Bài 25: Sở GTVT Hà Nội tiến hành “đại phẫu” vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình
Sau nhiều lần trì hoãn việc giảm tải bến xe Mỹ Đình, ngày 15/8 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã chính thức di chuyển hàng trăm lượt xe ra nhằm cứu bến Mỹ Đình thoát khỏi cảnh “vỡ trận”, quá tải suốt nhiều năm qua.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo các sở ngành xử lý tình trạng quá tải ở bến xe Mỹ Đình
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết: Mặc dù gặp phải nhiều “rào cản” khác nhau, bản thân các chủ phương tiện luôn cố gắng bám trụ, không muốn phải di dời khỏi bến xe Mỹ Đình theo kế hoạch giảm tải của Sở GTVT, nhưng đơn vị này đã kiên quyết thực hiện việc cứu nguy bến Mỹ Đình khỏi cảnh “vỡ trận”. Bởi công suất thiết kế của bến xe Mỹ Đình chỉ đáp ứng 800 lượt xe xuất bến/ngày, mà bây giờ lượt xe xuất bến ngày cao điểm lên đến 1600 xe/ngày, khiến cứ 1 phút trôi qua là có 1 xe xuất bến.
Do vậy, từ ngày 15/8/2013, Sở GTVT đã thực hiện thành công việc điều chuyển toàn bộ 61 xe (75nốt) tuyến Thái Nguyên đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình về hoạt động tại bến xe tạm Nam Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Những ngày qua, bước đầu bến xe Nam Thăng Long đã đi vào hoạt động ổn định, trật tự, không gây xáo trộn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Số lượng khách xuất bến ngày đầu tiên theo thống kê là 62 lượt xe/416 hành khách đi xe.
Bến xe đã bố trí phương tiện đưa khách miễn phí có nhu cầu đi Thái Nguyên từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nam Thăng Long, không để hành khách phải chờ đợi hoặc không nắm được thông tin; bến xe đã thực hiện việc tuyên truyền, niêm yết thông báo việc di chuyển tuyến Thái Nguyên.
Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội đã thực hiện cắt 36 xe (36 nốt) của doanh nghiệp có xe vi phạm đón trả khách sai quy định bị xử phạt hành chính nhiều lần; đã thực hiện rà soát và cắt giảm 70 xe (70 nốt) toàn bộ tuyến Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình đối với các xe hoạt động kém hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện việc rà soát, giảm tần suất từ 20% -30% (tương đương 78 xe) các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An về khai thác tại bến xe Yên Nghĩa.
Sau khi Báo Dân trí vào cuộc quyết liệt phản ánh tình trạng “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình đến nay bến xe này đã dần yên bình trở lại.
Video đang HOT
Sở GTVT Hà Nội vẫn đang tiếp tục chuyển toàn bộ 52 xe (45 nốt) của các đơn vị vận tải đang khai thác tại bến xe Mỹ Đình được hai đầu Sở GTVT chấp thuận sau ngày 14/10/2009 (ngày ban hành văn bản số 1382 của Sở GTVT Hà Nội về việc tạm ngừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại) sang bến xe Yên Nghĩa.
Chuyển toàn bộ 91 xe (124 nốt) tuyến Mỹ Đình đi Hòa Bình và các huyện thuộc tỉnh Hòa Bình về bến xe Yên Nghĩa hoạt động theo đúng hướng tuyến Quốc lộ 6.
Trao đổi với PV Dân trí, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cho hay: Báo Dân trí cần phải tiếp tục phản ánh vấn nạn xe dù, bến cóc, tình trạng quá tải tại bến xe Mỹ Đình để các cơ quan chức năng phải vào cuộc giải quyết triệt để
Liên quan đến “vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình, Báo Dân trí tiếp tục nhận được công văn số 6746/VPCP-KTN ngày 14/8/2013 của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội xem xét xử lý một số nội dung của Báo Dân trí phản ánh diễn biến vụ quá tải bến xe Mỹ Đình.
Công văn trên nêu rõ: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ xin chuyển công văn số 99/BBĐ-2013 ngày 22/7/2013 của Báo Điện tử Dân trí để Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội xem xét xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.
Như vậy, sau 25 bài điều tra công phu, bền bỉ của PV Dân trí, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của nhiều cơ quan chức năng Trung ương và Hà Nội (Văn phòng Chính phủ đã có 3 công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), đến nay vụ “vỡ trận” tại bến xe Mỹ Đình bước đầu đã được khắc phục với việc điều chuyển 409 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình. Tuy nhiên, xung quanh vụ “vỡ trận” này vẫn còn nhiều “uẩn khúc”, các cá nhân để xảy ra sai phạm vẫn chưa được “điểm mặt” và làm rõ trách nhiệm.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc trên khi có kết luận của Thanh tra Hà Nội.
Vũ Văn Tiến
Theo Dantri
Giàu sụ nhờ nuôi trâu giữa phố
Ở phố đất chật người đông đến một mét vuông cũng quý thì làm gì có chỗ nuôi trâu. Ấy thế mà ông Nguyễn Đình Hòa - 50 tuổi, ở tổ dân phố 12, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội - lại giàu lên nhờ nghề nuôi trâu giữa phố.
Đầu năm 2010 ông nuôi thử 5 cặp trâu, thấy có lãi, đến nay đàn trâu của ông đã có trên 50 con. Tính sơ sơ cũng tới cả tỉ bạc, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông cũng thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng.
Ý định gàn dở trở thành hiện thực
Buổi chiều muộn đầu tháng 7.2013, trên đường về qua trục đường Lê Văn Lương kéo dài (thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội), tôi bắt gặp đàn trâu trên 50 con bụng căng tròn, béo nịch đang thong thả gặm cỏ. Phía sau đàn trâu là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, ở trần với nước da bánh mật khỏe khoắn. Thấy lạ, tôi dừng xe ngồi bắt chuyện với ông ngay bên vệ đường.
Qua trò chuyện được biết, tên ông là Nguyễn Đình Hòa, là người dân tổ dân phố 12, phường Yên Nghĩa. Ông Hòa tươi cười nói: "Không phải mình chú thấy lạ mà ngày nào chẳng có hàng chục người đi qua đây bắt gặp đàn trâu gặm cỏ giữa khu đô thị con nào con nấy béo nịch, bụng căng tròn nên đều dừng lại nhìn ngắm tỏ vẻ thích thú.
Ông Hòa bên đàn trâu của mình.
Cũng như mọi người, tôi thắc mắc vì sao ông lại có đàn trâu đông và béo tốt như vậy ngay giữa phố phường đông đúc, ông Hòa cho biết: "Chú hãy nhìn xem, giữa hàng chục hecta đất khu đô thị nhưng lại bị bỏ hoang, cỏ mọc tươi tốt, lại có hồ nước trong veo thế kia thì làm sao đàn trâu lại không béo tốt được".
Chẳng giấu giếm, ông kể lại ý định nuôi trâu ban đầu của mình bị gia đình và bạn bè cho là gàn dở. Mọi người đều cho rằng dù trước đây là ruộng đồng nhưng bây giờ đã là đô thị, rồi thành phố phường thì lấy đất đâu mà nuôi trâu. Với lại đã là người thành phố thì cũng phải tìm những công việc cho xứng với người thành phố, chứ đi chăn trâu thì khó coi lắm. "Ngay trong gia đình, vợ con tôi cũng phản đối ghê lắm, vì cho rằng đầu óc tôi có vấn đề khi chỗ mát không ngồi cứ phải lao ra ngoài lúc trời nắng cũng như khi trời mưa. Rồi có làm sao người ta lại bảo vợ con đầy đọa nên mới như vậy" - ông cười sảng khoái.
Dù ai nói sao ông cũng bỏ ngoài tai, tiền đền bù đất ruộng vườn làm khu đô thị ông dồn cả vào mua 5 cặp trâu trên 100 triệu đồng. Chỉ sau 1 năm đàn trâu của ông đã có 3 con nghé, lớn nhanh như thổi. Giá mỗi con trâu trưởng thành lên tới 30 - 35 triệu đồng. Lãi trông thấy, ông quyết định vay mượn và đầu tư vào đàn trâu đến nay đã lên trên 50 con.
Kinh nghiệm buôn trâu
Theo lời ông kể thì cuộc đời ông đã trải qua khá nhiều nghề, từ buôn bán, trồng trọt đến làm thuê, làm mướn... nhưng chưa nghề nào lại có duyên và đem lại lợi nhuận nhanh như nghề nuôi trâu lúc này. Chỉ sau 3 năm, số tài sản của ông đã lên tới cả tỉ đồng. Mà nghề nuôi trâu bò, theo như mọi người thì "lãi trông thấy", chẳng mất cám, mất bã như nuôi lợn, nuôi gà, chỉ mất công chăn thả. Dịch bệnh đối với loại gia súc này cũng ít khi xảy ra. Điều quan trọng là chỉ cần có bãi chăn thả, cỏ tươi tốt, nước trong, sạch thì coi như trúng lớn.
Theo cánh tay ông chỉ, hai bên đường có tới hàng chục hécta đất dự án, khu đô thị mới nhưng chỉ là cơ sở hạ tầng để đấy, cỏ mọc lút đầu người. Theo như tình hình nhà đất hiện nay thì có lẽ tới 10 năm nữa vẫn còn là bãi thả trâu. Đấy là chưa kể đến hàng chục hécta đất của người dân tuy chưa thu hồi nhưng cũng chẳng thể canh tác được vì không có nguồn nước, trở thành hoang hóa, cỏ mọc. Đàn trâu gặm cỏ no nê rồi xuống những hồ nước nhân tạo phía sau - vốn là dự án công viên của khu đô thị - để tắm mát nên con nào con nấy lớn nhanh như thổi.
Ông Hoà còn chia sẻ kinh nghiệm muốn lãi nhanh phải biết chọn thời cơ mua trâu ở đồng rừng về chăn thả. Điều quan trọng là muốn mua được trâu rẻ cứ nhằm vào dịp cuối năm và nhất là vào tháng 8-9, dịp đầu năm học lên vùng Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình), hay xa hơn là Mộc Châu (Sơn La) gom mua của các hộ gia đình. Bởi cuối năm là Tết người Mông, đồng bào cần phải chi tiêu nhiều khoản. Còn đầu năm học thì con cái đi học cần tiền nên phải bán.
Ông chỉ vào cặp trâu 2 mẹ con đi phía cuối đàn nói: "Như cặp này tôi mua trên Lương Sơn (Hòa Bình) giữa tháng 6 của một gia đình có con chuẩn bị đi thi đại học nên chỉ có hơn 20 triệu. Thế nhưng đưa về đến đây đã có người trả tới 30 triệu rồi, nuôi đến cuối năm thì phải được 40 triệu đấy".
Thì ra không chỉ giàu lên từ nuôi trâu mà ông còn là một tay buôn trâu có hạng. Điều đặc biệt là không phải "xem khoang, xem khoáy" như thợ lái ngày xưa mới mong sống được bằng nghề, mà ngày nay, nghề buôn trâu chỉ cần chọn đúng thời điểm là có thể thành công. "Bởi vì bây giờ chẳng ai còn dùng trâu đi cày bừa nữa mà đã đưa trâu về phố chủ yếu là để thịt. Nên trâu càng béo càng được giá, vậy việc mua trâu xem khoang, xem khoáy thành ra lỗi thời rồi" - ông Hòa vui vẻ cho biết.
Cũng theo ông Hòa thì món thịt trâu cung cấp cho thành phố lúc nào cũng trong tình trạng khan hàng, "cung không đủ cầu". Mỗi khi cần bán thì chỉ nhấc điện thoại alô là hơn chục phút sau đã có người tới dắt đi, có khi còn nhanh hơn bán mớ rau.
Nghề thời thượng
Nói thì có vẻ hơi quá, nhưng tới thời điểm hiện tại, cả tổ dân phố không ai làm kinh tế nhanh có lãi mà lại chắc chắn như ông Hòa. Bởi người dân ở đây tuy lên phố phường nhưng trước đây gần như 100% là làm nông nghiệp, nay chuyển công việc khác thì một phần buôn bán, còn đa phần làm thợ xây, thợ hồ... công cao lắm cũng chỉ 150 - 200 nghìn/ngày. Làm đủ tháng cũng chỉ 4-5 triệu, con cái ăn học, chi tiêu sinh hoạt hằng ngày tằn tiện mới tạm đủ. Chính vì vậy, không dám tự hào với nghề nuôi trâu, nhưng ông khẳng định không ai trong khu phố có thu nhập vượt ông lúc này.
"Công việc vừa phù hợp lại không phải đau đầu tính toán, sáng thả trâu ra, tối lùa trâu về. Sau 1 năm kiểu gì mỗi con cũng có lãi 5-7 triệu" - ông Hòa khẳng định chắc nịch.
Theo Thành Nam
Lao động
60 xe khách từ bến Mỹ Đình sang bến Nam Thăng Long Bắt đầu từ sáng nay, hơn 60 xe khách đi Thái Nguyên từ bến Mỹ Đình được điều chuyển về bến Nam Thăng Long để giảm tải áp lực giao thông trong khu vực nội đô. Cụ thể, trong đợt 1 điều chuyển luồng, tuyến xe khách ra khỏi bến xe Mỹ Đình để giảm tải áp lực giao thông khu vực nội...