Bài 34: Vụ án 194 phố Huế: “Tránh để bị can bỏ trốn như Dương Chí Dũng”
Hiện nay, đã gần 4 tháng kể từ ngày bị truy tố, bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn đang được tại ngoại, chỉ bị áp dụng biên pháp ngăn chặn “nhẹ nhàng nhất” là cấm đi khỏi nơi cư trú. Đây là điều khiến dư luận và giới luật sư thắc mắc và trăn trở bức xúc nhất!!!
Vụ án 194 phố Huế là một vụ án được dư luận cả nước nói chung và giới luật sư nói riêng đặc biệt quan tâm. Tiếp theo việc trao đổi quan điểm về vụ án trên với các luật sư, phóng viên báo Dân trí đã có buổi phỏng vấn trực tiếp Luật sư Lê Quốc Đạt – Giám đốc Công ty Luật Trí Tuệ thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Luật sư Lê Quốc Đạt: “Quan điểm của nhiều luật sư là phải áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất đối với Chung để góp phần làm trong sạch bộ máy công quyền”
Là một người đã tham gia rất nhiều vụ án hình sự trong các năm qua, luật sư Lê Quốc Đạt có quan điểm bức xúc như sau:
“Vụ án Trịnh Ngọc Chung, nguyên là Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng can tội ra quyết định trái pháp luật trong việc cưỡng chế thi hành án tại số nhà 194 phố Huế đã gây bức xúc trong dự luận xã hội và những người yêu chuộng công lý. Ngày 08/7/2013 VKSNDTC đã ra Cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A truy tố Trịnh Ngọc Chung theo khoản 3 điều 296 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt lên đến mười năm tù.
Bản cáo trạng này đã được dư luận đặc biệt quan tâm và hoan nghênh vì hiếm khi một cán bộ cấp trưởng của một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực Tư pháp lại phải chuẩn bị ra đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xử của Pháp luật. Liệu một bản án nghiêm minh tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội có được tuyên đối với Trịnh Ngọc Chung là một câu hỏi đang gâytranh cãi trong giới luật sư.
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Như Báo Dân trí đã đưa tin, Trịnh Ngọc Chung bị VKSNDTC truy tố theo khoản 3 điều 296 Bộ luật Hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng. Với tính chất và mức độ của loại tội phạm này, cơ quan Tiến hành tố tụng thường bắt tạm giam bị can để phục cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, ngoài ra còn ngăn ngừa bị can có thể tiếp tục phạm tội mới hoặc bỏ trốn (như vụ án Dương Chí Dũng gây vất vả tốn kém cho các cơ quan chức năng) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án (ví dụ như trực tiếp hoặc gián tiếp làm sai lệch hồ sơ vụ án). Việc bắt tạm giam bị can còn có tác dụng phòng ngừa chung, răn đe những kẻ đang có âm mưu phạm tội và cảnh tỉnh những kẻ có thể chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội, để họ có thể tiến tới tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm, giảm bớt nguy hiểm cho xã hội…
Hiện nay, đã gần 4 tháng kể từ ngày bị truy tố, bị can Trịnh Ngọc Chung vẫn đang được tại ngoại, chỉ bị áp dụng biên pháp ngăn chặn “nhẹ nhàng nhất” là cấm đi khỏi nơi cư trú. Đây là điều khiến dư luận và giới luật sư thắc mắc và trăn trở bức xúc nhất!!!
Hiến pháp đã quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật”. Nếu là một vụ án hình sự thông thường do cơ quan công an khởi tố, chắc là bị can đã bị bắt tạm giam từ lâu, thậm chí có những bị can phạm tội nhẹ hơn Chung rất nhiều (ví dụ như các bị can trong vụ án 112 xảy ra tại Văn phòng Chính phủ), nhưng vụ án này sao lại khác lạ như vậy.
Theo nhiều nguồn tin trong dư luận cho biết vợ của Trịnh Ngọc Chung là Thẩm phán của TAND thành phố Hà Nội, nơi sẽ trực tiếp xét xử sơ thẩm vụ án này. Vì thế có thể Tòa án Hà Nội đã nương nhẹ cho Chung??? Ngoài ra cũng có tin vì Chung làm nhiều năm ở cơ quan Tư pháp nên có nhiều mối quan hệ “chống lưng” che đỡ cho Chung trong vụ án này nên lẽ ra Chung phải bị bắt tạm giam nhưng vẫn được may mắn ung dung tại ngoại, ung dung ngoài vòng pháp luật. Đây là những điểm không thể chấp nhận được vì Chung một người có chức vụ quyền hạn, có hiểu biết pháp luật, đúng ra là phải bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn thật nghiêm khắc để làm gương cho những kẻ có chức vụ quyền hạn có dấu hiệu chuẩn bị phạm tội và tạo lòng tin trong đông đảo dư luận quần chúng.
Quan điểm của nhiều luật sư là phải áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất đối với Chung để góp phần làm trong sạch bộ máy công quyền, lấy lại lòng tin của nhân dân vào Pháp luật. Pháp luật phải được áp dụng nghiêm minh, không trừ một ai, không có ngoại lệ. Đối với Trịnh Ngọc Chung, bắt tạm giam là xứng đáng và rất cần thiết, tránh để xảy ra một trường hợp bị can bỏ trốn như đã xảy ra ở vụ án Dương Chí Dũng”.
Video đang HOT
Vụ án 194 phố Huế đã trở thành “điểm nóng” trên các diễn dàn pháp lý Thủ đô suốt 2 năm qua và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cơ quan công luận (ảnh: Vũ Văn Tiến)
Quyết định trái pháp luật phải bị thu hồi, hủy bỏ
Liên quan đến vụ án 194 phố Huế, Báo Dân trí nhận được ý kiến của luật sư Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư HL Nghi Xuân (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho hay:
Thời gian vừa qua tôi được biết vụ án 194 Phố Huế trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên báo Điện tử Dân trí. Về thời hạn điều tra, truy tố pháp luật đã quy định rõ tại điều 119 và 166 BLTTHS. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật có một số vụ án các cơ quan thực hành tố tụng rất khó thực hiện đúng thời hạn pháp luật đã quy định. Những trường hợp này thường rơi vào các vụ án có bị can đang tại ngoại, có nhiều tình tiết phức tạp cần phải xem xét thận trọng hoặc cũng không tránh khỏi áp lực của các cơ quan khác,..
Đối với vụ án 194 phố Huế chắc sẽ có nhiều áp lực dẫn đến thời hạn điều tra, truy tố phải kéo dài. Vấn đề quan trọng nhất là việc vi phạm về thời hạn này không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm.
Khi có căn cứ xác định quyết định của người có thẩm quyền ban hành là trái pháp luật và gây hậu quả thì cơ quan thực hành tố tụng mới ra quyết định khởi tố vụ án. Về nguyên tắc, quyết định trái pháp luật phải bị thu hồi, hủy bỏ.
Như vậy, sau hơn 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. “Điều 296 Bộ luật hình sự: Tội ra quyết định trái pháp luật 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3 . Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến
Theo Dantri
Vụ án 194 phố Huế: "Thế lực ngầm chống lưng, điều khiển"
Sau rất nhiều nỗ lực của Cơ quan Điều tra, sau cả một quá trình đấu tranh đầy cam go của các phương tiện truyền thông, mà trong đó báo Dân trí là lực lượng nòng cốt, hành vi phạm tội của nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hai Bà Trưng - Trịnh Ngọc Chung đã bị vạch trần và đưa ra ánh sáng.
Sau khi Dân trí đăng tải trên 30 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, tòa soạn đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc.
Ngày 08/7/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ban hành cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội "Ra Quyết định trái pháp luật". Quyết định truy tố này của VKSNDTC ngay lập tức nhận được sự tán thưởng, đồng tình của đông đảo nhân dân thủ đô và hàng triệu bạn đọc trên cả nước.
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Bị can Trịnh Ngọc Chung có tiếp tục được "ưu ái" về thời hạn tố tụng?
Theo Luật sư Trương Quốc Hòe,Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thì thời hạn đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 176 BLTTHS như sau:
"Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử"
Bị can Trịnh Ngọc Chung bị VKSNDTC truy tố bằng bản cáo trạng ngày 08/7/2013 theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội "Ra Quyết định trái pháp luật" với khung hình phạt đến 10 năm tù, tức là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Dẫn chiếu theo quy định trên đây thì thời hạn đưa vụ án này ra xét xử tối đa không quá 04tháng (kể cả trong trường hợp phức tạp) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, tính đến ngày hôm nay (30/10/2013) thời hạn đưa vụ án ra xét xử của vụ án này đã gần hết nhưng phía gia đình bị hại 194 phố Huế phản ánh: Vẫn chưa nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND TP Hà Nội. Thậm chí gia đình 194 phố Huế chưa từng được TAND TP Hà Nội mời lên làm việc về vụ án!
Lật lại quá trình giải quyết vụ án, Báo Dân trí đã từng phản ánh, đã không dưới một lần vị nguyên Chi cục trưởng này được nhận "ngoại lệ" về thời hạn tố tụng. Và lần này, tại Cơ quan xét xử là TAND TP Hà Nội, liệu Trịnh Ngọc Chung còn được hưởng "đặc quyền" về thời hạn tố tụng nữa hay không?
Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Gia đình 194 phố Huế còn phải chờ đợi đến bao giờ mới được trở về nhà?
Đến nay đã hơn 2 năm kể từ ngày Trịnh Ngọc Chung nhân danh "Nhà nước" cưỡng chế trái pháp luật ngôi nhà 194 phố Huế khiến cho gia đình 194 lâm vào thảm cảnh khốn cùng, tan đàn xẻ nghé, mỗi người lang bạt một nơi. Vụ án đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan ngôn luận và được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thủ đô với mong muốn pháp luật được xử lý công bằng, nghiêm minh đối với kẻ phạm tội dù đó là bất kỳ ai. Tuy nhiên, vụ án vẫn bị kéo dài quá lâu, gây hoang mang trong lòng dư luận với quá nhiều tin đồn về " thế lực ngầm" chống lưng, điều khiển.
Luật sư Trương Quốc Hòe: "Việc nguyên Trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng Trịnh Ngọc Chung có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn được tự do, gây cản trở việc điều tra, truy tố tội phạm, khiến cho xung quanh vụ án này đến nay vẫn còn tồn tại quá nhiều tin đồn về "thế lực ngầm" chống lưng, điều khiển"
Là một lãnh đạo của Cơ quan Thi hành án dân sự cấp quận ngay giữa thủ đô Hà Nội, Trịnh Ngọc Chung đã cho cưỡng chế Thi hành án một tài sản mà không cần căn cứ vào bất cứ một bản án có hiệu lực pháp luật nào theo quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án năm 2008. Bất chấp bản án 143/2007/QĐST-KDTM của TAND TP Hà Nội đã bị hủy, bất chấp quá trình kê biên có nhiều sai phạm, Trịnh Ngọc Chung đã cố tình làm giả hồ sơ để hợp thức hóa thủ tục bán đấu giá ngôi nhà 194. Điều này cho thấy thái độ đứng trên luật của Trịnh Ngọc Chung, lợi dụng quyền lực công để thực hiện đến cùng hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thống nhất ngay từ ban đầu nhằm cưỡng chế bằng được ngôi nhà 194 đã được Cơ quan điều tra làm sáng tỏ.
Hậu quả từ hành vi phạm tội của y đã khiến gia đình 194 phố Huế rơi vào cảnh mất nhà cũng đã quá rõ ràng, thế nhưng vụ án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đã dấy lên nhiều hồ nghi về hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, làm mất lòng tin của công dân tới Cơ quan Nhà nước gây nên hậu quả rất nghiêm trọng về an ninh trật tự, chính trị trong xã hội.
Vì thế, hơn bao giờ hết, dư luận đang hy vọng về một bản án xét xử công minh, đúng người, đúng tội đối với bị cáo Trịnh Ngọc Chung, cũng như giải quyết triệt để hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra, khôi phục nguyên trạng ngôi nhà cho gia đình 194 phố Huế.
Báo Dân trí đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẩn trương chỉ đạo, giám sát việc TAND TP Hà Nội xét xử công tâm, đúng pháp luật vụ án trên.
Như vậy, sau 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua.
Trong quá trình tác nghiệp điều tra vụ việc trên, PV Dân trí gặp phải không ít khó khăn trong việc thu thập tư liệu viết bài, cũng như có rất nhiều luồng dư luận "khóc mướn", "tán thưởng" với việc làm trái pháp luật của bị can Trịnh Ngọc Chung. Đây chính là một "rào cản" lớn, một hình thức gây "sức ép" cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng và Báo Dân trí. Đã có lúc đông đảo bạn đọc Dân trí tưởng chừng vụ án có thể "chìm xuồng", rơi vào "ngõ cụt", công lý sẽ không được thực thi!.
Hiện nay, dư luận đang mong chờ vụ án 194 phố Huế sớm được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ án trên.
Vũ Văn Tiến
Theo Dantri
Bài 33: Vụ án 194 phố Huế: Sự chậm chạp rất đáng nghi ngờ của tòa án Dư luận rất quan tâm đến vụ án 194 Phố Huế, nhiều bạn đọc comment trên Dân trí phản ứng về sự chậm chạp rất đáng nghi ngờ khi tòa án chậm đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ còn 8 ngày nữa. Vậy thì loại quan chức có vai vế vi phạm...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy

Truy bắt nhóm thanh niên chém đứt lìa bàn tay người đàn ông

Vì sao cựu sinh viên kiện đòi Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 44 tỉ?

TP.HCM: Hủy quyết định không khởi tố vụ cha ruột hiếp dâm 2 con gái

Nữ kế toán tham ô gần 32 tỉ đồng, lãnh án chung thân

Câu kết xén dự án gà thịt, Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã bị "vào lò"

Buộc thi hành án Công ty liên quan vụ 3 thành viên CLB bóng đá HAGL tử vong

Công an phường Khâm Thiên bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm

Truy xét kẻ phá hoại vườn chuối xuất khẩu sắp thu hoạch

Khởi tố tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày đánh người ở Thái Bình

Bình Phước: Đánh chết bạn nhậu vì mâu thuẫn lúc hát karaoke với loa kẹo kéo

Bến Tre, Tiền Giang: Xử phạt 2 người tung tin giả về việc sáp nhập tỉnh
Có thể bạn quan tâm

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng 'đẹp như thiên thần trên sàn diễn'
Phong cách sao
12:13:32 07/05/2025
5 kiểu tóc trẻ trung, dễ làm, hợp diện cùng váy vóc mùa hè
Làm đẹp
12:10:08 07/05/2025
Bầu Hiển có hành động chưa từng thấy với Xuân Son trên sân hàng Đẫy: Ông nội quyền lực, chiều cháu tới bến
Sao thể thao
12:09:08 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
Tin nổi bật
12:00:25 07/05/2025
iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?
Thế giới số
11:47:08 07/05/2025
Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc
Thế giới
11:45:46 07/05/2025
Những người không nên uống nước ép rau diếp cá
Sức khỏe
11:43:28 07/05/2025
"Em xinh say hi" tranh cãi vì thí sinh quá lứa, Miu Lê - Phương Mỹ Chi tạo drama
Sao việt
11:42:03 07/05/2025
iPhone 18 Pro sẽ có một cái nhìn thực sự khác biệt
Đồ 2-tek
11:39:32 07/05/2025
Cách nấu 5 món ăn thải độc, làm sạch gan vừa rẻ vừa dễ làm
Ẩm thực
11:16:51 07/05/2025