“Bài ca không quên” về người chiến sĩ giao liên
Chương trình “ Bài ca không quên” đã được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2 nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022).
Trong những năm tháng chiến tranh, tất cả những người dân Việt Nam đã không quản máu xương mình, tuổi xuân của mình lao vào lửa đạn chỉ với một khát khao, một mong muốn duy nhất và cháy bỏng là hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc, là thống nhất đất nước, là trọn vẹn hình hài của non sông. Chương trình đã kể lại những “bài ca không quên” ấy với sự tham gia góp sức của tất cả các lực lượng, trong đó có những chiến sĩ giao liên, cán bộ giao bưu.
Chương trình gồm 3 phần với những phóng sự và những chia sẻ của các khách mời trực tiếp tại trường quay, đã mang tới những câu chuyện của lực lượng giao bưu tại Quảng Trị, lực lượng giao liên trên tuyến đường Trường Sơn và việc số hóa thông tin mộ liệt sĩ cũng như câu chuyện của ngành bưu điện thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước.
Trong phần đầu chương trình, nhà báo Phùng Huy Thịnh – cây bút được rèn luyện qua lửa chiến, đã từng chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị – cảm thấy bầu không khí chiến đấu khốc liệt ngày nào, những gương mặt của đồng đội… trở lại trong ông.
Nhà báo Phùng Huy Thịnh đã dành 5 năm tuổi trẻ sống và chiến đấu tại Quảng Trị. Người phóng viên chiến trường năm xưa từng tham gia 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 trong tâm tưởng của ông, Quảng Trị luôn có một vị trí đặc biệt. Ông cùng với các cựu chiến sĩ giao bưu trở lại nơi từng là hầm đặt tổng đài, các chàng trai cô gái trẻ nhiệt huyết ngày ấy nay đã tuổi cụ ông cụ bà về thăm chiến trường xưa, vết thương trên thịt da dù đã lành theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng của một “thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người .
Năm tháng đã ghi dấu lịch sử trên những kỉ vật này, nhắc nhớ mỗi người về giá trị của độc lập và tự do. Những người lính giao bưu nhìn ảnh mà như được gặp lại cố nhân, như quay ngược thời gian về năm tháng trai trẻ hào hùng, oanh liệt, có gian khổ, hiểm nguy và niềm vinh quang chiến thắng, có nghĩa tình đồng đội, đồng chí ở nơi tuyến lửa anh hùng.
Video đang HOT
Nhà báo Phùng Huy Thịnh bày tỏ sự khâm phục với những chiến sĩ giao liên – những chiến sĩ chiến đấu tinh tường, dũng cảm, bền gan, can trường.
Nhà báo Phùng Huy Thịnh chia sẻ trong chương trình.
Giao liên trong kháng chiến là công tác nguy hiểm không kém phần chiến đấu trên chiến trường. Có một đội ngũ giao liên tóc dài tại Bến Tre dũng cảm, mưu trí với nhiều hình thức nghi trang độc đáo, họ có mặt ở khắp mọi nơi: trong lòng địch, trong nhân dân, trên những chiến hào… tạo thành mạng lưới giao liên từ Trung ương đến các địa phương trong suốt những năm tháng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuổi thanh xuân của các mẹ, các chị trải dài theo những cánh rừng, con suối, nơi chiến trường đầy khói lửa.
Vượt qua nhiều nhiều tuyến đường khó khăn được ví là những “cung đường máu”, nhưng với tinh thần hi sinh tất cả chứ không để đường không thông, thư từ, công văn, hàng hoá, vũ khí tồn đọng, bộ đội, cán bộ không qua lộ được, lực lượng giao liên Bến Tre đã hoạt động thầm lặng góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Tiếp theo chương trình, MC Hồng Nhung và khán giả truyền hình có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Viết Sinh – người tham gia công tác giao liên năm 21tuổi và đã có 14 năm làm công tác giao liên trong kháng chiến chống Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn. Ông là một trong 3 chiến sĩ đầu tiên của bộ đội Trường Sơn vinh dự được Bác Hồ ký phong anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Viết Sinh.
Qua chia sẻ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Viết Sinh, khán giả thêm hiểu hơn về những khó khăn, thách thức của những người chiến sĩ giao liên trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, cán bộ bưu điện vẫn không ngừng giữ vững truyền thống đó, nỗ lực từng ngày để có những việc làm thiết thực tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Hơn 865 000 ngôi mộ liệt sĩ đã thu thập thông tin, 2,6 triệu bức ảnh mộ liệt sĩ được chụp lại tại gần 3000 nghĩa trang liệt sĩ. Đó là những số liệu thu được từ Đề án “Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ” do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp giao cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện.
Ở phần cuối chương trình, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng – Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh – Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chia sẻ về số hóa thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ; câu chuyện của ngành bưu điện thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước và những hoạt động thiết thực của Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.
Trung tướng Hoàng Khánh Hưng – Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh – Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chương trình khép lại bằng ca khúc “Bài ca không quên” do ca sĩ Minh Thu trình bày.
Những câu chuyện được kể trong chương trình Bài ca không quên đã ôn lại cũng như nhắc nhở các thế hệ luôn nhớ một thời đạn bom, biết ơn các thế hệ cha ông đã sống và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đem lại hòa bình để mỗi người hãy trân trọng những gì đang có.
TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa chào mừng lễ 30/4
TP.HCM sẽ tổ chức chương bắn pháo hoa nghệ thuật từ 21 giờ đến 21 giờ 15' ngày 30/4/2022.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội "Non sông thống nhất", kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2022).
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật từ 21 giờ đến 21 giờ 15' ngày 30/4/2022. Địa điểm bắn pháo hoa gồm khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11).
TP.HCM bắn pháo hoa tại 2 điểm vào đêm 30/4
Ngoài bắn pháo hoa, TP.HCM cũng có các hoạt động khác trong Ngày hội "Non sông thống nhất" như Triển lãm kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (27/4); Lễ viếng Nghĩa trang TPHCM (29/4); Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng (29/4).
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao như chương trình biểu diễn nghệ thuật; Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 46 vô địch TP.HCM mở rộng năm 2022.
Như vậy sau một năm tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19, TP.HCM đã tổ chức lại một số hoạt động tập trung đông người để chào mừng dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Bát nháo xe ôm hét giá, xe dù lộng hành bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất Chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ, có gần 100 tài xế xe ôm mặc áo đồng phục xe công nghệ xuất hiện chèo kéo hành khách. Mỗi ngày, hàng trăm hành khách đi bộ từ ga quốc nội ra đường Trường Sơn, quận Tân Bình đón xe, khu vực hỗn độn như cảnh chợ trời. Các tài xế xe ôm hét giá,...