‘Bài báo khoa học’ đăng trên tạp chí dỏm, được thưởng tiền thật
Nhiều bài báo khoa học của một số tác giả ở Trường ĐH Tài chính – Marketing công bố trên các tạp chí quốc tế đã được trường khen thưởng.
Nhưng điều đáng nói, các tạp chí này đến nay đã bị loại khỏi Scopus (danh mục cơ sở dữ liệu các bài báo từ các tạp chí uy tín).
Bên cạnh đó, các tạp chí này còn nằm trong danh mục cảnh báo tạp chí giả mạo.
Đã thưởng từ 60 – 80 triệu đồng/bài
Năm 2020, đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trên địa bàn TP.HCM” do bà Bùi Hồng Trang làm chủ nhiệm đã được Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) cấp kinh phí 90 triệu đồng (theo “Chương trình Vườn ươm”). Từ đề tài này, hai tác giả Bùi Hồng Trang và Phan Thị Hằng Nga viết thành bài báo đăng tạp chí Multicultural Education vào năm 2021, và sau đó được trường thưởng 60 triệu đồng.
Tháng 6-2020, bài báo của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Thị Hằng Nga (cùng hai tác giả khác) được đăng trên tạp chí Journal of Security and Sustainability Issues . “Tạp chí này tại thời điểm xuất bản volume 9-2020 còn nằm trong danh mục Scopus. Dù đây là tạp chí xếp hạng Q2, nhưng không lâu sau đó volume 10-2020 bị văng khỏi danh mục Scopus.
Điều lạ là cùng nội dung bài báo này nhưng lại có hai phiên bản tác giả nằm ở hai trang web khác nhau. Trong phiên bản hai có thêm tên tác giả Đ.T.N.H. (đầu nậu mua bán bài báo quốc tế)”, một giảng viên của Trường ĐH Tài chính – Marketing cho biết.
Bài báo của nhóm tác giả Phan Thị Hằng Nga, Lê Trung Đạo, Hoàng Thái Hưng và Lê Thị Thúy Hằng bị tố đăng bài trên tạp chí dỏm Academy of Strategic Management Journal (đã bị loại khỏi danh mục Scopus), sau đó nhóm tác giả này được nhà trường thưởng 60 triệu đồng/bài.
Tương tự, hai bài báo của nhóm tác giả Phan Thị Hằng Nga và Phạm Tiến Đạt đăng trên tạp chí Hunan Daxue Xuebao/Journal of Hunan University Natural Sciences . “Tạp chí này được xếp hạng Q2, nhưng thực chất là tạp chí giả mạo. Nhóm tác giả được nhà trường thưởng 80 triệu đồng/bài”, một giảng viên cho hay.
Các tác giả không có căn cứ pháp lý nào của các cơ quan chức năng để xác định tạp chí giả mạo. Tại thời điểm xét chi hỗ trợ cho các tác giả, những tạp chí đó đều có trong danh mục Scopus.
Bà Phan Thị Hằng Nga (phụ trách phòng quản lý khoa học Trường ĐH Tài chính – Marketing)
Đều là tạp chí mạo danh
Tuổi Trẻ đã liên hệ một số nhà khoa học ở Việt Nam và Mỹ. Các nhà khoa học này đã nhận định: “Tất cả những bài báo của các tác giả bị tố trên đều đăng trên các tạp chí đã bị cảnh báo mạo danh, giả mạo hoặc đã bị loại khỏi danh mục Scopus”.
Cụ thể: 1. Multicultural Education (http://ijdri.com) là tạp chí mạo danh nằm trong danh sách cảnh báo của Retraction Watch (dòng 100). Tạp chí này từng được cảnh báo trong nhóm Liêm chính khoa học và Tuổi Trẻ cũng từng đưa tin về danh mục cảnh báo tạp chí giả mạo của Retraction Watch.
2. Journal of Security and Sustainability Issues - tạp chí này đã bị loại khỏi Scopus từ năm 2020 do quan ngại về hành vi xuất bản bất thường.
3. Academy of Strategic Management Journal - tạp chí này đã bị loại khỏi Scopus từ năm 2021, cũng do hành vi xuất bản bất thường. Tạp chí này của nhà xuất bản săn mồi Allied Business Academies.
Video đang HOT
4. Hunan Daxue Xuebao/Journal of Hunan University Natural Sciences (https://jonuns.com) là tạp chí giả mạo từng bị Đại học Universitas Diponegoro (UNDIP) của Indonesia cảnh báo.
TS Dương Tú (Đại học Purdue, Mỹ) cho biết: “Các tạp chí mạo danh luôn tìm cách giả mạo những tạp chí gốc nằm trong Scopus hay ISI nhằm đánh lừa nhà nghiên cứu đăng bài để thu tiền. Chỉ tra cứu tên tạp chí trong danh mục Scopus hay ISI là không đủ để xác định một tạp chí có mạo danh hay không”.
Ông Trần Đức Sự – phó giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ – xác nhận tháng 12-2020 đơn vị này có ký hợp đồng thuê khoán với bà Bùi Hồng Trang, hỗ trợ 90 triệu đồng để thực hiện đề tài trên. Tác giả đã nộp kết quả nghiên cứu đúng thời hạn theo hợp đồng. “Nếu bài báo đăng trước thời điểm Nafosted thay đổi danh mục thì vẫn được xem là sản phẩm phù hợp với tiêu chí chương trình”, ông Sự nói.
Theo ông Lê Trung Đạo – phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, trường thực hiện chính sách khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ với các quy định được ban hành trong từng thời kỳ. Giai đoạn trước năm 2021, trường chi hỗ trợ cho các bài đăng trên tạp chí quốc tế có mã số ISSN, nằm trong danh mục Scopus/ISI.
Từ tháng 1-2021, trường điều chỉnh xét chi hỗ trợ cho công bố quốc tế, không chi hỗ trợ cho các bài báo nằm trong các danh sách Beall và liên tục cập nhật các quy định liên quan. “Nhà trường thực hiện công khai minh bạch theo đúng quy định tại từng thời phát triển của trường”, ông Đạo khẳng định.
Không phải ứng viên biết tạp chí giả mạo mà vẫn gửi đăng, không ai dại dột thế!
Chủ tịch HĐGS ngành Giáo dục học cho rằng, ứng viên đăng bài trên những tạp chí không được công nhận là do không may, không đủ căn cứ quy kết vấn đề về đạo đức.
Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có nhận được phản ánh của một số nhà khoa học về chất lượng bài báo của một vài ứng viên trong đợt xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư 2021.
Theo thông tin phản ánh, ngành Giáo dục học có một số ứng viên kê khai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí giả mạo. Cụ thể có ứng viên L.C.L có 4 bài báo bất hợp pháp, trong đó các bài số 44, 46, 51 đăng trên tạp chí giả mạo; riêng bài số 53 đăng trên tạp chí không có trong danh mục như tác giả kê khai.
Ứng viên P.P.T có bài số 34 đăng trên tạp chí giả mạo bởi tạp chí trong danh mục Scopus Multicultural Education do Caddo Gap Press xuất bản là tạp chí in, không có bản điện tử. Tạp chí có bài báo của tác giả xuất bản có giống tên gọi nhưng do tổ chức làm giả có tên là International Journal Documentation & Research Institute.
Để có thông tin đa chiều, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Giáo dục học.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Giáo dục học. (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)
Thưa Giáo sư, Hội đồng giáo sư ngành Giáo dục học có nắm được thông tin một số ứng viên trong ngành đang bị phản ánh về việc đăng bài trên tạp chí phi pháp, giả mạo không?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Ngay từ trước khi Hội đồng giáo sư ngành họp, các nhà khoa học trong hội đồng đã nhận được thông tin phản ánh về vấn đề này, kể cả qua email, qua công văn chính thức của văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước gửi cho Hội đồng ngành.
Chính vì có những thông tin như vậy nên Hội đồng giáo sư ngành lại càng phải bỏ nhiều công sức hơn để làm rõ những thông tin đó, đảm bảo không để lọt những những ứng viên không đủ tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo không xét duyệt sai và oan cho các ứng viên.
Ngành Giáo dục học có tất cả 6 ứng viên. Tất cả những bài báo đăng trên những tạp chí được đánh giá là không uy tín đều được hội đồng đánh giá khách quan. Vì vậy, những gì các ứng viên đạt được là xứng đáng, một số ứng viên có những bài báo không may rơi vào những tạp chí bị đã bị loại khỏi ISI/ Scopus thì sẽ không được tính bài báo uy tín, điều này ứng viên phải chấp nhận thôi.
Theo chia sẻ của bà, với một số ứng viên có bài báo khoa học đăng trên tạp chí phi pháp, giả mạo, hoặc những tạp chí đã bị loại khỏi danh sách Scopus, quá trình xét duyệt vẫn diễn ra bình thường?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quá trình xét duyệt vẫn diễn ra bình thường, bởi vì ứng viên đâu chỉ có những bài báo đấy, họ còn những bài báo khác nữa. Không phải họ biết tạp chí là giả mạo rồi mà vẫn gửi đăng, không ai dại dột như thế.
Ví dụ có trường hợp, thời điểm ứng viên gửi bài thì tạp chí đó vẫn nằm trong danh sách ISI/Scopus nhưng khi bài được đăng lên thì tạp chí đã bị loại khỏi danh sách ISI/Scopus rồi.
Vậy Hội đồng giáo sư ngành trong quá trình xét duyệt có lưu tâm đến vấn đề đạo đức học thuật, liêm chính khoa học của các ứng viên không? Nếu có, thì đối với các ứng viên đang bị phản ánh, Hội đồng có thẩm định lại hồ sơ không, thưa bà?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Đạo đức của nhà khoa học là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, sau đó mới đến xét các công trình nghiên cứu.
Đạo đức của nhà khoa học đầu tiên là uy tín của họ, họ đã qua xét duyệt của Hội đồng giáo sư cơ sở, sau khi hội đồng cơ sở đánh giá, thông tin cũng được công khai để ghi nhận thêm các ý kiến phản ánh. Dựa trên những phản hồi đó, hội đồng ngành mới có căn cứ đánh giá cá nhân con người đó có uy tín không, có đủ năng lực trong lĩnh vực đó hay không.
Vì vậy, đạo đức của nhà khoa học là tiêu chí phải được xem xét đầu tiên.
Còn việc một số ứng viên đăng bài vào tạp chí không được công nhận quả thật là do không may. Bởi lẽ, không một ai dại dột mà mang công trình tốn bao công sức nghiên cứu, hoàn thành một bài báo lại đi đăng vào một tạp chí không có giá trị.
Chưa kể trên thế giới bây giờ cũng có nhiều vấn đề trong đăng bài khiến chúng ta dễ bị lừa, đơn cử có khi một tạp chí giả mạo thêm 1 chữ "s" so với tạp chí chính thống, nếu không tinh tường là không nhận ra được.
Những chuyện đó mà quy kết vào đạo đức của ứng viên thì tôi nghĩ là không có căn cứ, không ai tự làm việc mà đem lại thua thiệt cho bản thân mình như thế.
Hội đồng giáo sư ngành phải làm việc rất vất vả, quan trọng là phải xem xét thực chất chất lượng bài báo như thế nào, sau đó mới xem đến tạp chí như thế nào.
Và phải đánh giá thực chất con người đó, họ đã qua nhiều công đoạn để đến được Hội đồng ngành xét duyệt, nếu họ không có đạo đức, uy tín thì đã bị loại rồi.
Nếu khẳng định những ứng viên đăng bài trên tạp chí giả mạo là vấn đề không may, liệu rằng nếu không có một cơ chế, quy định rõ thì sau này sẽ có những ứng viên viện dẫn lý do này để tiếp tục đăng bài như vậy không, thưa bà?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Họ cứ đăng thôi, nhưng họ đăng cũng không được tính điểm, bởi trong các hội đồng đã xét duyệt rất rõ rồi, tra ra tạp chí nào thuộc Scopus hay ISI.
Trên tất cả những hệ thống tạp chí ấy, hội đồng chuyên sâu, chuyên nghiệp đã tra cứu rồi, còn có cả mật khẩu để vào trong từng cá nhân và từng bài báo, nếu đã bị loại khỏi Scopus thì các hội đồng còn có mã để kiểm tra. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để tra tìm ra một bài báo, đi vào từng tên tác giả cụ thể, bài báo cụ thể để đánh giá.
Những ứng viên, họ có nhiều công trình chứ đâu phải mỗi công trình đó, tất cả những bài báo khác của họ xứng đáng thì đều được tính điểm, còn không thì bị loại và không được tính điểm.
Đặt giả thiết có ứng viên cố tình đăng bài trên tạp chí giả mạo. Theo Giáo sư, hành vi này có vi phạm liêm chính khoa học hay không?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Không ai cố tình làm điều đó, biết một tạp chí không được tính điểm mà vẫn cố tình đăng vào để làm gì, vì mục đích đăng để được tính điểm.
Nếu đăng bài mà không được tính thì sẽ mất công sức nghiên cứu vì bài báo đăng ở tạp chí đó rồi không đăng được tạp chí khác nữa.
Để có được 1 bài báo không hề đơn giản, 1 công trình nghiên cứu phải mất biết bao nhiêu thời gian, công sức mới ra được nên đó là điều không may cho các tác giả.
Thưa bà, trong quá trình xét duyệt, hội đồng giáo sư ngành đã xây dựng những tiêu chí nào khi xem xét, đánh giá chất lượng bài báo khoa học của mỗi ứng viên?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Hội đồng ngành sẽ dựa vào Quyết định 37 là quy định quan trọng nhất, rồi đến quy định về đánh giá, xem xét các ứng viên, sau đó các bài báo khoa học sẽ có các chuyên gia đầu ngành đánh giá.
Trong mỗi một Hội đồng giáo sư ngành/ liên ngành, bao giờ cũng thẩm định hồ sơ theo chuyên môn. Các giáo sư ở trong hội đồng đều là những chuyên gia đầu ngành của một lĩnh vực cụ thể, ứng viên theo lĩnh vực nào thì chuyên gia đầu ngành đó thẩm định và đánh giá hồ sơ. Sẽ không ai làm tốt hơn nhà khoa học đầu ngành, vì họ nắm rất vững thông tin lĩnh vực, ngành đó.
Nhưng quan trọng nhất là đánh giá thực chất bài báo đó có chất lượng không, có xứng đáng đánh giá điểm không.
Hội đồng giáo sư ngành cũng chấm điểm rất chi tiết, chấm chi tiết đến từng 0.1 điểm, vì vậy, tùy chất lượng bài báo để đánh giá bao nhiêu điểm, chứ không phải bài báo nào cũng có điểm như nhau.
Trước những thông tin từ phía báo chí, theo bà, cần khắc phục những lỗ hổng nào trong xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư để tránh gây ồn ào mỗi mùa xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Các ý kiến của xã hội bao giờ cũng có, vì không phải ai cũng là người trong cuộc, người trong cuộc họ mới biết khó khăn như thế nào, quy trình cụ thể ra sao, còn người ở ngoài khó nắm bắt chính xác.
Nên theo tôi, các hội đồng phải đánh giá thực chất, xem xét bài báo có giá trị hay không.
Vừa rồi cũng có công bố số lượng lớn bài báo khoa học nằm trong hệ thống ISI/Scopus nhưng không có giá trị, ý nghĩa. Bởi vậy không phải lúc nào thuộc ISI/ Scopus cũng là có chất lượng.
Quan trọng là xem bài báo chất lượng không, vai trò tác giả của ứng viên trong công trình khoa học như thế nào, và ứng viên có phẩm chất đạo đức xứng đáng không.
Hội đồng giáo sư ngành làm việc trong thời gian ngắn nên cần phải dựa vào đánh giá của Hội đồng cơ sở, về những phản hồi với những thông tin ứng viên đã được công khai.
Phải đánh giá rõ ràng vì học hàm khác với học vị, học vị chỉ thuần túy về mặt khoa học thôi, còn học hàm thì ngoài vấn đề khoa học, bản thân ứng viên đó phải uy tín.
Với những phản ánh đơn thuần về chuyên môn thiết nghĩ cũng tốt, sẽ giúp cho các nhà khoa học trong các hội đồng giáo sư xem xét một cách kỹ lưỡng, đánh giá chuẩn xác các ứng viên.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Việt Nam là một trong những điểm đến hàng đầu cho dịp năm mới Tạp chí Wanderlust vừa công bố danh sách 20 điểm đến hàng đầu cho dịp đầu năm mới, trong đó có Việt Nam. Tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh đã đánh giá Việt Nam là địa điểm có nhiều cảnh đẹp và thiên nhiên phong phú, không khí lễ hội rộn ràng cùng thời tiết thuận lợi. Tạp chí du lịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thanh niên nổi tiếng mạng đã đến TP.HCM sau 22 ngày đạp xe từ Hà Nội, nói 5 từ không ngờ khi đã kịp "deadline"

0h tại TP.HCM: Nhiều người "cắm trại" xuyên đêm, háo hức chờ xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4

Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"

Chàng trai được 15 phú bà bao nuôi, làm việc nhà 3 tiếng nhận 29 triệu đồng

Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ

Người đàn ông nhận thừa kế ngôi nhà 3 tỷ VNĐ nhưng nhất quyết không ở, đi hơn 500km để gặp cảnh sát

Phụ huynh Hà Nội choáng váng: Đến thăm 1 trường mầm non theo review trên MXH, phát hiện trường hoạt động trái phép gần 3 năm!

Nét căng các visual cực phẩm tại "concert quốc gia" Day 3: Ở nhà ngắm cỡ này, xem trực tiếp còn cỡ nào!

Kể về ông nội bằng 3 dòng chữ, cô gái khiến hàng nghìn người xúc động: Đọc bình luận mới thấy "gen yêu nước" thực sự có trong mọi nhà!

Sự thật "trần trụi" về cuộc sống của cặp vợ chồng bán nhà, du lịch khắp thế giới

Thấy xe và dép con trên cầu, mẹ già khóc ngất

Chi 21 tỷ cho nữ streamer nhưng vẫn không được nắm tay, cuộc gặp gỡ vô tình sau đó khiến fan nam phải "ôm hận"
Có thể bạn quan tâm

Số phận hơn 1.000 học sinh, sinh viên liên quan vụ án Phó Đức Nam
Pháp luật
09:20:36 27/04/2025
Tình cảnh đáng thương của Kỳ Hân vợ Mạc Hồng Quân sau vụ gãy chân vì chơi pickleball
Sao thể thao
09:01:09 27/04/2025
Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025
Du lịch
08:51:33 27/04/2025
Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ
Thế giới
08:44:48 27/04/2025
Xe số 110cc giá 21 triệu đồng chất lượng ngang Future, RSX, rẻ như Wave Alpha
Xe máy
08:32:24 27/04/2025
Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc
Lạ vui
08:19:43 27/04/2025
7 nàng công chúa đẹp nhất Hàn Quốc: Park Min Young chỉ đứng thứ 5, hạng 1 nhan sắc đúng chuẩn sách giáo khoa
Hậu trường phim
08:16:33 27/04/2025
Sao Việt 27/4: Huyền Baby tình tứ chồng đại gia, Xuân Hinh ước trẻ lại tuổi 18
Sao việt
08:05:01 27/04/2025
Hơn 10.000 người đặt cọc SUV điện của Mazda
Ôtô
08:01:33 27/04/2025
Có 1 thực tế đang xảy ra trên Top Trending báo hiệu tình hình Vpop hiện nay, nhìn 7/10 vị trí cao nhất mà giật mình!
Nhạc việt
07:57:21 27/04/2025