Bãi biển biến thành bãi rác khổng lồ
Đủ các loại rác thải được người dân ngang nhiên đưa ra đổ xuống bãi biển. Và chỉ sau một thời gian ngắn, bãi biển Phú Hải, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành một bãi rác khổng lồ.
Nhiều năm qua, người dân xóm Phú Hải cũng như chính quyền xã Kỳ Phú đang hết sức đau đầu trước tình trạng bãi biển thôn này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng trăm thứ chất thải được người dân đưa ra đây. Bãi biển dài gần 1km bỗng nhiên trở thành bãi rác khổng lồ. Mùa nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc kèm theo ruồi nhặng bâu đầy…
Bãi biển trở thành nơi chứa rác như thế này đây.
Anh Nguyễn Văn Hải ở xóm Phú Hải cho biết: “Từ nhiều năm nay người dân cứ đua nhau đưa rác tới đây đổ. Nhiều người dân ở các thôn khác cũng đến đây đổ rác. Chúng tôi rất lo lắng. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì bãi biển này sẽ trở thành bãi rác mất. Mà giờ nó cũng thành bãi rác rồi. Về mùa hè, nắng nóng thì mùi hôi và ruồi muỗi rất khó chịu”.
Một người dân khác thì cho rằng do trong xóm không có bãi rác nên họ buộc phải đổ rác ra bãi biển.
“Số hộ dân đông trong khi xóm chưa có bãi rác tập kết để xử lý nên nhiều người dân đã đưa rác ra biển để đổ. Biết làm vậy là sai nhưng không đổ ra bãi biển thì cũng không biết đổ ở đâu. Chính quyền cần quy hoạch bãi rác để cho dân có nơi tập kết và xử lý rác”.
Theo ghi nhận của PV, gần 1km của bãi biển này đã trở thành bãi rác với đủ các loại: từ rác sinh hoạt cho đến rác thải vật liệu xây dựng.
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Hậu, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú cho biết: “Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm nay. Chúng tôi cũng nhiều lần phát động người dân cùng các đoàn thể tiến hành dọn dẹp, vệ sinh nhưng vẫn chưa sạch”.
Video đang HOT
Cũng theo sự giải thích của ông Hậu, để xử lý vấn đề này khá gian nan và rất khó thực hiện.
Ông Hậu nói: “Phú Hải là thôn có hơn 500 hộ dân nhưng quỹ đất rất hạn hẹp. Bây giờ, chúng tôi cũng đang đau đầu để tìm một vị trí quy hoạch bãi rác nhưng vẫn chưa có vị trí nào phù hợp”.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại bãi biển Phú Hải:
Gần 1km của bãi biển này đã trở thành bãi rác khổng lồ
Với đủ các loại rác, từ rác thải sinh hoạt…
Không còn thiếu loại rác gì trên bờ biển.
Người dân nơi đây đã coi việc mang rác ra bờ biển đổ là đương nhiên.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Dân chặn đường vào khu xử lý rác thải ở Huế
Hàng chục hộ dân thôn Nam Phước (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) đã chặn xe vào khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn, vì mùi hôi thối phát ra từ khu vực này.
Một tuần qua, khu xử lý chất thải rắn của Công ty môi trường và công trình đô thị Huế (Công ty) ở thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc tạm ngừng hoạt động do hàng chục hộ dân sống xung quanh nhà máy ngăn không cho xe chở rác thải vào.
Chiều 14/3, lãnh đạo huyện Phú Lộc cùng đại diện Công ty đã tổ chức đối thoại với người dân thôn Nam Phước.
Tại đây, nhiều người dân cho biết, họ chịu đựng cảnh môi trường sống bị ô nhiễm do mùi hôi bốc ra từ rác thải đã hơn 3 năm, và đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương. Thời gian gần đây, xe chở rác về liên tục, có nhiều xe ben chở rác làm rơi vãi trên đường, quá bức xúc trước tình trạng này nên gần 50 hộ dân thôn Nam Phước đã ra "cấm đường" vào vào khu xử lý rác thải.
Khu xử lý chất thải rắn tạm ngừng hoạt động do người dân không cho xe chở rác thải vào. Ảnh: Võ Thạnh.
Trước ý kiến người dân, đại diện Công ty cam kết sẽ vận chuyển rác thải bằng 5 xe chuyên dùng, vận tốc không quá 40 km giờ; chở rác vào ban ngày, không tiếp nhận rác vận chuyển bằng xe ben; xử lý nước thải theo quy định, hạn chế thấp nhất mùi hôi, ruồi nhặng.
Mương nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối trong khu vực chôn lấp rác. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch huyện Phú Lộc, cho biết việc chôn lấp rác thải ở thôn Nam Phước là phù hợp với quy hoạch, chính quyền địa phương đã yêu cầu Công ty xây dựng quy trình vận hành đúng quy định; thực hiện quan trắc định kỳ và thông báo cho người dân biết.
Lãnh đạo huyện Phú Lộc yêu cầu xã cử một số người giám sát hoạt động của khu xử lý rác, đồng thời rà soát các hộ dân trong 300 mét cạnh nhà máy để xem xét ai muốn di dời đi nơi khác.
Kết thúc cuộc đối thoại, nhiều người dân vẫn cho rằng việc nhà máy xây dựng trong khu dân cư là không hợp lý. "Nếu không khắc phục được mùi hôi và vấn đề nước thải, chúng tôi vẫn sẽ chặn đường, không cho xe chở rác vào", một người dân nói.
Khu xử lý chất thải rắn ở thôn Nam Phước hoàn thành xây dựng vào năm 2011 với kinh phí 3,42 triệu USD từ nguồn vốn vay nước ngoài, diện tích gần 27 ha.
Võ Thạnh
Theo VNE
Rác thải, sình lầy ở Hồ Tây sau di dời nhà nổi Sau khi nhà chức trách di dời nhà nổi ven Hồ Tây (Hà Nội), khu vực này lộ ra những bãi sình lầy bốc mùi hôi thối, cạnh đó là rác thải vứt bừa bãi. Từ ngày 23/2, lực lượng chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đã cưỡng chế di dời du thuyền, nhà nổi ở Hồ Tây. Việc này nằm trong...