Bài chia sẻ về chọn chồng tốt của bà mẹ Việt gây sốt: “May mắn cũng là thứ chúng ta tự tạo ra”
Đối với bà mẹ trẻ, chuyện lấy được chồng như ý, có hôn nhân hạnh phúc, thậm chí chọn nhà chồng tốt… đều hoàn toàn do nỗ lực và tư duy của bản thân, không liên quan đến may rủi.
Bà mẹ một con chia sẻ bí quyết tìm được nhà chồng tốt
Từ trước đến nay, người ta thường nói: “Phụ nữ lấy chồng, thông minh, xinh đẹp không bằng may mắn”. Câu nói này khiến nhiều cô gái trẻ e dè khi nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Bởi lẽ, họ đắn đo, e ngại trước lựa chọn quan trọng có tính quyết định cho cả cuộc đời. Liệu mình đã chọn đúng, người bạn đời đi cùng mình sẽ giúp cuộc sống từ nay về sau trở nên hạnh phúc hay bất hạnh, bế tắc?
Liệu có thể lựa chọn, tìm kiếm chồng tốt, không thay đổi dù là khi còn yêu hay đã chung sống nhiều năm?
Mọi người thường nói điều đó hoàn toàn như một canh bạc, may nhờ, rủi chịu. Thế nhưng, đối với Quỳnh Anh, một bà mẹ trẻ hiện đang định cư tại Anh, việc chọn chồng, hay thậm chí là nhà chồng tốt, hoàn toàn là điều mà một cô gái độc thân có thể làm được!
Quỳnh Anh (29 tuổi), hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực đồ dùng cho trẻ nhỏ. Chị là mẹ của một cô con gái nhỏ. Bà mẹ một con sang Anh du học từ năm 17 tuổi, sau đó kết hôn, sinh sống và làm việc tại xứ sở sương mù.
Có sở thích quan sát và viết lách, là người hay đọc sách, mỗi lần cầm một quyển sách, chị Quỳnh Anh thường đọc và ngẫm nghĩ rất lâu, do đó chị tích luỹ cho mình vốn sống, hiểu biết khá phong phú, đa chiều.
Xuất phát từ đây, bà mẹ một con thường xuyên chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống hôn nhân, gia đình, vấn đề nuôi dạy con cái… lên mạng xã hội. Quỳnh Anh không ngờ rằng, những bài viết của chị ngày càng được nhiều người đón nhận, yêu thích.
Mới đây, Quỳnh Anh tiếp tục gây chú ý khi chia sẻ bí quyết chọn chồng/nhà chồng như ý – điều mà từ trước đến nay các cô gái trẻ luôn mong muốn tìm câu trả lời, thay vì chỉ trông chờ vào may mắn.
Theo Quỳnh Anh, bà mẹ một con không phủ nhận việc hôn nhân có ấm êm hay không phụ thuộc rất nhiều vào may mắn.
Nhưng với chị, may mắn ấy chúng ta có thể làm chủ được, bởi nó do chính mỗi người tự tạo ra cho mình.
Gia đình nhỏ của Quỳnh Anh luôn ngập tràn tiếng cười
Quỳnh Anh chia sẻ: “Phải làm rõ một quan điểm quyết định lối sống và tư duy của mình, đó là: mình tin vào may mắn, nhưng là may mắn do chính bản thân tạo ra nhiều hơn.
Video đang HOT
Tất cả mọi người đều có tỉ lệ gặp may mắn và xui xẻo giống nhau trong cuộc đời. “May mắn” và “may mắn do bản thân tạo ra” nó khác nhau ở chỗ “may mắn do bản thân tạo ra” là thứ bản thân chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được.
Mình lấy ví dụ một chuyện: mình là một người chưa bao giờ trúng thưởng cái gì, nhưng con em mình lại là một đứa rất hay trúng give away. Điểm khác biệt giữa mình và nó là gì các bạn biết không?
Không phải nó may còn mình đen đâu. Đó là nó rất hay tham gia bốc thăm trúng give away, còn mình không tham gia bao giờ. Các bạn đã dần hiểu ý mình muốn nói ở đây chưa?
Sự may mắn của em mình là do em ấy tự mang đến, bằng cách tham gia cực nhiều give away nên tỉ lệ trúng cũng cao hơn… Với nó, việc trúng give away chắc chắn cũng cần rất nhiều nỗ lực.”
Tin rằng mọi may mắn đều không tự nhiên mà có, theo chị Quỳnh Anh, việc vào nhà chồng tốt – những tưởng chỉ có thể trông cậy vào may rủi, cũng hoàn toàn có thể tự quyết định được.
“Mình không nói đến các thế hệ trước do hoàn cảnh và lối sống khác biệt quá xa, mình không có đủ hiểu biết để nhận định. Nhưng ở thế hệ của mình thì chắc chắn không thể có chuyện đến xem mặt nhau 1-2 lần rồi cưới.
Thế thì trong quá trình tìm hiểu nhau, tiếp xúc với gia đình bạn trai, các bạn chẳng lẽ không nhận ra cái gì sao? Đây, đây chính là lí do mình ghét cái câu “thông minh, xinh đẹp cũng không bằng may mắn”. Người thông minh chắc chắn không bao giờ thốt ra cái câu ấy đâu.
Trong quá trình tìm hiểu nhau, hệ giá trị của 2 bạn có giống nhau không? Mình chắc chắn hệ giá trị của bạn trai phần lớn hình thành và ảnh hưởng bởi cách nuôi dạy của gia đình.
Một người con trai tôn trọng phụ nữ, chắc chắn không lớn lên trong gia đình trọng nam kinh nữ.
Các bạn đừng nhầm lẫn giữa hệ giá trị và tính cách. Rất nhiều người khi yêu chỉ chăm chăm để ý tới tính cách và gia cảnh, công việc, mà quên mất thứ để chúng ta gắn kết lâu bền là Hệ Giá Trị (Core Value).
Một người yêu cũ của mình từng kể một câu chuyện như sau: Mẹ anh ấy có 5 (hay 7 nhỉ) chị em gái, các gia đình sống rất gần nhau, nên bất kì bạn gái của anh con trai nào đến ra mắt đều phải vượt qua vòng thẩm định của 5 (hay 7) vị đó.
Ôi trời ơi xách váy chạy ngay đi chứ chần chừ gì? Bố mẹ mình đẻ mình ra đâu phải để cho người khác thẩm định? Mình lớn lên ăn học tu dưỡng thành người đâu phải để làm hài lòng ai đó thì mới được bước chân vào làm con dâu, hay được diễm phúc yêu con trai họ?
Mình bổ sung là anh này rất hiền lành, nấu ăn ngon, cũng rất yêu chiều mình… nhưng khi nghe câu chuyện đó mình xác định người đàn ông này sẽ chỉ để yêu, không thể kết hôn.
Mình không nói việc các bạn lấy người chồng như vậy là sai, miễn là bạn hạnh phúc thì không có gì sai cả. Mình không lấy vì mình biết chắc sẽ không hạnh phúc.
Hệ giá trị của mình và gia đình anh ấy không giống nhau. Tình yêu giữa hai đứa mình mới chỉ tồn tại vài tháng (hoặc thậm chí vài năm), nhưng hệ giá trị của gia đình anh ấy và bản thân mình đã tồn tại nhiều chục năm. Vậy thì cái gì dễ buông bỏ hơn? Đã thấy không ổn sao còn cố dấn thân?”
Cuộc hôn nhân hạnh phúc đáng mơ ước nhờ cả hai biết đối thoại
Thừa nhận gia đình nào cũng có lúc “xô bát xô đũa”, nhưng nhìn chung, với Quỳnh Anh, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng chị rất hạnh phúc.
Kết quả này dĩ nhiên không có được nhờ may mắn, mà bởi Quỳnh Anh đã biết tìm được người bạn đời “cùng chung hệ giá trị”.
Theo Quỳnh Anh, chồng chị rất tâm lý, thấu hiểu và luôn sẻ chia mọi việc cùng vợ
Chị tâm sự: “Hệ giá trị của bản thân mình là sống ngay thẳng, hướng thiện, bình đẳng, gia đình và con cái là ưu tiên hàng đầu.
Vậy nên khi gặp một người có cùng hệ giá trị như vậy (chồng mình), thì dù hoàn cảnh lớn lên có khác biệt, tính cách có đối lập, công việc có không liên quan, thì chúng mình vẫn có thể yêu, hiểu và kết hôn sống hạnh phúc.
Mình vẫn nhớ có lần mình từng hỏi: “Nếu bây giờ con mình tham gia một cuộc thi mà người đứng đầu sẽ có một cơ hội tương lai rất tốt, con mình đứng thứ hai và chỉ cách nhau 0,5 điểm. Anh là người có thể nhúng tay vào thay đổi kết quả, anh có làm không?”.
Chồng không do dự trả lời: “Không! Con mình mất cơ hội này sẽ còn có những cơ hội khác, mình không thể vì thế mà tước đi cơ hội và nỗ lực của đứa trẻ khác được”.
Đó cũng là câu trả lời trong đầu mình vì hệ giá trị Sống Ngay Thẳng và Hướng Thiện của bọn mình giống nhau.
Một người đàn ông như vậy chắc chắn không thể được nuôi dạy bởi cha mẹ gian dối, độc ác, ích kỉ được đúng không?
Mình chỉ tiếp xúc với bố mẹ chồng chính thức 2-3 lần trước khi quyết định cưới vì mình ở xa, nhưng mình hoàn toàn tin rằng họ là những người có cùng hệ giá trị với mình và gia đình mình, dựa vào những gì mình thấy ở chồng mình và vài lần tiếp xúc.
Gia đình mình và gia đình chồng có thể khác biệt nhiều thứ, nhưng những Hệ Giá Trị mình nhắc đến trên kia thì hoàn toàn giống nhau.”
Thay vì có những tiêu chuẩn chọn chồng rõ ràng như: biết chia sẻ, quan tâm vợ con, có công việc ổn định vv.. thì với Quỳnh Anh, chị chỉ cần đối phương biết đối thoại, tâm sự để hiểu nhau và giải quyết mọi vấn đề, mâu thuẫn trong cuộc sống.
“Chồng mình cũng là người kiên nhẫn, hợp tác cùng vợ để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trong nhiều lĩnh vực, như là chăm sóc con cái, hoàn thiện bản thân, phấn đấu trong công việc. Hai vợ chồng rất chịu khó đối thoại, cùng nhau bàn luận, sẻ chia.”
Cuối cùng, bà mẹ một con cho hay, chị muốn chia sẻ quan điểm của mình để những cô gái đã, đang có ý định kết hôn đừng vì áp lực tuổi tác, áp lực gia đình, hay vẻ hào nhoáng địa vị của một người…
Tự hoàn thành chương trình tiểu học và trung học, cặp chị em khuyết tật trở thành nhà văn, chuyên gia tâm lý
Hai chị em có niềm đam mê với việc học, thích viết lách, tự hoàn thành chương trình học từ bậc tiểu học đến trung học.
Lưu Hạ và Lưu Ninh là hai chị em mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh là teo cơ tủy, sống tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Thuở nhỏ, hai chị em có niềm đam mê với việc học, thích viết lách, tự hoàn thành chương trình học từ bậc Tiểu học đến Trung học.
Sau đó, cả hai đến trường Đại học Sư phạm Hà Bắc học trong vòng 1,5 năm và trở thành nhà văn, chuyên gia tâm lý.
Hơn 20 năm nay, cả hai chị em cùng nhau sử dụng một ngón tay và phần mềm nhận diện giọng nói để xuất bản hơn 600 tập thơ, văn xuôi. Lưu Hạ chia sẻ: 'Những năm gần đây, chúng tôi đã xuất bản và đăng tải hơn 600 tập thơ, văn xuôi trên tạp chí văn học với số lượng hơn 400.000 chữ'.
Lưu Hạ và Lưu Ninh mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh là teo cơ tủy.
Cả hai đã xuất bản hơn 600 tập thơ, văn xuôi.
Lưu Ninh cho biết: 'Ngày thường, khi Lưu Hạ sáng tác thơ, văn xuôi, em ấy sẽ dùng phần mềm nhận diện giọng nói để nhập câu chữ trên máy tính. Sau đó, tôi sẽ sử dụng một ngón tay cử động duy nhất trượt trên máy tính bảng để hoàn thành thao tác trên máy tính'.
Lưu Hạ sáng tác thơ, văn xuôi bằng phần mềm nhận diện giọng nói.
Lưu Ninh sử dụng một ngón tay cử động duy nhất trượt trên máy tính bảng để hoàn thành thao tác trên máy tính.
Sau khi video trên chia sẻ trên mạng xã hội, cộng đồng mạng Trung Quốc tấm tắc khen ngợi tinh thần vượt khó của hai chị em ham học:
'Cơ thể của mình khỏe mạnh, nhưng tinh thần ý chí thua xa Lưu Hạ và Lưu Ninh'.
'Thật ngưỡng mộ tinh thần ham học của hai chị em, họ không may mắn từ khi sinh ra cơ thể bị khuyết tật, nhưng họ đã không buông xuôi, phó mặc cho số phận'.
'Họ đã tiếp thêm nghị lực sống cho mình, mình có cơ thể khỏe mạnh nhưng chưa bao giờ biết trân trọng cuộc sống như những người khuyết tật'.
CLIP: Phút nông nổi của người đàn ông và cái kết khiến tất cả "xúi" về mổ gà ăn mừng Người đàn ông đã gặp may trong tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" này. Ảnh minh họa Vụ việc xảy ra trên một con đường đang bị ùn tắc giao thông, các phương tiện dừng chờ trên đường. Người đàn ông đi xe máy sang đường nhưng thiếu quan sát. Dù tầm nhìn bị một xe container làm hạn chế nhưng người...