Bài 30: Kỳ án 194 phố Huế: Truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung
Sau đúng 2 năm 1 ngày kể từ khi Trịnh Ngọc Chung, nguyên Trưởng Thi hành án quận Hai Bà Trưng ra quyết định trái pháp luật cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, VKSNDTC đã ban hành cáo trạng truy tố bị can này ra trước TAND TP. Hà Nội.
Sau khi Báo Dân trí đăng tải 30 bài báo phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế, tòa soạn đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) vừa có cáo trạng số 18/VKSNDTC-V1A ngày 8/7/2013 truy tố ra trước TAND TP. Hà Nội để xét xử bị can Trịnh Ngọc Chung, (sinh năm 1959, hộ khẩu thường trú tại số nhà 37, ngõ Hậu Khuông, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự, về tội “Ra Quyết định trái pháp luật”.
Cáo trạng truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Cáo trạng của VKSNDTC nêu rõ: Trong quá trình thực hiện quyết định ủy thác của Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hà Nội (Thi hành Quyết định số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội), ngày 28/6/2011, Trịnh Ngọc Chung là chấp hành viên, Trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng đã ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA để thực hiện việc giao nhà số 194 phố Huế cho người trúng đấu giá (Ngày 24/8/2009, Công ty Cổ phần bán đấu giá Hà Nội tiến hành bán đấu giá nhà 194 phố Huế với giá 31. 528.000.000đ, trong khí đó giá trị thực của ngôi nhà là gần 80 tỷ đồng – PV).
Quá trình điều tra xác định Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt những vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng sở hữu biết nhà 194 phố Huế chưa có sổ đỏ, không đủ điều kiện chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa theo thông báo số 02/TB-THA ngày 20/1/2000, hiện nay chưa có quyết định giải tỏa Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án Vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 không đúng Tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp.
Do đó, đủ căn cứ để xác định Trịnh Ngọc Chung biết rõ quyết định cưỡng chế giao nhà 194 phố Huế là trái pháp luật. Hành vi của Trịnh Ngọc Chung đã phạm vào tội “Ra quyết định trái pháp luật”, quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự, gây thiệt hại cho người phải thi hành án là ông Hoàng Ngọc Minh 6,69 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hành vi phạm tội trên đây của Trịnh Ngọc Chung đã phạm vào Khoản 3, Điều 296 Bộ luật Hình sự: “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm…”.
Bị can Trịnh Ngọc Chung hiện đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú theo lệnh số 11/VKSNDTC-C6 (P1) ngày 8/5/2012 của Cơ quan Điều tra VKSNDTC. Ngoài ra, Quận ủy Hai Bà Trưng cũng đã có quyết định số 1370-QĐ/QU đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với Trịnh Ngọc Chung.
Quyết định truy tố bị can Trịnh Ngọc Chung của VKSNDTC đã có tác dụng xoa dịu dư luận, khiến cho lòng dân thêm tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiêm minh của pháp luật.
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung của Cơ quan Điều tra VKSNDTC(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Xin được nhắc lại, sau khi Dân trí đăng tải nhiều bài phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong vụ án 194 phố Huế đã nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của đông đảo bạn đọc trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày 23/8/2011, ông Dương Minh Công, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội ký công văn số 1376/THA, gửi Báo Dân trí “ xin” tòa soạn để dừng đăng vụ việc này. Sau khi xem xét nội dung đề nghị “không chính đáng” trên của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội, Báo Dân trí tiếp tục có hàng loạt bài phân tích, “lật tẩy” nhiều góc cạnh của vụ án, góp phần giúp Cơ quan Điều tra VKSNDTC củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung.
Vụ án 194 phố Huế đã trở thành “điểm nóng” trên các diễn dàn pháp lý Thủ đô suốt 2 năm qua và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cơ quan công luận.
Trong quá trình tác nghiệp điều tra vụ việc trên, PV Dân trí gặp phải không ít khó khăn trong việc thu thập tư liệu viết bài, cũng như có rất nhiều luồng dư luận “ khóc mướn”, “tán thưởng” với việc làm trái pháp luật của bị can Trịnh Ngọc Chung. Đây chính là một “rào cản” lớn, một hình thức gây “sức ép” cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng và Báo Dân trí. Đã có lúc đông đảo bạn đọc Dân trí tưởng chừng vụ án có thể “chìm xuồng”, rơi vào “ngõ cụt”, công lý sẽ không được thực thi!.
Đại diện gia đình số 194 phố Huế đau xót trình bày lại vụ việc cưỡng chếcó nhiều uẩn khúc trên (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Hiện nay, dư luận đang mong chờ vụ án 194 phố Huế sớm được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ lợi dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng, thanh lọc cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Như vậy, sau 30 bài báo trên Dân trí lật tẩy nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của vụ thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế đến nay đã có kết quả của vụ việc. Đây là một trong những vụ án được đông đảo bạn đọc Dân trí quan tâm và gây bức xúc dư luận tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. “Điều 296 Bộ luật hình sự: Tội ra quyết định trái pháp luật 1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Báo Dân trí sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về vụ việc trên khi có diễn biến mới.
Theo Dantri
"Liệt sĩ" trở về...: Tiếp sức niềm tin cho người lính
Tất cả những nghĩa cử đối với "liệt sĩ" trở về Phan Hữu Được đã củng cố thêm cho tôi lòng tin vào Đảng, Nhà nước và con người Việt Nam nơi tôi đang sinh sống. Tôi tin vào lòng nhân ái của mỗi con người Việt Nam trước hoàn cảnh của người khác.
Các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Hải Phòng kiểm tra sức khỏe tông thê cho ông Phan Hữu Được (ảnh: Thu Hằng)
Tôi cũng từng là một người lính, tuy là lính thời bình. Tôi đi bộ đội năm 1978, nhưng cũng được chứng kiến cảnh chiến tranh khu vực biên giới Tây Namnăm 1979. Tôi hiểu được những gian truân, vất vả và những hy sinh mất mát của người lính nói chung và anh Được nói riêng.
Đọc những thông tin về quãng đời lưu lạc của anh Được, tôi đã khóc... Khóc vì xót thương cho thân phận một chiến sĩ đã chiến đấu hy sinh vì đất nước, mà sao khổ sở thế. Nhưng tôi lại rất mừng vì anh còn may mắn hơn bao nhiêu chiến sĩ khác là anh đã được trở về, vẫn được sống.
Tôi càng mừng hơn khi anh trở về đã nhận được bao nghĩa cử cao đẹp của các cấp chính quyền, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng trước đây cũng là một người lính nên chắc hoàn cảnh của anh Được đã tác động rất nhanh đến trái tim Thủ tướng. Thủ tướng đã trao cho anh Được món quà tình cảm, mà tôi tin rằng đó là từ xúc cảm sâu sắc... Chắc Thủ tướng cũng muốn góp phần bù đắp cho những thiệt thòi mà suốt 40 năm qua anh Được đã phải chịu đựng.
Tôi nghe thông tin Thủ tướng, rồi Bộ trưởng Lao động TB&XH, Bí thư Thành ủy Hải phòng và cả Lý Nhã Kỳ... đã ngay lập tức bày tỏ sự quan tâm đến anh Được, mà lòng thấy vui như chính niềm vui của gia đình mình. Tôi mừng thay cho anh Được khi hay tin các bác sĩ đã ngay lập tức xét nghiệm và hội chẩn để có phác đồ điều trị cho anh Được miễn phí....
Tất cả những nghĩa cử đó, những hành động đó đã củng cố thêm cho tôi lòng tin vào Đảng, Nhà nước và con người Việt Nam nơi tôi đang sinh sống. Tôi tin vào lòng nhân ái của mỗi con người Việt Nam trước hoàn cảnh của người khác. Thật cảm động quá, tôi mong mọi người làm nhiều việc tốt cho tất cả những ai có hoàn cảnh như anh Được. Vì có những người như anh Được chúng ta mới có cuộc sống bình yên như hôm nay.
Vô cùng cảm ơn mọi người đã tiếp sức cho tôi có thêm niềm tin...
Theo Dantri
ASEAN củng cố hợp tác an ninh, quốc phòng nội khối Ngày 7-5, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhóm họp tại Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei để thảo luận các biện pháp và hành động nhằm củng cố hơn nữa hợp tác an ninh và quốc phòng trong khối. Với chủ đề "Cùng nhau bảo vệ người dân, bảo...