Bãi biển châu Âu, công viên Mỹ kín người sau nới lỏng phong tỏa
Khi New York và một số khu vực tại châu Âu dần nới lỏng phong tỏa, người dân đổ đến các bãi biển và công viên gây lo ngại về rủi ro lây nhiễm dù vẫn có những biện pháp giãn cách.
Tiết trời gần giống như mùa xuân khiến người dân New York đổ về các công viên ngày một nhiều. Tại công viên Domino ở Brooklyn, ban quản lý phải vẽ các vòng tròn trên bãi cỏ để mọi người duy trì giãn cách xã hội.
Gần một nửa những người đến công viên Domino đều mang khẩu trang che mặt. Người dân chỉ tập trung thành những nhóm nhỏ để tận hưởng thời tiết ấm áp. Cảnh sát được điều động giám sát công viên, đảm bảo mọi người tuân thủ khuyến cáo y tế cộng đồng.
New York cùng một số bang tại Mỹ đang khôi phục một phần các hoạt động kinh tế và xã hội. Thống đốc Andrew Cuomo tiếp tục kêu gọi người dân đi xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo quá trình mở cửa trở lại diễn ra an toàn. Bang bờ Đông nước Mỹ đã qua đỉnh dịch, với hơn 355.000 ca nhiễm và ít nhất 28.168 ca tử vong tính đến 17/5.
Tại Tel Aviv, Israel, người dân cũng đổ ra biển để tránh cái nóng mùa hè. “Chúng tôi hy vọng nước ấm, thời tiết ấm áp sẽ khiến virus corona biến mất”, Lilach Vardi, chia sẻ.
Sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, người dân bắt đầu ra bãi biển ngày một đông tại nhiều nước châu Âu giữa đợt “ sóng nhiệt” mới của mùa hè. Trong ảnh, một số người dân thành phố Barcelona ra bãi biển vào sáng sớm và duy trì khoảng cách an toàn.
Video đang HOT
Người dân Barcelona ra biển lướt sóng vào sáng 8/5 khi Tây Ban Nha dần nới lỏng các lệnh cấm tụ tập ở địa điểm công cộng như bãi biển và công viên.
“Chúng tôi chỉ mới được tự do một nửa”, một người địa phương tại Nice, Pháp, chia sẻ. Nước này đã cho phép người dân đến các bãi biển để lướt sóng và câu cá, nhưng việc tụ tập và tắm nắng vẫn bị cấm.
Ở Hy Lạp, hơn 500 bãi biển trên toàn quốc đã mở cửa trở lại vào ngày 16/5 để giúp người dân giải nhiệt trước khí hậu nóng bức lên đến 34 độ C. Các cụm ghế ngồi được sắp xếp cách xa nhau và nhân viên thường xuyên phun xịt thuốc khử trùng.
Các bang Maryland và Virginia của Mỹ cũng bước vào giai đoạn một quá trình tái mở cửa. Bãi biển của thành phố Ocean đã mở cửa đón khách trở lại.
Lệnh “ở yên trong nhà” chấm dứt và các hộ kinh doanh được phép khôi phục 50% năng lực phục vụ. Trong khi đó, khu vực thủ đô Washington D.C, giữa Maryland và Virginia, vẫn tiếp tục siết chặt kiểm soát vì tình hình dịch bệnh phức tạp.
Trong khi đó, tại nhiều nước châu Âu và một số bang của Mỹ như Michigan, vẫn xuất hiện rải rác một số vụ biểu tình quy mô nhỏ phản đối việc chính quyền kéo dài các biện pháp phong tỏa. Họ lo ngại quyền tự do của người dân bị xâm phạm và kêu gọi sớm khôi phục kinh tế.
'Mùa xuân vẫn tiếp diễn' - cuộc sống ở Thụy Điển giữa đại dịch
Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở châu Âu không áp dụng biện pháp phong tỏa mạnh tay để ngăn dịch. Quốc gia này chọn tin tưởng vào ý thức của người dân mình.
Chính phủ Thụy Điển đã từ chối áp dụng biện pháp phong tỏa trên diện rộng để làm phẳng đường cong trong dịch Covid-19. Thay vào đó, các quan chức y tế công cộng và chính phủ quyết định đặt niềm tin vào ý thức người dân. Họ tin người dân Thụy Điển có thể tự ở nhà, tuân theo các quy tắc cách ly xã hội và rửa tay mà không cần bị ép buộc nào. Trong ảnh là người đi dã ngoại ở Stockholm vào tuần trước.
Đến ngày 1/5, Thụy Điển ghi nhận 21.092 ca nhiễm bệnh và 2.585 trường hợp tử vong, theo số liệu của Đại học John Hopkins. Tỷ lệ tử vong của Thụy Điển là 22 trên 100.000 người, tương tự Ireland, quốc gia được khen ngợi trong việc xử lý dịch. Tỷ lệ này cũng tốt hơn nhiều so với Anh hoặc Pháp. Dù vậy, tỷ lệ tử vong của Thụy Điển cao hơn hai nước cùng khu vực là Đan Mạch và Na Uy, những nơi ban bố chính sách giãn cách nghiêm ngặt hơn. Trong ảnh, phố Gtgatan ở Sodermalm, Stockholm. Thụy Điển không hề hạn chế giao thông công cộng.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy người Thụy Điển tự giác tuân theo các quy tắc an toàn. Giới trẻ Thụy Điển thường xuyên đến các quán bar, nhà hàng và công viên đông đúc. Trong ảnh là thực khách tại một nhà hàng ở Stureplan, Stockholm, vào ngày 24/4.
Trong khi các quốc gia khác cố gắng kiểm soát tình hướng, Thụy Điển vẫn mở cửa biên giới, cho phép nhà hàng và quán bar tiếp tục phục vụ, để trường mầm non và trường học hoạt động và không giới hạn giao thông công cộng. Tiệm cắt tóc, phòng tập yoga, phòng tập thể dục và thậm chí một số rạp chiếu phim vẫn mở. Ảnh học sinh ở Stockholm mừng dịp hoàn thành năm họ vào tuần trước.
Chính phủ cấm tụ họp hơn 50 người. Bảo tàng bị đóng cửa và các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ. Vào cuối tháng 3, chính quyền đã cấm đến thăm viện dưỡng lão. Ảnh người dân tắm nắng tại bãi biển Sickla ở Nacka, ngoại ô Stockholm.
Nhưng những biện pháp hạn chế dịch chỉ có vậy. Hầu như không có chế tài nếu vi phạm và cảnh sát chỉ có thể yêu cầu mọi người tuân theo quy tắc. New York Times miêu tả người đeo khẩu trang đi trên đường ở Thụy Điển sẽ bị nhìn chằm chằm như vừa từ Sao Hỏa tới.
Thụy Điển tự tin họ có đủ giường chăm sóc đặc biệt để đối phó với bệnh nhân Covid-19. Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội Thụy Điển, bà Lena Hallengren cho biết: "Hiện tại chúng tôi có 250 giường trống". Trong ảnh là một người dân Thụy Điển tắm nắng.
Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển thừa nhận rằng người cao tuổi ở đất nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Covid-19 đã được ghi nhận ở 75% trong số 101 viện dưỡng lão tại Stockholm và điều này bắt đầu gây nên tức giận trong nhiều người dân. Nhân viên của những cơ sở này cho biết họ thiếu đồ bảo hộ. Trong ảnh là người dân tận hưởng mùa xuân trong khi dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, tại Stockholm, Thụy Điển, ngày 22/4.
Thụy Điển vẫn không thay đổi quan điểm chống dịch của mình. Từ những ngày đầu tiên dịch bùng phát, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển đã quyết định rằng việc phong tỏa là vô nghĩa. "Một khi bạn rơi vào tình trạng phong tỏa, rất khó để thoát ra", nhà nghiên cứu dịch tễ học Anders Tegnell, một trong những người làm nên chính sách chống dịch của Thụy Điển, nói. "Làm thế nào để mở cửa đất nước lại? Khi nào thì mở cửa?". Trong ảnh là người dân Thụy Điển tại một nhà hàng ngoài trời tại Stockholm, ngày 26/4.
Mặc dù hiệu quả của biện pháp chống dịch chỉ có thể được đánh giá sau khi khủng hoảng kết thúc, ông Tegnell thừa nhận những người trên 70 tuổi ở Thụy Điển có thể bị ảnh hưởng nặng nhất. Nhóm tuổi này chiếm tới 86% người trên 2.194 ca tử vong của nước này cho đến nay. Ảnh người dân Thụy Điển mua nông sản ở Mollevangstorget, Malmo, Thụy Điển ngày 25/4.
Tỷ lệ này gần bằng với hầu hết quốc gia khác. Nhưng một số người phản đối biện pháp chống dịch lỏng lẻo của Thụy Điển nói rằng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi có thể thấp hơn nhiều nếu đất nước có sự chuẩn bị đầy đủ. Ảnh người dân ở một nhà hàng tại Stockholm, Thụy Điển ngày 26/3.
Quê hương ông già Noel... khổ vì khách du lịch Hàng năm, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ châu Âu và châu Á, lại đổ về vùng Lapland của Phần Lan, nơi được coi là quê hương của ông già Noel. Du lịch là một nguồn thu nhập mang tính chất sống còn đối với vùng đất Bắc Âu này. Nhưng người dân bản địa, nhất là...