Bãi cỏ lau đẹp như tranh vẽ mới xuất hiện ở Hà Nội
Vườn cỏ lau bung nở trắng muốt, trải dài trên bãi đất rộng mới xuất hiện năm nay ở khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) đang là địa điểm thu hút nhiều người đến vui chơi, chụp ảnh.
Cánh đồng cỏ lau nằm giữa khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội), hiện đang là địa điểm thu hút nhiều người yêu thiên nhiên và thích chụp ảnh đến tham quan.
Được biết, nơi đây trước kia là một bãi đất trống do chưa triển khai xây dựng, cỏ lau mọc um tùm tạo khung cảnh nên thơ, lãng mạn.
Những bông cỏ lau trắng muốt bung nở.
Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại những khoảnh khắc bên cánh đồng lau tuyệt đẹp.
Cỏ lau ở đây thấp, chỉ cao ngang đầu gối nên rất dễ để chụp được những bức hình đẹp.
Video đang HOT
Một đôi bạn trẻ tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn bên nhau.
Khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Các cháu nhỏ cũng tỏ ra thích thú khi được theo bố mẹ đến vườn lau.
Đôi bạn trẻ tranh thủ xem lại những bức ảnh vừa chụp được.
Thời gian lý tưởng để ngắm cỏ lau là lúc sáng sớm hoặc xế chiều, khi ánh nắng mặt trời chiếu ngang tầm những bông lau trắng muốt. Đây cũng là thời điểm khung cảnh nên thơ, dễ chụp được những bức hình ưng ý.
So với những bãi lau quen thuộc ở Hà Nội, bãi cỏ lau Linh Đàm là địa chỉ mới, sơ khai nên lượng người đến đây không đông như những nơi khác.
Hà Trang – Toàn Vũ
Theo Dantri
Đồi cỏ lau hồng rất ít người biết ở Lâm Đồng
Nằm kế bên đoạn đường hoa dã quỳ trên đường vào thác Pongour, đồi cỏ lau hồng năm nay chưa đông khách, nên khung cảnh phơi trong gió đông thật thơ mộng.
Đồi cỏ lau hồng thuộc thôn Tân Bình, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Để đến đây, bạn tìm hướng chạy vào khu vực thác Pongour, khi còn cách thác 2 km là thấy đồi cỏ lau hồng bên tay trái.
Ngoài ra, còn một điều dễ nhận biết nữa là khi đi vào bạn thấy đoạn nào có hai bên dã quỳ nở đẹp nhất, đồi cỏ nằm gần đấy.
Nơi đây có khung cảnh rất đẹp. Một bên là đồng cỏ xen lẫn các khóm dã quỳ, một bên là nương ngô (bắp), những ao nước, xa xa những ngọn đồi chạy dài tít tắp, dưới con đường nhựa dã quỳ vàng nhuộm. Tất cả tạo nên những mảng màu sắc rực rỡ, thật hữu tình.
Đẹp là vậy, thế nhưng ít có du khách lai vãng đến khu vực đồng cỏ, có chăng cũng chỉ dăm ba người du khách phương xa đi du lịch bụi chạy qua thấy đẹp ghé tham quan mà thôi.
Cỏ lau hồng là một loại cỏ dại, chủ yếu mọc trên các ngọn đồi, vách đá, hoặc lác đác trên các cung đường quanh co, uốn lượn, dưới chân suối, bên bìa rừng...
Những ngày đầu đông, bông cỏ lau ở đây nở rộ, đỏ hồng vào lúc sáng sớm và hồng nhạt lúc nắng vừa đỉnh đầu. Trong cơn gió thoảng, cỏ lau vi vu lay động, tạo nên những mảng sóng nhấp nhô trên ngọn đồi. Những bông cỏ lau phấp phới lướt nhẹ từ đồi này sang đồi khác để sinh sôi, nảy nở tiếp.
Cỏ lau ở đây có thân mảnh mai, gầy còm hơn các vùng đồng bằng, bãi bồi ven sông. Bông cũng nhỏ hơn vì điều kiện sống khắc nghiệt ở vùng cao nguyên, đồi núi.
Cỏ lau tượng trưng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống mãnh liệt của núi rừng. Những bông cỏ lau, đồi cỏ lau đã trở thành biểu tượng, kỷ niệm đẹp khắc sâu vào tâm khảm, trí nhớ của những người từng bị vẻ đẹp của chúng hớp hồn.
Đoạn đường này có hai đồng cỏ lau rất rộng, chạy dọc lên đến tận đồi núi. Mỗi đồng cỏ cách nhau khoảng chừng 100 m. Các bạn không nên chạy xe lên đồi làm hư hại cỏ, có thể dừng xe dưới đường tản bộ lên và tránh đứng chụm lại thành từng nhóm đông, dẫm đạp cỏ.
Xen lẫn trong đồng cỏ là các khóm dã quỳ khoe sắc vàng rực.
Cỏ lau hồng đẹp nhất vào lúc sáng sớm. Nếu có thể bạn nên đi vào khoảng 5h30-7h, vừa có thể ngắm bình minh mà còn ghi lại những bức hình đẹp nhất. Bạn nên đi xa lên các ngọn đồi, ở đấy cỏ lau đẹp nhất và đỏ hồng nhất, khu vực ven đường lộ cỏ còn hơi xanh, hoa không đều nên chụp hình không đẹp lắm.
Bài và ảnh: Phước Bình
Theo Zing
Đồi cỏ lau trắng lãng mạn trên 'sống lưng khủng long' Đến Bình Liêu (Quảng Ninh) thời gian này, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng của cánh đồng cỏ lau trắng muốt. Được mệnh danh là Sa Pa của Quảng Ninh, "sống lưng khủng long" - Bình Liêu đã được cộng đồng phượt biết đến từ lâu, với ruộng bậc thang, núi đồi trùng điệp, những ngôi làng...