Bãi bỏ quy định tỷ lệ nội địa hóa ô tô để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô ở Việt Nam sẽ được bãi bỏ từ ngày 1/10/2022 do không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Xưởng lắp ráp của Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Theo Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành, Thông tư này đã bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ này ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Cụ thể, bãi bỏ Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và bãi bỏ Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp ô tô, bởi Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Trong khi đó, các nước ASEAN lại tính theo tổng giá trị của từng chi tiết cộng lại để hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết các Hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA… nên các chênh lệch về thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc và bộ linh kiện không còn nên cần bãi bỏ, sửa đổi các quy định liên quan để phù hợp với tình hình thực tế. Việc bãi bỏ các quy định trên không chỉ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và quốc tế.
Còn theo chuyên gia Nguyễn Tuấn, việc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN được coi là bước ngoặt lớn trong xây dựng chính sách ngành công nghiệp ô tô thời gian tới. Thực tế cho thấy, sau gần 30 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô, các liên doanh vào Việt Nam đều cam kết về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tăng dần theo từng giai đoạn, nhưng chính sách quản lý không có chế tài ràng buộc về việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đây là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến nay vẫn loay hoay với bài toán nội địa hóa.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được ban hành tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2014, đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước; giai đoạn 2021 – 2025 bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ)…
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến nay ngoại trừ ô tô tải nhẹ, ô tô khách, các mục tiêu trên đều không đạt, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới đạt bình quân khoảng 7 – 10%, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, các sản phẩm đã được nội địa hóa lại mang hàm lượng công nghệ rất thấp.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh sách về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được 256 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, 14 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô trên 9 chỗ ngồi và 17 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô tải. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất được những sản phẩm giản đơn như: keo dán kính chắn gió, ống dẫn xăng dẫn nước, nắp che két nước, lốp, dây điện, miếng đệm biển số sau, chắn bùn, bộ ghế, cản xe, ắc quy, vành xe, ống xả, điều hòa không khí… Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe và danh sách này không có những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn và nhiều hệ thống điện tử trên xe.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, một chiếc ô tô có khoảng 30.000 linh kiện, nhưng có đến 80% phục vụ cho sản xuất lắp ráp xe trong nước là nhập khẩu, số còn lại sản xuất trong nước nhưng chủ yếu vẫn là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn… Điều này khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20% và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Dẫn chứng cho câu chuyện này, Toyota Việt Nam đưa ra ví dụ về chiếc nắp bình xăng bán ở Thái Lan chỉ 1,5 USD, còn tại Việt Nam là 3,8 USD. Sau nhiều lần thương thảo, sản phẩm này vẫn có giá 2,5 USD. Với giá này, chắc chắn các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sẽ phải nhập khẩu.
Còn theo Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng hơn 350 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, khó khăn trong tiếp cận vốn, khó có điều kiện đầu tư cho công nghệ và việc liên kết giữa các doanh nghiệp này khá yếu…
Theo một liên doanh ô tô tại Việt Nam, cùng với các Hiệp định Việt Nam đã ký kết, việc bãi bỏ các văn bản quy phạp pháp luật trên là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Qua đó, giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu được hưởng thuế suất nhập khẩu theo các Hiệp định Việt Nam đã ký kết.
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng từng bước phù hợp quốc tế - Bài 1: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Xã hội ngày càng quan tâm đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đặc biệt là doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Đồng thời, tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp, hài hòa với quốc tế, khu vực, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong hội nhập kinh tế - quốc tế. Thời gian qua, ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân. TTXVN giới thiệu chùm 3 bài viết xung quanh vấn đề này.
Bài 1: Hệ thống tiêu chuẩn lớn mạnh - Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Lực lượng lý thị trường tỉnh Lai Châu kiểm tra các mặt hàng phục vụ Tết. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, năm 2021, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo định hướng mới, trong đó đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ ứng dụng, phát triển các công nghệ cao, phục vụ phát triển năng lượng quốc gia, tiêu chuẩn về môi trường, năng lượng tái tạo... theo hướng đồng bộ, có trình độ ngang bằng, hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực bảo đảm phục vụ quản lý, trang bị kịp thời cho doanh nghiệp, phục vụ sản xuất, kinh doanh, thương mại, bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Hệ thống tiêu chuẩn "lớn mạnh"
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mới diễn ra, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cơ bản hoàn chỉnh và đồng bộ, tạo nền tảng pháp lý để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển trong cũng như sau dịch COVID-19.
Năm 2021, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, duy trì chế độ làm việc theo quy chế, phân công nhiệm vụ rõ ràng; từng bước đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành; tăng cường giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Đặc biệt, Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) triển khai cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ, duy trì 6 thủ tục hành chính kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Năm 2021, tuy dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác quản lý nhà nước được thực hiện trong điều kiện "thích ứng với dịch" và an toàn trong tình hình mới, cùng với đó, sự hỗ trợ đắc lực các chương trình nâng cao năng suất chất lượng... đưa công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp từ trung ương đến địa phương với sự tham gia có hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Trong năm 2021, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được chú trọng, với 61 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về trang thiết bị y tế được công bố, trong đó có nhiều TCVN quan trọng về khẩu trang, găng tay y tế, áo choàng y tế... 2 TCVN về hệ thống quản lý và địa chỉ tải miễn phí các tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ASTM, EN và một số tiêu chuẩn quốc gia khác như: Mỹ (ANSI), Úc (AS)... trong lĩnh vực trang thiết bị y tế để phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất thông minh, phát triển công nghiệp vật liệu... cũng được sửa đổi, xây dựng để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh: Tổng cục đã chủ động hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần cho phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với các yêu cầu, quy định của các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam cam kết và tham gia thực hiện (WTO/TBT, EVFTA, CPTPP...). Đồng thời, tham mưu Bộ Khoa học và Công nghệ góp ý, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) của các bộ quản lý chuyên ngành đảm bảo công tác quản lý nhà nước và hạn chế các rào cản, thủ tục hành chính, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tổng cục đã tiếp nhận, thẩm định, trình công bố 389 TCVN; tiếp nhận, thẩm tra và thẩm định 39 dự thảo QCVN của các bộ, ngành xây dựng; hướng dẫn, góp ý 25 quy chuẩn kỹ thuật địa phương góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế, năng suất chất lượng, nâng cao năng lực doanh nghiệp, tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn.
Nâng cao quản lý, giảm chi phí cho doanh nghiệp
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh cho biết: Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng buôn lậu, gian lận về chất lượng xăng dầu diễn biến quy mô rộng và phức tạp, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chính sách hậu kiểm để nhập khẩu hàng kém chất lượng (dầu nhờn động cơ, mũ bảo hiểm,...) đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bên cạnh việc tiến hành kiểm tra trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường theo kế hoạch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt thực hiện khảo sát trực tuyến qua các website và trang mạng xã hội. Theo đó, đối với chất lượng hàng hóa lưu thông, sử dụng và trong sản xuất đã khảo sát, kiểm tra đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với các mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và các mặt hàng khác có nguy cơ mất an toàn. Tổng cục đã tiến hành kiểm tra, khảo sát 361 cơ sở (trong đó khảo sát 217 cơ sở, kiểm tra trực tiếp là 144 cơ sở, giảm 22% so với năm 2020) kinh doanh vàng trang sức, thực phẩm, xăng dầu..., kết quả khảo sát trực tuyến là căn cứ để kiểm tra trên thị trường. Tổng số mẫu khảo sát, kiểm tra hơn 2.165 mẫu, kết quả có 1.180/2.165 mẫu không đủ thông tin ghi nhãn hàng hóa, dấu CR (hợp quy); tổng số mẫu thử nghiệm là 192 mẫu, kết quả có 41/142 mẫu không đạt.
Về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục đã thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 3.463 hồ sơ (tương đương 5.741 lô, tăng 33% so với năm 2020) xăng, dầu DO, LPG, dầu nhờn động cơ đốt trong, với tổng khối lượng hơn 7,3 triệu tấn (xăng, dầu, LPG) và 45,2 triệu lít dầu nhờn động cơ đốt trong. Việc thực hiện tiếp nhận đăng ký và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng, dầu, LPG, dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được thực hiện gần 100% trên hệ thống một cửa quốc gia. Riêng đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 88.000 lượt hồ sơ được giải quyết trong năm 2021 đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng chi phí cho doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ số cải cách hành chính của Bộ.
Cùng với quản lý chất lượng, năm 2021, công tác đo lường cũng được quan tâm, hệ thống quản lý về đo lường được hoàn thiện và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tổng cục thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 159 lượt đơn vị; chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 128 lượt đơn vị; chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 cho 158 lượt đơn vị; chứng nhận, cấp 1.224 thẻ kiểm định viên đo lường; phê duyệt 4.094 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước (tăng 19% so với năm 2020); hướng dẫn hơn 460 tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo, cách ghi định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn, đăng ký và chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường...
Đồng thời, Tổng cục tiếp tục thực hiện đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nhằm giảm chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo "thích ứng an toàn, linh hoạt" trong "trạng thái bình thường mới.
Đề án 100 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Chương trình 1322 về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định 36/QĐ-TTg về kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định 19/QĐ-TTg về xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Gạo thương hiệu "Cơm VietNam Rice" sắp được bán tại châu Âu Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thông tin đã hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn - "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu trong tháng 6/2022. Gạo mang thương hiệu "Cơm ViệtNam Rice". Ảnh: BNEWS/TTXVN phát Theo đó, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -EU...