Bài 3: Liên tục ‘bôi trơn’, bệnh nhân vẫn bị ‘móc túi’

Theo dõi VGT trên

Không những phải đối mặt với vấn đề quá tải trầm trọng, người bệnh Việt Nam còn mất thêm niềm tin vào dịch vụ y tế khi họ phải “bôi trơn” tất cả các khâu khi bước chân vào bệnh viện. Những yếu kém liên hoàn khiến tiêu cực tất yếu phát sinh.

Người bệnh phải “bôi trơn” các khâu

Một trong những vấn đề bức xúc nhất của người bệnh khi đến bệnh viện là nạn phong bì, lót tay cho nhiều khâu, bắt đầu từ khâu lấy số thứ tự cho đến khâu chăm sóc, điều trị, v..v…

Cũng vì y đức của một bộ phận bác sỹ xuống cấp, nên việc đi viện với người bệnh trở thành nỗi ám ảnh.

Bài 3: Liên tục bôi trơn, bệnh nhân vẫn bị móc túi - Hình 1

Mỗi khi vào viện, người bệnh phải “bôi trơn” nhiều khâu để đổi lấy cái mà họ có quyền và xứng đáng được hưởng – (Ảnh: C.Q)

Xếp hàng tại bệnh viện N. từ 6h sáng để mua phiếu khám nhưng rất nhiều bệnh nhân “ngơ ngác” vì thấy người đến sau được vào khám trước mình! Đây hầu hết là bệnh nhân nghèo từ nông thôn ra, họ không dám có “ý kiến”, chỉ thì thầm bảo nhau: “Họ có tiề.n nên nó khác!”.

Chưa dừng lại ở việc “bôi trơn”, những nhân viên y tế làm công tác hành chính để có thể được khám chữa nhanh chóng, khi vào khám hoặc nằm điều trị, rất nhiều bệnh nhân khẳng định họ đã phải “lót tay” cho bác sỹ, điều dưỡng (y tá) để nhận được sự thăm khám, chăm sóc nhiệt tình.

Theo nhận định chung của các bệnh nhân, trong điều kiện một phòng bệnh có một điều dưỡng nhưng có tới cả chục bệnh nhân, nếu không “bôi trơn”, người nhà mình sẽ không được chăm sóc cẩn thận, chu đáo.

Trên báo Thanh niên (số ra ngày 8/8/2011), bà Nguyễn Thị Kim Tiến, tân Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thừa nhận vấn đề bị phàn nàn nhiều nhất trong ngành y hiện nay là thái độ giao tiếp, việc gây khó dễ cho người bệnh, nhận phong bì …

Chính mắt tân Bộ trưởng cũng đã từng chứng kiến chuyện người nhà bệnh nhân phải bỏ tiề.n và.o túi điều dưỡng để nhân viên này thay drap mới cho người bệnh!

Người bệnh ngấm ngầm bị “móc túi”

Giáo dục lại y đức cho cán bộ y tế “Cần phải có các lớp đào tạo lại về y đức cho nhân viên y tế. Y đức của truyền thống là bảo mật thông tin người bệnh, ân cần chăm sóc người bệnh nhưng y đức của thời cơ chế thị trường còn phải là: kê đơn, là chỉ định chẩn đoán xét nghiệm” PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế

Ngoài hình thức “truyền thống” là “trao tay” trực tiếp, trong ngành y còn tồn tại những hình thức “ngấm ngầm” móc túi người bệnh một cách tinh vi, kín đáo, khôn ngoan của bác sỹ.

Đó là chuyện kê đơn thuố.c một cách “có chủ đích” để được hưởng hoa hồng từ hãng dược phẩm lạm dụng thuố.c, lạm dụng các xét nghiệm, chụp chiếu để nhanh chóng “khấu hao” máy móc (do bác sỹ góp vốn đầu tư), v..v…

Người bệnh không có chuyên môn, chỉ còn nước răm rắp nghe theo lời bác sỹ mà không hề biết mình đang bị “bòn rút” ngấm ngầm.

Video đang HOT

Trước đây, VietNamNet đã nhiều lần phản ánh chuyện người bệnh bị bác sỹ kê đơn thuố.c toàn tên biệt dược ngoại, khiến một bệnh nhân thay vì bỏ ra vài trăm ngàn mua thuố.c để khỏi bệnh thì họ phải bỏ ra cả triệu bạc.

Đây là một sự lãng phí không đáng có. Nhưng oái oăm là nhờ sự lãng phí, tốn kém này mà lợi nhuận đã có thêm cơ hội để chảy về túi của các “lương y”.

“Tại sao đơn thuố.c cứ kê 5-7 thuố.c trong khi có thể là đơn 2-3 thuố.c tại sao không kê thuố.c tên gốc để bệnh nhân có thể mua với giá vài trăm ngàn mà cứ kê tên thương mại khiến người bệnh phải mua với số tiề.n đến cả triệu, thậm chí vài triệu đồng? Tại sao vẫn còn tình trạng chỉ định chẩn đoán, xét nghiệm quá mức cần thiết? Đó chính là y đức”, trên báo Thanh niên, tân Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc nói trong ngày làm việc đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng.

Không được hưởng quyền tối thiểu đáng được có

Trước tình trạng này, Giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn (phía Bắc) Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương, phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn toàn quốc Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương đán.h giá: “Người bệnh Việt Nam hiện không được khám và điều trị theo một cách mà họ xứng đáng được có”.

Còn theo PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, thì những quyền chính đáng, tối thiểu mà bất kỳ một người bệnh nào cũng phải được hưởng, đó là quyền được thăm khám cẩn thận, chính xác quyền được cung cấp thông tin và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh được nằm điều trị trong điều kiện tốt (như một mình một giường), được chăm sóc chu đáo, đầy đủ, kịp thời vv…

Nhưng trong bối cảnh một bác sỹ phải khám 100 bệnh nhân/ngày, chuyện khám “siêu tốc” là khó tránh khỏi, khiến người bệnh mất đi quyền được cung cấp thông tin và tư vấn từ bác sỹ.

Bài 3: Liên tục bôi trơn, bệnh nhân vẫn bị móc túi - Hình 2

Người bệnh Việt Nam không được hưởng quyền tối thiểu đáng được có

Điều kiện phòng ốc chật chội, xuống cấp đã đẩy người bệnh vào thế bắt buộc phải chấp nhận điều trị trong điều kiện không thể tồi tệ hơn (như 2-3 người/giường, thậm chí bệnh nhân phải nằm ở hành lang, chen nhau nằm ở sàn nhà, vv…).

“Bệnh viện cũng muốn cải thiện lắm, nhưng quả thật là không thể hơn được nữa, vì đất không thể đẻ ra thêm, còn bệnh nhân ngày một đông đúc”, ông Hải nói.

Ông Hải cũng dẫn chứng: Bệnh viện Nhi Trung ương ra đời năm 1983 với quy mô 400 giường bệnh. Sau 28 năm hoạt động, đến nay số giường bệnh của bệnh viện tăng lên 1.000 giường (vẫn với diện tích đó). Kể từ năm 1983 đến nay, Hà Nội chưa có thêm một bệnh viện Nhi nào ra đời.

Nỗ lực lắm thì các bệnh viện đa khoa thuộc TP Hà Nội mới có thêm khoa nhi với quy mô nhỏ. Trong khi đó, dân số Việt Nam tăng mỗi năm gần bằng dân số một tỉnh!

Sự chênh lệch quá lớn này đã tất yếu khiến toàn bộ người dân “khốn khổ” mỗi lần phải đi viện. Bản thân ông Hải cũng thú nhận mỗi khi bị ốm hoặc người nhà bị ốm, phải đi viện, thì ông cũng bị “ám ảnh” và rất sợ hãi!

Theo VietNamNet

Bài 2: Bi kịch chữa bệnh: Có tiề.n, không tiêu được!

Trong khi nhiều người bệnh nghèo triền miên chịu cảnh không có tiề.n đi viện thì lại có một bộ phận những người có điều kiện kinh tế vướng vào nghịch cảnh "có tiề.n cũng không tiêu được" khi phải vào các bệnh viện công lập ở Việt Nam.

Bài viết này không nhằm mô tả nhu cầu y tế của những người giàu có, các "đại gia" trong xã hội, cũng không "cổ súy" cho xu hướng xã hội hóa y tế nhưng chỉ người giàu được hưởng lợi, mà muốn phản ánh một thực tế: Năng lực y tế của Việt Nam không đủ sức đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người dân.

Sự hạn chế này dẫn đến một thực trạng: Người nghèo thì cam chịu chấp nhận tất cả, miễn sao chữa khỏi bệnh còn người giàu thì sẵn sàng bỏ BHYT để tự chi trả với số tiề.n lớn với mong muốn được hưởng một dịch vụ chăm sóc y tế đúng nghĩa, nhưng không thể được.

Nở rộ dịch vụ cao cấp

Hiện nay, các bệnh viện lớn của cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Việt Đức, vv... đều mở các phòng khám theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Giá khám bệnh, giá dịch vụ ở những khu vực này cũng khác hẳn so với các khu vực bình thường khác.

Bài 2: Bi kịch chữa bệnh: Có tiề.n, không tiêu được! - Hình 1

Duy chỉ có tiề.n thuốc là không đổi, còn lại tiề.n khám, tiề.n xét nghiệm, tiề.n điều trị nội trú của khoa Điều trị tự nguyện A (BV Nhi TW) đều đắt gấp nhiều lần so với giá thông thường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà khoa này trở nên ế ấm. Vì nhu cầu cao, có những ngày cao điểm, 1 bác sỹ của khoa điều trị tự nguyện A cũng phải khám tới 20 bệnh nhân chứ không ít!

Tại khoa điều trị tự nguyện A (bệnh viện Nhi Trung ương), một bệnh nhân khám đa khoa nếu đặt lịch khám trước qua điện thoại thì tiề.n công khám là 390 ngàn đồng (chưa kể bất kì một xét nghiệm, chụp chiếu nào) còn nếu không đặt trước qua điện thoại, tiề.n khám là 580.000 đồng.

Với bệnh nhân khám chuyên khoa, nếu đặt lịch khám trước qua điện thoại, tiề.n khám là 580.000 đồng nếu không đặt trước, tiề.n khám nâng lên mức 680.000 đồng/lần khám.

Trong khi đó, tiề.n khám một lần tại phòng khám bình thường của bệnh viện là 80.000-90.000 đồng, còn bệnh nhân BHYT chỉ khám với giá 30.000 đồng/lần.

Cộng tất cả các loại xét nghiệm, chụp chiếu, một bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị tự nguyện A có thể phải "móc ví" ít nhất vài ba triệu đồng (vì giá các xét nghiệm cũng đắt gấp 3-4 lần thông thường).

Sư chênh lệch này đặc biệt thể hiện ở giá phòng nằm điều trị. Khoa điều trị tự nguyện A của bệnh viện Nhi Trung ương có 3 loại phòng điều trị nội trú, thấp nhất là loại phòng 3 giường cho 3 bệnh nhân, giá 1.200.000 đồng/ngày/phòng. Tiếp đến là loại phòng 2 giường/2 bệnh nhân, giá 1.500.000 đồng/ngày. Cao nhất là phòng đơn cho 1 người, giá 1.880.000 đồng/ngày.

Đặc biệt, với bệnh nhân phẫu thuật, nếu sử dụng phòng có 1 giường cho 1 người, giá tiề.n sẽ là 2.300.000 đồng/ngày. Đây chỉ là tiề.n phòng, tiề.n ăn, tiề.n phục vụ, chưa tính tiề.n khám, tiề.n thuốc và các dịch vụ khác nằm ngoài danh mục.

Tính cả chi phí thuố.c thang, các chi phí gián tiếp khác, nếu mỗi bệnh nhân vào đây điều trị khoảng 7 ngày rồi ra viện thì chi phí có thể lên tới xấp xỉ 20 triệu đồng!

Tại bệnh viện Việt Đức, để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bệnh viện đã mở khoa khám, điều trị theo yêu cầu. Giá một phòng điều trị theo yêu cầu ở bệnh viện này dao động từ 1 đến 1,5 triệu đồng/giường bệnh/ngày.

Muốn tiêu tiề.n cũng không được

Tuy đắt đỏ là vậy nhưng không phải vì thế mà chúng trở nên ế ẩm. Ngược lại, ngay cả ở những nơi cao cấp như thế này lại tiếp tục tái diễn tình trạng... quá tải!

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết: "Tất cả các phòng 1 triệu và 1,5 triệu đồng/ngày/người của bệnh viện tôi chẳng bao giờ trống chỗ. Người bệnh muốn vào phải xếp hàng dài, xếp hàng rồi có khi phải quay ra vì không thể đợi được".

Bài 2: Bi kịch chữa bệnh: Có tiề.n, không tiêu được! - Hình 2

Mỗi phòng đơn trong khu điều trị tự nguyện A có giá gần 2 triệu đồng/ngày (với bệnh nhân hậu phẫu là 2.300.000 đồng/ngày). Giá khá chát nhưng bác sỹ Trần Thanh Tú - trưởng khoa điều trị tự nguyện A (áo trắng) - cho biết khoa thường xuyên phải từ chối bệnh nhân vì không còn giường. Thế mới biết trong hoàn cảnh như thế này thì có nhiều tiề.n chưa chắc đã tiêu được!

Còn theo bác sỹ Trần Thanh Tú, trưởng khoa điều trị tự nguyện A (bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Có nhiều thời điểm khoa phải từ chối cho người bệnh nhập viện vì hết chỗ nằm. Ở đây đều là các phòng dịch vụ, người bệnh trả giá cao để được hưởng chất lượng phục vụ tốt nhất. Vì vậy, không thể để họ phải nằm ghép".

Đó là khu vực điều trị nội trú. Còn tại khu vực khám bệnh của khoa điều trị tự nguyện, giá khám ít nhất là 390.000 đồng/lần, cao nhất là 680.000 đồng/lần không ngăn cản các bậc cha mẹ đem con đến khám.

Tại đây mỗi ngày tiếp đón từ 130-170 bệnh nhân, có hôm cao điểm lên tới 200 bệnh nhân. Trong khi đó, toàn khoa chỉ có 10 bác sỹ, như vậy, tại nơi được coi là cao cấp nhất này, có ngày bác sỹ cũng phải khám tới 20 bệnh nhân!

Sự xuất hiện của các khu vực khám với giá cao cấp này đã làm lộ rõ hơn hết bi kịch "có tiề.n cũng không tiêu được" của những người giàu có khi sử dụng dịch vụ y tế tại VN.

Chị Vương, người từng đưa con trai 2 tuổ.i đến khám tại khoa điều trị theo yêu cầu (tự nguyện A) của bệnh viện này thuật lại: "Khi đến khoa này khám bệnh, bác sỹ từ chối không cho nhập viện vì đã hết sạch chỗ. Tôi nói nếu chỗ thông thường hết thì chỗ đắt nhất cũng được. Nhưng vị bác sỹ cho biết phòng VIP cũng hết cả rồi, nói gì đến phòng thường. Vậy là con tôi chỉ được khám ở đây, sau đó tôi phải quay lại phòng điều trị nội trú thông thường để chịu cảnh nằm ghép 3 cháu/giường!".

Muốn được điều trị, xin "chịu khó" nằm ghép

Tại bệnh viện Bạch Mai, giá khám ở khoa khám bệnh theo yêu cầu là 50.000 đồng/lần khám nếu khám bác sỹ thông thường và 100.000 đồng/lần khám nếu người khám là một Giáo sư. So với giá khám ở viện Nhi thì giá này đã rất mềm mại.

Bài 2: Bi kịch chữa bệnh: Có tiề.n, không tiêu được! - Hình 3

Khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch Mai cũng... quá tải như thường! Người bệnh đến đây dẫu có tiề.n cũng không thể nằm lại điều trị vì bệnh viện chưa triển khai dịch vụ điều trị nội trú. Vì thế, có giàu đến mấy họ cũng phải quay trở lại nằm ghép!

Tuy nhiên, người bệnh đến đây lại phát sinh một cái khổ khác: Khám thì được, nhưng nếu cần nhập viện thì không thể nhập viện điều trị tại khoa được, vì khoa khám bệnh theo yêu cầu hiện chưa triển khai điều trị nội trú.

Nguyên nhân là do bệnh viện chưa có đủ các điều kiện về phòng ốc, chưa có đủ đất để triển khai xây riêng một khu điều trị cho khoa này.

Bởi thế, dù ban đầu được khám tốt, nhưng đến khi cần nhập viện, bệnh nhân đến đây có một vài lựa chọn: Hoặc chấp nhận quay trở lại khu điều trị chung, nằm chung với các bệnh nhân thông thường trong tình trạng quá tải trầm trọng hoặc chuyển sang viện khác.

Nhưng bệnh viện Bạch Mai hiện là bệnh viện tuyến cuối và hiện đại nhất cả nước, người bệnh còn biết chuyển đi đâu? Vì thế, người bệnh hoặc phải chấp nhận nằm ghép (dù có tiề.n cũng phải chịu), hoặc ra viện và đi nước ngoài (như Singapore) để tìm một nơi có trình độ chuyên môn tương đương (hoặc không chênh nhau nhiều) nhưng chất lượng phục vụ thì tốt hơn hẳn!

Theo VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hằng Du Mục tổ chức sinh nhật hoành tráng cho con trai, quẩy tung cùng 4 quý tử
16:56:35 30/09/2024
Phùng Thiệu Phong tái hôn?
16:57:18 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"

Netizen

23:13:58 30/09/2024
Liên quan đến vụ việc cô T.P.H. (giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh ủng hộ tiề.n để mua laptop đang gây xôn xao dư luận

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.