận được 1 mã, tôi phải nạp thêm 160 triệu nữa để nhận thêm 2 mã, phải đủ 3 mã tôi mới ra đại lý Viettel rút tiền được. Đến lúc này tôi nhận thấy nếu có nạp tiền vào tài khoản theo yêu cầu của CSKH nữa thì cũng sẽ không nhận lại được tiền của mình, lúc này tôi biết đã bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền 270 triệu đồng.
Ngoài đơn tố giác tội phạm, các nạn nhân còn giao nộp cho cơ quan một số giấy tờ có dấu mộc đỏ được kẻ lừa đảo gửi cho nạn nhân trước đó, để các nạn nhân tin tưởng khi giao dịch với chúng.
Trung tá Nguyễn Minh Hiếu, Phó Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước cho biết: Thời gian gần đây, đơn vị đã tiếp nhận rất nhiều tin báo, tố giác tội phạm của người dân trên địa bàn tỉnh. Qua tổng hợp nhận thấy các đối tượng thường gửi các tin nhắn tuyển CTV qua các ứng dụng nhắn tin SMS đến số điện thoại hoặc quảng cáo qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... với mức thù lao hấp dẫn cho người tham gia làm CTV.
Thực tế cho thấy, để dễ dàng thực hiện các vụ lừa đảo thành công, các đối tượng đã nắm bắt được tâm lý hám lời của một số người. Ban đầu là những giao dịch của kẻ lừa đảo đưa ra có giá trị nhỏ chỉ vài trăm nghìn đồng, CTV được yêu cầu thực hiện các bước như xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty. Kết thúc giao dịch CTV sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng. Đến khi CTV cảm thấy công việc hấp dẫn, dễ kiếm tiền, đối tượng lừa đảo sẽ dẫn dụ họ làm những giao dịch với đơn hàng có giá trị cao hơn, từ vài chục triệu đến hàng trăm tiệu đồng. Sau khi thực hiện xong giao dịch, CTV sẽ nhận được thông báo phải thực hiện từ 2 đến 3 giao dịch mới được hoàn lại tiền.
Khi thực hiện theo đủ các giao dịch thì nhận được thông báo hệ thống đang bảo trì, bị lỗi hoặc phải thực hiện thêm các nhiệm vụ khác như đóng thuế thu nhập cá nhân, hoặc nạp thêm tiền nhận mã... với rất nhiều lý do được đưa ra. Đến lúc này nạn nhân không còn khả năng nạp tiền nữa, mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.
Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát tài sản, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với hành vi tuyển dụng CTV qua mạng
Bắt 3 phóng viên cưỡng đoạt tài sản Ngày 27/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng vừa bắt quả tang 3 phóng viên, cộng tác viên có hành vi "vòi" tiền người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ba đối tượng nêu trên gồm Lưu Công Hải (SN 1988, trú tại tổ 2, phường Sông Hiến, TP Cao Bằng) là cộng tác viên Báo Nông nghiệp...