Bãi biển ngập cá dương vật
Sinh vật biển có thân hình giống ‘của quý’ dạt vào bãi biển California sau một cơn bão.
Bãi biển Drakes ngập cá dương vật hôm 6/12. Ảnh: Courtesy David Ford.
Hôm 6/12, nhà sinh vật học Ivan Parr phát hiện hàng nghìn cá dương vật trên bãi biển Drakes, bang California. Ivan tin rằng một cơn bão gần đây đã khiến các con vật dạt vào bãi biển.
“Hiện tượng tương tự đã xuất hiện trong nhiều năm qua tại các bãi biển Pajaro Dunes, Moss Landing, vịnh Bodega hay Princeton Harbor (đều ở bang California). Những con vật này đã thô lỗ chiếm bãi biển của chúng ta nhưng chúng cũng thật đáng thương”, nhà sinh vật học viết trên tờ Bay Nature.
Video đang HOT
Cá dương vật được người dân bắt ở bãi biển Drakes, California, hôm 6/12. Ảnh: Kate Motana.
Cá dương vật dài khoảng 25 cm, ăn vi khuẩn, sinh vật phù du và có thể thọ 25 năm. Chúng sống trong bùn, cát dưới đáy biển bằng cách đào những cái hang hình chữ U. Các chuyên gia từng tìm thấy những cái hang hình chữ U có niên đại 300 triệu năm – bằng chứng cho thấy loài sinh vật này đã có từ rất lâu trên trái đất.
Cá dương vật được coi là đặc sản ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những người đã ăn cho biết con vật này ngon đến bất ngờ, đặc biệt khi được xiên nướng muối, hạt tiêu và dầu vừng rồi chấm tương ớt.
Sinh vật màu tím hiếm gặp trôi dạt vào bờ biển
Một sinh vật biển có màu tím lạ mắt trôi dạt vào bờ biển, vừa được phát hiện cách đây không lâu.
Một sinh vật biển có màu tím lạ mắt vừa được tìm thấy trên bãi biển ở vịnh Byron, bang New South Wales, Australia.
Sinh vật có màu tím lạ mắt, trôi dạt vào bờ biển
Khi đi dạo trên bãi biển, một du khách có tên Jodie Clowes vô tình phát hiện thấy và chụp ảnh rồi chia sẻ lên mạng xã hội hôm 15/12. Với màu tím kỳ lạ, nhiều người lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp của sinh vật biển này, nhưng có người tỏ ra lo ngại sợ đây là thứ có thể gây nguy hiểm.
Theo Julian Uribe-Palomino, nhà nghiên cứu sinh vật phù du tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO), sinh vật kỳ lạ này có thể là một con sứa vương miện. Nhưng để chắc chắn vẫn cần phải kiểm tra.
Theo đánh giá ban đầu, đây có thể là một con sứa vương miện
Sứa vương miện đôi khi gọi là "sứa súp lơ", có tên khoa học là "Cephea cephea". Chúng sống trong vùng nước mở của các đại dương trên thế giới, thường được tìm thấy ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, biển Đỏ, vùng biển Đại Tây Dương ngoài khơi Tây Phi.
Đây là loài sứa lớn có màu xanh tím với đường kính khoảng 50 -60 cm. Với hình dáng lạ mắt, chúng khiến người ta liên tưởng tới chiếc vương miện. Loài sứa này hiếm khi bị trôi dạt vào bờ, trừ khi bị sức gió hoặc dòng chảy mạnh.
Sứa vương miện thường sống trong vùng nước mở của các đại dương trên thế giới, rất hiếm khi bị trôi dạt vào bờ
Sứa vương miện thường ăn các sinh vật phù du, tôm, trứng động vật không xương sống. Chúng bắt con mồi bằng các tế bào châm chích phía sau nó trên sợi tơ khi bơi.
Quốc Việt
Theo dulich.dantri.com.vn/TS
Phát hiện sinh vật biển mới sống trong miệng cá mập Các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy một loài giáp xác giống tôm chưa từng được biết tới sống trong miệng của cá mập voi. Loài Podocerus jinbe sống trong miệng cá mập voi. Ảnh: AFP. Các loài giáp xác hình tôm thuộc phân bộ Gammaridea vốn nổi tiếng là những sinh vật có khả năng thích nghi cao với phạm vi...