Bài 3-”Đá xế”- hung thần Sài Gòn: Cất vó những đường dây “xe ma”
Các mắt xích “đá xế” dần dính lưới trinh sát trước sự ngạc nhiên của nhiều tay anh chị sừng sỏ đang lăm le chống lưng cho đàn em tung hoành liên tỉnh.
Hàng loạt xe tay ga cao cấp được dân “đá xế” chào bán giá bèo bọt đã nằm trong tầm ngắm của trinh sát hình sự.
Từ nghi vấn chào bán xe tay ga giá bèo
Mới đây, anh Vũ Đức Long (SN 1975, ngụ phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) vui mừng khôn xiết khi công an quận Tân Phú mời lên làm thủ tục nhận lại chiếc Honda Dylan BS: 51H1- 8118 đã bị kẻ gian trộm cắp. Anh Long cho biết, chiếc xe trên bị &’đá” mất khi anh dựng trước nhà số 146 đường Nguyễn Thị Thập, quận 7.
Hàng trăm xe máy cao cấp đã được công an thu lại trong các chuyên án.
Đáng lưu ý là chiếc Dylan này sau khi bị mất vẫn thường xuyên vi vu trên các tuyến đường ở TP.HCM với biển số giả là 52U8- 2979. Chiếc xe bị thu hồi khi công an quận Tân Phú bung mẻ lưới đánh sập đường dây tiêu thụ xe gian cực lớn do Nguyễn Ngọc Long (SN 1983, ngụ phường 12, quận 3) cầm đầu.
Trước đó, trinh sát hình sự công an quận Tân Phú phát hiện Nguyễn Hải Long (SN 1989, ngụ phường 9, quận 4) đến khu vực cầu Trung Sơn, quận 8 chào bán xe Dylan màu đỏ BS: 47M- 9938 với giá 16 triệu 500 ngàn đồng cho một đối tượng tên Phát (không rõ lai lịch) nên tập trung theo dõi.
Tuy nhiên, sau đó Hải Long cùng 3 đối tượng khác móc nối cho Đoàn Thanh Liêm mua chiếc xe này với giá 20 triệu đồng để chia nhau tiền chênh lệch. Sau khi sử dụng khoảng 2 ngày, Liêm tiếp tục bán lại xe cho Nguyễn Mạnh Hùng với giá 25 triệu đồng.
Biết chắc đây là xe trộm cắp nên Hùng đề nghị Liêm làm biển số giả 52U8- 2979 và giấy đăng ký xe giả với giá 4,5 triệu đồng. Ngoạn mục hơn, Liêm còn “phù phép” việc tiêu thụ xe gian giữa 2 đối tượng thông qua một giấy bán, cho, tặng xe khống có đóng dấu mộc giả của UBND phường 4, quận 10.
Các đối tượng bị bắt trong một đường dây tiêu thụ xe gian.
“Khoác áo” cho xe gian đầy đủ, Hùng chạy xe về nhà vợ ở Bến Tre cất giấu. Qua xác minh, truy xét trinh sát hình sự phát hiện chiếc xe Dylan trên có biển số thật là 51H1- 8118 mà anh Vũ Đức Long bị mất trước đó.
Từ manh mối này, trinh sát hình sự đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng trong đường dây tiêu thụ xe gian các loại như: Dylan, AirBlade, Excel… được dân “đá xế” đưa về. Tại cơ quan CSĐT, các đối tượng khai nhận đều biết rõ đây là xe gian nhưng vẫn tiếp tục sang tay để bán kiếm lời.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Tân Phú đã thu hồi 19 xe trong đường dây do Ngọc Long và đồng bọn thực hiện. Theo đánh giá ban đầu của cơ quan CSĐT, tất cả các đối tượng trong đường dây đều có mối quan hệ lâu năm với các băng nhóm trộm cắp chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Đến chuyên án mang bí số 410T
Video đang HOT
Khoảng nửa cuối năm 2010, trinh sát hình sự Đội 4 – Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM đã khoanh vùng 2 đối tượng nghi vấn tên Toàn và Huy tiến đến lập chuyên án mang bí số 410T nhằm triệt phá băng trộm cắp tiêu thụ xe gắn máy liên tỉnh.
Đá xế” đã mang lại cho các đường dây tiêu thụ xe gian món lời khủng khiếp.
Sau thời gian dài đằng đẵng theo dõi và thiết lập cơ sở, trinh sát đã bất ngờ ập đến trước quán ăn Hoa Cau trên đường Phan Huy Ích, phường 15, quận Tân Bình bắt quả tang đối tượng Nguyễn Bình Dương (SN 1988, ngụ xã Lộc Gia, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khi đang tiến hành bán chiếc xe máy Honda AirBlade cho Nguyễn Ngọc Hoàn (SN 1964, ngụ Gò Vấp).
Dương khai nhận đã thỏa thuận giá cả và đồng ý bán chiếc AirBlade BS: 18P9- 8036 trên cho Hoàn với giá 8 triệu đồng. Qua đấu tranh khai thác, một đối tượng tên Tuấn gọi điện cho Dương yêu cầu đến Ngã tư An Sương để lấy 7 triệu đồng.
Sau đó, Tuấn tiếp tục kêu Dương cầm tiền đến Ngã tư Hàng Xanh gặp Hải (chưa rõ lai lịch) để giao cho Hải số tiền trên và nhận 1 xe máy hiệu AirBlade BS: 18P9- 8036. Theo thảo thuận, Dương sẽ chạy thẳng xe đến quán Hương Cau để giao xe cho Hoàn. Cả 2 đều biết là xe trộm cắp mà có nhưng vẫn thản nhiên giao dịch. Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị hoàn tất quá trình mua bán xe gian, Dương và Hoàn đã bị trinh sát bắt giữ.
Từ lời khai của Hoàn, một ổ nhóm “đá xế” chuyên nghiệp lộng hành liên tỉnh từ TP.HCM về Đồng Nai, Bình Dương đã bị triệt phá. Phòng PC45 đã kết hợp với Công an quận Gò Vấp, công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) củng cố tài liệu chứng cứ đấu tranh khai thác.
Một nguồn tin xác nhận với phóng viên, băng nhóm do Hoàn cầm đầu có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng cộm cán ở Đồng nai như: Huy “trố”, Thành “kiến cắn”, Toàn “ngát”… Không ít lần đụng độ giữa các băng tiêu thụ xe gian, nhóm này đã liên kết với nhau xách hung khí đi thanh toán để tranh giành địa bàn tiêu thụ trong thế giới ngầm.
Giấy gửi xe, đăng ký xe giả được làm giả trong các đường dây tiêu thụ xe gian bị triệt phá.
Từ các chứng cứ thu thập được, trinh sát đã lần lượt cất vó 12 đối tượng trong băng nhóm của Hoàn. Khám xét nơi ở của Hoàn, trinh sát thu giữ 2 bình xịt hơi cay, 2 roi điện, 1 cây đoản, 1 gậy sắt, 1 dao bấm và 8 biển số giả phản quang các loại.
Ngoài ra, trong các dụng phục vụ cho đường dây tiêu thụ xe gian, tên Hoàn còn sắm cả một bộ quần áo bộ đội để đưa cho các đàn em mặc khi chúng đưa xe đi tiêu thụ. Mở rộng truy xét, trinh sát đã xác định vai trò của 12 đối tượng trong đường dây này.
Theo đó, để hợp thức hóa số xe này, Hoàn tiếp tục đặt Trần Đức An (SN 1975, ngụ Long Biên, Hà Nội) làm các loại giấy giả như: Giấy đăng ký xe, giấy CMND, giấy chứng thực mua bán) rồi chuyển xe đi tiêu thụ ở các cửa hàng cầm đồ trong thành phố hoặc bán ở nhiều tỉnh thành. Ngay thời điểm khám xét nhà Hoàn, một máy mài chuyên dùng để cà số khung số máy cũng bị phát hiện thu giữ.
Gần 100 xe máy các loại đa số là xe tay ga cao cấp đã bị thu giữ trong chuyên án 410T góp phần không nhỏ vào công tác dẹp loạn nạn “xe ma, xe bùa” trên địa bàn TP.HCM.
Theo VietNamNet
Bài 2-"Đá xế"- hung thần Sài Gòn: Lạc vào ma trận xe gian
Với những mánh khóe chắp vá, tráo đổi biển số loạn xạ, những xe phạm pháp nghiễm nhiên được tội phạm tung ra thị trường tiêu thụ một cách khó lường.
Số khung, số máy của xe nguyên bản được dân tiêu thụ chuyên nghiệp chuyển sang cho thợ xe phá bỏ hoàn toàn rồi đóng mới chuẩn bị cho hành trình lột xác.
"Cà" và "đóng"
Trong vai những kẻ buôn xe tìm hàng cung cấp cho đại lý tay ga ở Đồng Nai, chúng tôi nhanh chóng tiếp cận với Minh "bù", người được giới thiệu là có thể phù phép tất cả các xe "đá xế".
Sau nhiều ngày lựa chọn, chúng tôi yêu cầu Minh "bù" tìm giúp một xe Honda Dylan đời 2005 và được đồng ý. Qua điện thoại, Minh "bù" rao giảng: "Chỉ cần thằng em chuẩn bị sẵn khoảng 50 chai (triệu- PV), còn hàng Dylan và SH 150 hiện nay nhiều bao la, yên tâm anh lo được".
Tang vật thu được trong đường dây tiêu thụ xe gian.
Để dự phòng có thể rút đi nhanh chóng sau khi xem hàng, tôi không quên thòng lại cho Minh "bù" biết: "Nếu hàng còn cứng thì tụi này sẽ lấy, còn nhão quá ông anh để mà rã ra bán sắt vụn cho ve chai, phế liệu".
Khoảng 23h ngày 14/3, đàn em của Minh "bù" bất ngờ gọi lại từ số điện thoại của một sim bẻ thông báo đến giao lộ Tô Ký- Nguyễn Ảnh Thủ, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 xem hàng. Cuộc gọi gần nửa đêm khiến chúng tôi hộc tốc bắt taxi từ trung tâm thành phố xuống.
Khi gần đến giao lộ như đã hẹn, đàn em Minh "bù" dẫn chúng tôi đi lòng vòng vào con hẻm bên hông trường Đại học Lao động xã hội gần 15 phút rồi dừng lại trước một phòng trọ khoảng 15 m2. Bên trong, 1 xe Honda Dylan và 1 xe AirBlade đã được dựng sẵn.
Gã đàn em Minh "bù" cho biết: "Đại ca về Hải Phòng có việc, anh cứ xem kỹ rồi báo giá lại thông qua em". Chiếc Dylan màu đỏ đô có vẻ mới được sơn lại, thấy tôi rọi đèn pin nhìn nghiêng trên hông xe, gã này bảo: "Xe em mới cho sơn hấp lại để anh đi cho tiện, hôm tụi nó "đá" về là màu xám. Nếu anh không ưng, em bảo tụi nó sơn tĩnh điện cho đẹp, nhưng anh chịu mất thêm vài tờ nữa".
Sau khi dùng giấy và chì lấy số khung, số máy chúng tôi tỏ vẻ ưng thuận yêu cầu đưa Giấy đăng ký xe."Chiếc này "đá" ở Sài Gòn nên phải làm giấy Đồng Nai", đàn em Minh "bù" nói. Cầm Giấy đăng ký trên tay chúng tôi không khỏi choáng váng khi số khung và số máy được làm trùng khớp như đăng ký.
Những sản phẩm của những vụ "đá xế" đã hình thành nên ma trận xe gian.
Gã đán em Minh "bù" nhân cơ hội củng cố niềm tin với khách hàng tiềm năng: "Cứ yên tâm đi, đám đục số này luộc của em 1 chai/1 bộ nên không dám làm hàng kém chất lượng đâu, giấy đăng ký xe thêm 1 chai rưỡi nữa nên "bao soi" (ý là cảnh sát giao thông không phát hiện được- PV).
Sau khi diễn tuồng ra máy ATM rút tiền, chúng tôi cũng lặn mất tăm để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, mờ sáng hôm sau, khi tìm đến phòng trọ trên thì chỉ còn cảnh "vườn không nhà trống" vì 2 chiếc xe "đá" đã được đàn em Minh "bù" chuyển đi số khác. Cùng lúc, điện thoại tôi nhận được tin nhắn dằn mặt: "Tụi tao xe nhiều, nhưng "kẹo đồng" càng không thiếu, rồi mày xem".
"Đập" và "vá"
Tiếp tục thâm nhập vào thị trường xe gian, nhóm PV chúng tôi liên tục được "phổ cập" về các mánh khóe hóa giải rắc rối mà tội phạm tiêu thụ xe gian sử dụng. Theo đó, vào khoảng thời gian 3-4 năm trước, dân "đá xế" đã móc ngoặc với một số đường dây chuyên đục lại số khung số máy, hạn chế tối đa trường hợp phải rã x era bán phụ tùng.
Vào thời gian này, Công an TP.HCM đã triệt phá một băng nhóm cực lớn do Nguyễn Trần Anh (SN 1976) cầm đầu. Phát hiện băng nhóm này, trinh sát đã ập vào bãi giữ xe trên đường Nguyễn Duy, quận 8 bắt quả tang Anh đang chỉ đạo đàn em cắt khóa, thay biển số xe giả cho 2 chiếc xe tay ga.
Giấy đăng ký xe giả được tội phạm chào bán.
17 chiếc xe Honda Dylan, SH, Spacy... đã bị thu giữ tại hiện trường cùng2 bô dung cu hanh nghê, 20 biển số thật bị cắt vụn, 5 bộ hồ sơ giấy tờ xe đã thanh lý, đang chờ đăng ký lại biển để "hợp thức hóa" sô xe đã bị sửa số khung, số máy. Tại một ngôi nhà trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp mà băng nhóm này thuê làm nơi tập kết xe, trinh sát thu giữ thêm 20 chiếc xe máy khac.Tuy nhiên, phương thức này đang được giới tiêu thụ xe gian đánh giá là hiệu quả thấp, nguy cơ bị phát hiên cao do để lại quá nhiều tang vật. Trong những ngày tìm hiểu thị trường xe gian, chúng tôi phát hiện thêm một mánh khóe chắp vá hồ sơ mà tội phạm sử dụng hay thường gọi bằng cụm từ "đập và vá". Cách thức này loại bỏ công đoạn sử dụng giấy tờ giả mà chỉ cần đục số khung, số sườn là hoàn chỉnh.
Theo đó, vào thời điểm thị trường đang chuộng các loại xe Honda Shi, PS tội phạm đã so sánh các giấy đăng ký xe của 2 loại xe này với các dòng xe tay ga 150 phân khối trước đó như Dylan, @. Về sơ bộ, các loại giấy đăng ký xe của 4 loại xe này đều giống nhau về hình thức trình bày.
Bên trong một căn phòng chuyên làm giấy tờ giả cho các loại xe
Cụ thể, phần nhãn hiệu đều ghi chữ Honda chứ không hề phân biệt trên Giấy đăng ký là SH, PS, hay Dylan, @. Chính vì vậy, tội phạm tiêu thụ xe gian cho người đi săn lùng các bộ giấy tờ xe tay ga cầm cố ở các tiệm cầm đồ hoặc mua xe tay ga Trung Quốc cũ nát thanh lý về để lấy hồ sơ.
Sau đó đến công đoạn so sánh mã đầu của các loại xe, tội phạm chỉ cần chọn một đời xe có mã đầu giống với xe trộm cắp là bắt đầu công đoạn hợp thức hóa. Hiện nay, có khá nhiều xe bắt đầu với số đầu là 00 trên dãy số máy. Chọn mã phù hợp xong, tiếp tục đến công đoạn đục số khung số máy cho xe trộm cắp theo số của xe có mã đầu tương tự.
Với chiêu thức này, việc lực lượng CSGT phát hiện ra nguồn gốc xe gian trở nên cực kỳ khó khăn vì mỗi ngày phải xử lý hàng ngàn trường hợp phương tiện lưu thông vi phạm trên đường. Nhân thấy điều này nên một năm trở lại đây, hàng loạt chuyên án chống "đá xế" đã được Công an TP.HCM triển khai ngăn chặn nạn xe ma, xe bùa từ khi mới manh nha.
Quốc Quang
Bài 3: Những đường dây "xe ma, xe bùa" liên tỉnh
Các mắt xích đá xế dần dính lưới trinh sát trước sự ngạc nhiên của nhiều tay anh chị sừng sỏ đang lăm le chống lưng cho đàn em tung hoành liên tỉnh.
Theo VietNamNet
Bài 1: "Đá xế"- hung thần Sài Gòn: Những phi vụ khó tin của 'đá xế' Sài thành Từ lóng "đá xế" (trộm xe- PV) đã xuất hiện từ hàng chục năm nay nhưng tên gọi này đang ngày càng trở nên thông dụng khi tính chất chuyên nghiệp của các băng trộm xe máy gia tăng từng ngày. Quái chiêu "đá xế" LTS: Trộm cắp tài sản là hành vi xảy ra nhiều nhất trong tỷ lệ phạm pháp hình...