Bài 4: Cần đánh giá khách quan tác động tiêu cực từ các dự án thủy lợi ở ĐBSCL
Nhiều người miền Tây Nam Bộ quan tâm chuyện Bộ NN-PTNT “hăng hái” triển khai dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé. Trừ Bộ NN-PTNT cùng nơi lập quy hoạch, các quan chức địa phương vốn không biết nhiều về lĩnh vực này, ủng hộ, thì phần lớn các nhà khoa học am hiểu về ĐBSCL đều phản đối. Các nhà khoa học cho rằng “phá” thiên nhiên, thì cái được ít hơn cái mất…
Nhiều năm ưu ái cho cây lúa, nhưng nông dân trồng lúa vẫn nghèo- Ảnh: Hồ Hùng
Làm thủy lợi để làm gì? Trong quyển sách Để nông dân giàu lên của Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ hiện nay, xuất bản năm 2005, khi phân tích về nông nghiệp, ông cũng cho rằng: “Nông dân ta được Nhà nước lo cho có thủy lợi chỉ để trồng lúa… Mặc dù đất nước đã chuyển sang giai đoạn xuất khẩu gạo, nhưng mọi cái gọi là “đầu tư cho nông nghiệp” đều lọt vào sổ của ngành thủy lợi”. Nay, một ít dự án được đầu tư cho nuôi thủy sản, nhưng ít.
Theo báo cáo của nhóm công tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công hồi tháng 12.2000, đầu tư cho thủy lợi chiếm 50- 55% trước đây đã tăng lên 70% trong tổng đầu tư vào nông nghiệp vào giai đoạn 2001- 2005…
Nếu đánh giá khách quan, thì thủy lợi Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt 20 năm đổi mới. Diện tích lúa có nước tưới tăng trung bình 2,9%/năm trong thập niên 1980 và 4,6%/năm trong thập niên 1990, với tốc độ cao nhất Đông Nam Á. Với các chức năng tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn…các công trình thủy lợi đã xóa hoang hóa Đồng Tháp Mười, góp phần giúp ĐBSCL nâng và giữ vững sản lượng lương thực trên 17 triệu tấn/năm, ngay khi diện tích lúa gần đây có xu hướng giảm.
Một cống ngăn mặn ở tỉnh Tiền Giang - Ảnh: Báo Ấp Bắc
Nhưng sau đó, hiệu quả đầu tư, tức các công trình có phát huy tác dụng đúng như những thông số “hấp dẫn” đưa ra khi lập đề án hay không là chuyện cần đánh giá lại một cách khách quan. Chương trình “Ngọt hóa bán đảo Cà Mau” thất bại, như cựu Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ nhìn nhận trước kỳ họp thứ 9 của Quốc hội vào năm 2001, không những tiêu phí gần 500 tỉ đồng ngân sách mà còn làm xáo trộn và thiệt hại sản xuất của nông dân. Nhưng trách nhiệm chẳng thuộc về ai…
Tại Hội nghị Tư vấn tháng 12.2003 ở Hà Nội, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề cập đến một báo cáo, theo đó, chi một đồng đầu tư cho thủy lợi chỉ mang lại 1,13 đồng giá trị sản lượng nông nghiệp, trong khi nếu chi một đồng vào đường sá sẽ mang lại 7,86 đồng và chi vào giáo dục mang lại 5,47 đồng… Còn nếu chi tiêu vào nghiên cứu nông nghiệp, cứ một đồng sẽ “thu” lại gần 8 đồng sản lượng.
Những công trình như cống đập Ba Lai, Nam Mang Thít, đê bao khép kín chống lũ ở nhiều tỉnh thành…với kinh phí hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng, gần đây được dư luận đề cập đến các tác động gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất… Chính các nhà trực tiếp “làm” thủy lợi như ông Trần Đức Khâm (nguyên Viện phó Viện Quy hoạch thủy lợi), ông Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cũng đề cập đến vấn đề các công trình thủy lợi ngoài tác động tích cực vẫn có thể sinh ra những tác động tiêu cực.
Video đang HOT
Quan trọng là những tác động tiêu cực đó có thể chấp nhận được. Nhưng đã có tổ chức, cơ quan “trung lập” nào đứng ra đánh giá các tác động tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, biến đổi sinh thái…sau khi các công trình thủy lợi vận hành chưa, hay chỉ đổ cho…chưa hoàn chỉnh?
Như dự án thủy lợi Ba Lai (Bến Tre), đổ rằng chưa hoàn chỉnh, để bây giờ… cũng không hoàn chỉnh, vì nó là cái quy hoạch không có lối ra, làm thế nào cũng không có tác dụng! Tác động tích cực hay tiêu cực quy ra tiền, mặt nào lớn hơn? Giáo sư Võ Tòng Xuân thừa nhận mặt tiêu cực của các công trình thủy lợi trước giờ chưa được ai đánh giá nghiêm túc, cứ đổ rằng do biến đổi khí hậu.
Hệ thống cống hiệu quả ở miền Bắc, nhưng đưa vào Nam vận hành thì lại rất khó khăn - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Dự án Ô Môn – Xà No nằm trên địa bàn các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang tốn hàng trăm tỉ đồng, rốt cuộc cái được là… những con đường khang trang cho xe 2-4 bánh. Ai đời, vùng đất mà vào mùa lũ chỉ ngập nông, mà cũng “lo ngay ngáy” đắp đập, làm cống. Lúc đó, khi báo chí lên tiếng về dự án này, Bộ NN-PTNT “nhảy dựng”.
Ngay lập tức, một hội thảo hoành tráng được tổ chức tại Cần Thơ, có cả ông Lê Huy Ngọ tham dự dù đã về hưu… Tiếc rằng dự án khi đó đã triển khai, nên mọi chuyện được đối thoại lấp liếm. Giờ, dự án ấy hoàn thành, có hiệu quả gì ngoài những con đường? Dân vùng này đã khá giả, khi dự án hoàn thành họ đương nhiên vẫn khá giả. Và cứ lấy sự khá giả của dân vùng dự án mà cho rằng dự án thành công! Tiền dự án hết sạch!
Vì sao người ta khoái làm thủy lợi, đem tư duy làm thủy lợi miền Bắc bê vào Nam – nơi đặc thù rất khác? Làm đường, nó sờ sờ ra đó, đào lên kiểm được, mà vẫn còn bị thất thoát, tư túi. Còn thủy lợi, ai lặn dưới nước kiểm xem đã móc bao nhiêu gầu đất, đóng bao nhiêu cây cừ? Móc ít, kê nhiều, lỡ bị bồi lắng lại thì đổ thừa… thiên nhiên, dòng chảy?
Nhiều dự án, người dân chỉ là tấm bình phong để triển khai. Ai chỉ ra dùm những dự án thủy lợi nào gần đây thành công “rực rỡ” hay không? Nhưng sợ nhất, nó phá nát vùng đất này. Giờ, Cần Thơ ngập te tua, đồng bằng sạt lở liên tục, nhà mất, người chết… Ai gánh?
Hồ Hùng
Theo motthegioi
Rộn ràng bán đồ ăn tự chế
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đang làm việc tại một ngân hàng ở thủ đô nhưng Q.Đ bất ngờ nghỉ việc, cùng với một người bạn mở quán bán thức ăn do chính cô làm đầu bếp. Câu chuyện của Q.Đ khá điển hình cho một xu hướng mới của bạn gái hiện nay: Kinh doanh đồ ăn tự chế biến.
Bé Bống khởi nghiệp từ khi 7 tuổi với món chè bưởi
Đừng nghĩ chỉ những mẹ bỉm sữa do thói quen làm bạn với bếp núc, lại muốn có thêm thu nhập mới nghĩ đến chuyện kinh doanh món ăn tự làm. Đây còn là mảnh đất được nhiều bạn nữ lựa chọn. Có những bạn nữ khó khăn trong tìm việc làm, quay ra bán đồ ăn. Như bà mẹ đơn thân lấy nick name Cô Cô bán chân gà sả tắc nuôi con trai nhỏ ăn học. Vì nguồn thực phẩm an toàn, giá cả phải chăng nên đồ ăn của cô luôn cháy hàng.
Nhưng không ít bạn trẻ có bằng cấp, đã tìm được việc làm ổn định như Q. Đ vẫn quyết định bỏ tất cả, để khởi nghiệp bằng kinh doanh đồ ăn tự chế biến. Q.Đ chưa từng kinh qua khóa học nấu ăn bài bản nào. Cô chia sẻ với chúng tôi, vì tham gia nhiều hội thích nấu ăn trên mạng xã hội nên học được rất nhiều công thức nấu nướng. Sau đó, cô tự làm tại nhà rồi tìm ra công thức của riêng mình. Hiện nay, cô thuê một cửa hàng bán cơm gà dành cho dân văn phòng: "Không phải cơm gà Hội An, mà cơm gà "made by me", với nước sốt không lẫn đâu được", Q. Đ khoe. Quán của cô còn bán bánh cuốn Cao Bằng vào buổi sáng. Không thuê nhân viên, cô gái trẻ tự ngồi tráng bánh cuốn phục vụ "thượng đế".
Khởi nghiệp không đợi tuổi
Nhưng không phải ai muốn kinh doanh cũng đủ điều kiện tài chính để mở cửa hàng. Song so với việc sở hữu một cửa hàng ở mặt đất thì sở hữu một cửa hàng online dễ dàng hơn nhiều. Việt Nam đứng thứ 7 trong top 10 quốc gia sử dụng facebook nhiều nhất thế giới, theo bảng xếp hạng năm 2017. Đây là cơ hội thuận lợi để những người trẻ thiếu vốn trải nghiệm buôn bán. Ngay cả những đứa trẻ cũng có thể làm chủ một cửa hàng online, trong sự kiểm soát của cha mẹ. Câu chuyện khởi nghiệp được nhiều người nhắc đến để minh chứng: Khởi nghiệp không đợi tuổi, chính là chuyện của bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (sinh năm 2007, tại Tuyên Quang) có tên gọi ở nhà là Bống.
Bống khởi nghiệp từ năm 7 tuổi với món chè bưởi tự nấu. Duyên khởi nghiệp như sau: Khi học lớp 2, được ăn chè bưởi ở nhà hàng, bé rất thích vì cảm nhận hương vị chè bưởi thật đặc biệt. Vì thế, bé Bống tìm tòi học nấu chè bưởi từ công thức trên mạng. Qua khoảng 15 lần thất bại, cô bé đã thành công, có thể nấu chè ngon như ở nhà hàng. Từ đó, Bống nghĩ đến chuyện kinh doanh chè bưởi. Ban đầu lượng khách hàng khiêm tốn, loanh quanh hàng xóm, đồng nghiệp của bố mẹ. Sau khi quán chè bưởi online hình thành, lượng khách hàng tăng lên đáng kể, ngày ít khách cũng bán được 50 cốc chè, ngày lễ bán được 400 cốc chè, mỗi cốc giá 8 ngàn đồng.
Theo chia sẻ của Bống với báo chí thì bán chè không ảnh hưởng đến việc học tập, cô bé vẫn tham gia đầy đủ các buổi học chính khóa, thành tích học tập tốt, vẫn học thêm tiếng Anh, vẫn học võ vào cuối tuần, tham gia các hoạt động thiện nguyện...
Bé Bống với nhà báo Lại Văn Sâm trong một chương trình truyền hình. Ảnh: Internet
Đương nhiên, cô bé bận bịu hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Sau thời gian dành cho học tập, Bống vào vai cô chủ nhỏ, không chỉ bán chè, Bống còn bán sách, bán đồ chơi nên phải tranh thủ chụp ảnh các mặt hàng để đăng lên trang, tìm nguồn hàng, viết quảng cáo... rồi đọc những cuốn sách về các doanh nhân nổi tiếng để mở rộng tầm mắt... Nhờ khởi nghiệp thuận buồm xuôi gió, bé Bống đã tự lập kinh tế từ khi mới học lớp 2. Bé cũng tự thưởng cho mình một số món đồ đắt tiền, thí dụ mua đôi giày 1,9 triệu đồng, tự mua laptop v.v..
"Cao lương mĩ vị" thua ngon, lạ, rẻ ?
Những người khởi nghiệp bằng kinh doanh thức ăn tự chế biến phần đa là những người yêu công việc bếp núc. Bởi nếu nhảy vào lãnh địa này chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, ắt sẽ thất bại. Bé Bống trong câu chuyện trên không chỉ biết nấu món chè bưởi mà có khả năng làm nhiều món ngon khác như gà xé phay, tôm chiên xù, mì Ý, sườn xào chua ngọt.
Nhưng biết nấu ăn và có khả năng nấu ăn ngon cũng chỉ là một trong những điều kiện cần thiết để dẫn đến thành công khi kinh doanh ẩm thực tự chế biến. Yếu tố bình dân, mới lạ sẽ giúp món ăn có sức cạnh tranh trên thị trường ẩm thực phong phú như hiện nay. Thí dụ chè bưởi vốn là một món ăn tráng miệng phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, nhất là Cần Thơ nhưng vẫn là món ăn ít phổ biến tại một tỉnh vùng cao như Tuyên Quang. Chè bưởi của bé Bống ăn khách một phần cũng nhờ yếu tố lạ miệng.
Hay như câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 60 của cụ bà Nguyễn Thị Vân, người tiên phong bán thạch dừa đầu tiên ở Hà Nội cũng vậy. Khoảng 15 năm về trước, trong một lần vào Sài Gòn chơi với con bà đã thử làm thạch dừa, được nhiều người khen ngon nên quyết định bán thạch dừa tại Sài Gòn. Sau một thời gian, bà ra Hà Nội, tiếp tục bán món ăn tự sáng tạo này, khi đó ở Hà Nội chưa ai làm thạch dừa. Vài năm sau, nhiều thực khách biết tiếng, cửa hàng của bà bước vào thời kỳ cực thịnh, có khi bán được cả ngàn quả dừa một ngày, bận rộn đến mức không kịp ăn cơm, trong khi đã có đến 5-6 người phục vụ. Hiện nay, món thạch dừa không còn độc, lạ ở thủ đô thì quán của bà cũng giảm nhiệt hơn trước.
Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh ẩm thực đã không ngại mang đặc sản quê ra thành phố thi thố. Trở lại câu chuyện của bạn trẻ Q.Đ. Cô là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng, sau đó theo gia đình chuyển về thủ đô. Lựa chọn kinh doanh món bánh cuốn Cao Bằng đã được cô suy nghĩ từ lâu. Bởi đây là món ăn mới lạ, đang chứng tỏ sức hút với người thành phố.
Đừng ngại hạ "cái tôi"
Kinh doanh món ăn tự chế biến vất vả tứ bề: Vừa làm đầu bếp, vừa lo lãi lời. Từ ngày bỏ công việc ở ngân hàng, mở quán bán hàng, Q.Đ thành người khác, cô đi ngủ sớm để sáng dậy sớm đến quán chuẩn bị tráng bánh cuốn phục vụ khách. Ngày nào cũng một lịch trình như vậy, dịp cuối tuần càng bận rộn hơn. Với một người trẻ chưa lập gia đình thì lựa chọn khởi nghiệp của Q.Đ là một thách thức. Cô không còn thời gian để rong chơi hoặc đi tìm "một nửa".
Trong khi nhiều bạn trẻ chạy theo xu hướng sống ảo, cố gắng khoe cuộc sống tươi đẹp trên mạng xã hội thì những bạn trẻ như Q.Đ lúi húi với bếp núc, bán buôn, để lộ cuộc sống chân thực, không chút màu mè. Muốn khởi nghiệp bằng kinh doanh món ăn tự chế biến trước hết cần "hạ "cái tôi" xuống mức thấp nhất", Q.Đ thú nhận. Nhưng cô không có ý định quay trở lại công việc của một viên chức, cô thích lựa chọn hiện nay. Vì nó thỏa mãn sở thích nấu ăn của cô, giúp cô có những trải nghiệm, biết đâu lại có cơ hội để đổi đời?
Người trẻ bây giờ không muốn đứng yên, không bằng lòng với đồng lương ít ỏi, không che giấu khát vọng làm giàu. Như cô bé Bống bán chè đã trải lòng một cách thành thật trên một trang báo về ý nghĩa của tiền bạc đối với mình: "Nếu mọi người có nhiều tiền thì mọi việc sẽ tốt hơn, bệnh viện trường học sẽ đẹp hơn, chắc chắn cuộc sống sẽ hạnh phúc vui vẻ hơn. Em nghĩ điều quan trọng là phải kiếm tiền chân chính, vì vậy em luôn mong muốn trở nên giàu có".
ĐÀO NGUYÊN
Theo Laodong
Bỏ ngỏ lao động ngư phủ Cuối tháng 7, Trịnh Hoài T và Danh Thanh H cùng ngụ tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đến Bạc Liêu. Ăn nhậu thả ga với bạn bè, cuối cùng cả hai trở thành con nợ. Ngư phủ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet. Một chủ quán nhậu giới thiệu T và H đi "làm cá" tại Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc...