Bài 3: Điện Biên Phủ – Trận chiến giữa voi và hổ
Chiến trường xưa hôm nay đã trở thành điểm du lịch về nguồn giáo dục truyền thống anh hùng cho thế hệ đi sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó đã ví trận chiến này như hổ và voi. “Nếu như con hổ dừng lại thì sẽ bị đâm thủng bởi ngà voi sắc bén. Nhưng nó sẽ không dừng lại. Nó mai phục trong rừng rậm ban ngày, chú hổ sẽ leo lên lưng con voi vào ban đêm, cào xé con voi rồi lại biến mất” và “Chú hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi con voi chết vì kiệt sức và bị mất máu. Điện Biên Phủ sẽ là mồ chôn của con voi”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Điều quan trọng không phải là một cuộc tấn công chớp nhoáng mà là một cuộc chiến dài hơi, nghiền nát từng phần của quân địch”.
Giờ đây, những pháo đài của ta, những xác khí tài tân tiến của quân xâm lược đã nằm yên trên mảnh đất thanh bình. Những bông hoa rừng bung nở bên xác xe tăng, những cây hoa trái trĩu quả bên trận địa pháo, cho thấy ý chí và sự hồi sinh kinh ngạc của mảnh đất từng là chiến trận ác liệt. Và thế hệ đi sau chỉ biết về nguồn để tri ân những hy sinh anh dũng của quân và dân ta, để thấy ý chí kiên cường qua trang sử cũng như từ sự so sánh chênh lệch khí tài của ta và địch giờ là hiện vật ghi dấu trên khắp cánh đồng lòng chảo Điện Biên.
Người dân làm đồng bên cạnh xác xe tăng gần sân bay Mường Thanh
Những bông hoa mua nở bên xác xe tăng Chapffee 24 bảo vệ Nam sân bay Mường Thanh bị quân ta tiêu diệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Xác xe tăng của quân viễn chinh Pháp trên cánh đồng lúa xanh mướt
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội bắn quân thù trong trận Điện Biên Phủ 1954
Video đang HOT
Xác chiếc xe tăng Bazeille trên đồi A1 bị Đại đội 674 của ta bắn cháy cách đây 60 năm trước, ngày 1.4.1954
Người đàn ông đang ngồi nghe đài cạnh bệ súng trọng liên 4 nòng của quân địch bảo vệ sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị pháo thủ của Đại đội 360, tiểu đoàn 130, trung đoàn 209, đại đoàn 312 của ta tiêu diệt ngày 7-5-1954
Chiếc xe đạp thồ khiến quân địch phải kinh ngạc về sức vận tải của nó. Xe thồ từ 2- 3 tạ khí tài, lương thực vượt núi cho bộ đội ta
Trận địa pháo 105 ly của quân ta ở Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, huyện Điện Biên
Trận địa pháo H6 của quân ta ngày 6-5-1954 đã bắn hàng loạt đạn tập kích hỏa lực chi viện cho bộ binh tấn công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Trận địa pháo 155mm phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị đạn pháo của Trung đoàn pháo binh 45 phá hủy lúc 17g10 ngày 13-3-1954
Xác may bay khu trục thuộc phi đội bay ném bom ở Mường Thanh bị trung đoàn pháo 675 phá hủy ngày 13-3-1954
Chụp ảnh lưu niệm bên xác xe tăng Ettlingen Chaffee bảo vệ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ bị đoàn pháo 351 bắn cháy ngày 7-5-1954
Trận địa pháo 155mm bảo vệ khu vực trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta phá hủy.
Theo ANTD
Trận đánh đầu của pháo binh Việt Nam
Đến tham quan di tích pháo đài Láng ở phường Láng Thượng, tôi chú ý các bức ảnh lịch sử, trong đó, có ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ chiến sĩ ngay trên trận địa ngày 16-12-1946. Ba ngày sau, đại bác ở pháo đài rót vào Thành Hà Nội, đó là hiệu lệnh cho quân dân Thủ đô tấn công thực dân Pháp xâm lược, mở đầu trang sử vàng anh dũng, kháng chiến giữ vững nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Đọc danh sách các pháo thủ ở pháo đài Láng, tôi hỏi bác trông coi di tích "Bác có biết trong danh sách này, ai còn sống không?". Bác bảo: "Ở ngay phường Láng Thượng này có cụ Đỗ Văn Đa còn minh mẫn lắm đấy". May mắn tôi đã gặp được cụ. Trong ngôi nhà ở tổ 34, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, cụ Đỗ Văn Đa say sưa kể về pháo đài Láng và trận đánh đầu tiên của pháo binh Việt Nam đêm 19-12-1946.
Một khẩu đội pháo tại trận địa Pháo đài Láng tháng 12-1946 (Ảnh tư liệu)
Làm trận địa giả để giữ pháo
Năm 1940, quân đội Pháp bắt nhân dân làng Láng Trung, xã Yên Lãng, Tổng Hạ, Đại lý Hoàn Long (nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa) nhổ lúa trên cánh đồng để chúng quây dây thép gai xây dựng pháo đài phòng thủ thành phố chống phát xít Nhật đang tràn vào Việt Nam. Trên diện tích rộng 4ha, chúng xây nhà kho chứa đạn, làm thêm một dãy nhà tre cho lính pháo thủ và một trung đội lính Nam kỳ ở. Pháo đài có ba khẩu pháo 75 ly nhưng chỉ có hai khẩu còn hoạt động được. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm pháo đài. Sau cách mạng tháng Tám, Nhật giao lại pháo đài cho Tàu - Tưởng canh giữ. Đến hè năm 1946, khi Tàu Tưởng rút, ta đến tiếp nhận pháo đài, củng cố lại trận địa.
Ngày 29-6-1946, Đoàn pháo binh Thủ đô được thành lập ngay tại trụ sở của Vệ quốc đoàn ở 40 Hàng Bài. Lúc đó, đại đội pháo binh do đồng chí Phạm Văn Đôn chỉ huy gồm bốn trung đội ở bốn pháo đài: Láng, Xuân Tảo (nay thuộc quận Tây Hồ), Xuân Canh (nay thuộc Huyện Đông Anh), Thổ Khối (nay thuộc huyện Gia Lâm). Pháo đài Láng có 20 cán bộ chiến sĩ với hai khẩu cao xạ 75 ly và khẩu súng máy 12,7 ly. Đồng chí Nguyễn Ưng Gia làm Trung đội trưởng, đồng chí Nguyễn Khoát làm chính trị viên; đồng chí Đoàn Hùng làm khẩu đội trưởng.
Từ tháng 10-1946, cả thành phố khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu sinh tử. Làng Láng Trung, nơi có ông Voi, không khí càng như nóng hơn. Nhớ lại những ngày đó, cụ Đa sôi nổi hẳn lên: Năm đó, tôi đã ngoài 20 tuổi, tôi được phân công ở vị trí pháo thủ số 8, chuyên tiếp đạn trên mâm pháo. Lúc đó, bố trí các pháo thủ như sau: số 1 quay tầm, số 2 quay hướng, số 3 đo xa, số 4 trinh sát, số 5 bấm cò, số 6, 7 đưa đạn vào nòng pháo, số 8 tiếp đạn. Để tránh địch oanh tạc trận địa, chúng tôi được lệnh làm trận địa giả ở Gò Đống (nay là Công ty ong Trung ương và Ban cơ yếu Chính phủ). Chúng tôi chặt cây chuối sơn đen làm nòng pháo. Kho đạn pháo phải sơ tán sang làng Hoà Mục để có thể đánh dài ngày...
Di tích Pháo đài Láng ở phường Láng Thượng ngày nay
Trai làng thành chiến sĩ pháo đài
Theo yêu cầu của đồng chí Vương Thừa Vũ, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội, cán bộ chiến sĩ ngày đêm suy nghĩ và đã tìm được cách chuyển pháo cao xạ thành pháo mặt đất. Ngày 16-12-1946, Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng đồng chí Vương Thừa Vũ đến thăm hỏi động viên anh em, kiểm tra lần cuối mọi công việc chuẩn bị và duyệt phương án tác chiến của pháo đài. Tôi nhớ như in, chiều 19-12-1946, anh Gia nói: các đồng chí ăn cơm sớm, sau đó, ai ở vị trí nào vào vị trí ấy, chờ lệnh. Tối mùa đông rét đậm. Chúng tôi, những trai làng ngoại thành Hà Nội, quen làm ruộng trồng rau hơn cầm súng, đã vào vị trí nhưng rất hồi hộp, không thể hình dung được chiến sự sẽ ra sao. Đúng 20 giờ 3 phút, cả nội thành tối om-điện tắt, anh Gia dõng dạc hô khẩu lệnh: "Bắn!". Lần đầu tiên, tôi được nghe ông voi gầm dữ dội, tai ù đặc nhưng tôi vẫn không rời tay chuyển đạn lên mâm pháo. Ba loạt, 6 viên đạn pháo liên tiếp lao đi. Rét căm căm mà mồ hôi vã ra như tắm. Chúng tôi như trẻ nhỏ, sung sướng vui mừng không kể xiết khi trinh sát báo về pháo bắn vào Thành đã trúng đích. Các mẹ các chị gánh cơm nước lên tiếp tế cho bộ đội cũng rất phấn khởi. Đồng chí Võ Nguyên Giáp gửi lời khen ngợi biểu dương càng làm cho chúng tôi thêm tự hào.
Đêm hôm sau, giặc Pháp bắn vào trận địa, đại bác rơi vào làng, nhà cháy, dân bị chết và bị thương, nhưng đội tiếp tế vẫn gánh cơm lên trận địa. Những rá cơm nghi ngút khói ấm áp tình quân dân. Bọn mo-ran đầm già ngày nào cũng bay vè vè trinh sát. Ngày 21-12-1946, bằng cách ngắm bắn trực tiếp (vì không có máy ngắm), chúng tôi đã hạ được một chiếc rơi ngay trong nội thành. Ngày 22-12-1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp gửi thư khen: "Gửi lời khen tinh thần của các chiến sĩ Pháo đài". Trong chiến công của "ông Voi" dũng cảm, có công sức đóng góp của tự vệ Láng Trung tiếp tế nuôi quân đảm bảo ăn no đánh thắng, bảo dưỡng pháo. Tự vệ Hà Đông cũng ra tiếp đạn cho "ông Voi" gầm vang trời Hà Nội.
Chiến công nối tiếp chiến công, anh em vô cùng phấn khởi, giữ vững trận địa để xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Bác và quân dân Thủ đô đang chiến đấu anh dũng. Đài chỉ huy đặt ở ngôi nhà hai tầng của ông Cả Trứng ở Trung Hòa. Đứng trên đài quan sát được cả bốn pháo để chỉ huy hiệp đồng tác chiến.
Cụ Đỗ Văn Đa, nhân chứng sống của trận địa Pháo đài Láng nay đã ngoài 90
Sang tháng 1-1947, kho đạn vơi dần, cứ điểm pháo đài Láng phải bắn các mục tiêu địch như Đồn Thuỷ, S.tai-ke ở bờ sông Hồng dè sẻn. Ngày 6-1-1947, địch tấn công Ô Chợ Dừa-Giảng Võ rất ác liệt. Để bảo toàn lực lượng, ngày 11-1-1947, bộ đội pháo đài Láng được lệnh rút ra hậu phương, chỉ được mang quy lát, còn hai nòng pháo và mâm pháo phải để lại. Hành quân đến Bình Đà, lại phải bỏ quy lát chôn xuống cánh đồng, các pháo thủ pháo đài... xót ruột quá mà đành chịu. Tháng 6-1947, đơn vị lên đến Việt Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ Tổ quốc.
Đã ngoài 90 tuổi, cụ như cây đa tỏa bóng mát cho con cháu. Cụ phấn khởi khoác áo bộ đội, đeo huân huy chương cho tôi chụp ảnh kỷ niệm và hát cho tôi nghe bài hát của một thời trường chinh "An Châu rừng núi âm u" với chất giọng khỏe và vang rồi cười: "Đấy, cháu thấy không, bao nhiêu năm qua, nhưng kỷ niệm kháng chiến anh dũng thì làm sao quên được".
Theo ANTD
Bài 2: Hồn đất Điện Biên lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hai chữ "Đại tướng" vừa kính trọng, vừa giản dị đã gắn bó mật thiết với nhân dân, cho dù những người con sinh sau đẻ muộn chưa từng một lần được vinh dự gặp nhưng trong lòng luôn dành cả sự tôn kính cho vị Đại tướng của nhân dân. Từ lâu, những chiếc cột mốc bên con đường trở về Mường...