Bài 2: Dứt bệnh hen suyễn bằng bài thuốc nam đơn giản
Anh nghĩ: “Có lẽ nào, bệnh đã lui, mình không còn phải chung sống với nó nữa?”. Nghĩ vậy anh thấy mừng, nhưng anh vẫn lo lo, thôi cứ thủ sẵn chai thuốc xịt dự phòng.
Hình ảnh phế quản bị hẹp ở người bị hen – Ảnh: DS. Nguyễn Đức Châu
Hết bệnh nhờ ở gần thầy thuốc
Gia đình anh Mai Công Tuấn tình cờ khi đi thuê căn nhà nhỏ để ở, nó nằm ngay trước cổng ban Nhân dân ấp Mỹ Hòa 3, hằng ngày chị vợ thấy có nhiều người đến hỏi thăm đường đến chỗ 1 vị thầy thuốc đông y gần đó trị ung thư. Nhưng chị không nghe họ nói gì về khả năng trị hen suyễn tại nơi đây nên chị cũng không để ý.
Đến một hôm, chị tò mò thử vào hỏi thử xem vị này xem có trị được hen suyễn không, vậy là không ngờ chị được nhận lời và hướng dẫn cặn kẽ từ điều trị, đến cách ăn uống, kiêng cữ phòng ngừa, và thuốc thang cho người hen suyễn một cách rất kỹ lưỡng.
Chị ngạc nhiên hỏi: “ Sao thầy không quảng cáo là thầy trị được bệnh này, làm em ở gần đây mà không biết?”. Vị thầy thuốc chỉ khẽ gật đầu… Sau đó anh Tuấn dùng thuốc của vị thầy đông y này 1 tháng, anh ngạc nhiên là gần như căn bệnh đã lắng xuống, nhiều lúc anh không nghĩ mình đang bị hen suyễn nữa.
Anh có thể làm nhiều việc, thậm chí là làm nặng một chút cũng không thấy lên cơn, cơ thể có hơi mệt sau khi gắng sức nhưng hen suyễn thì không thấy. Anh nghĩ: “Có lẽ nào, bệnh đã lui, mình không còn phải chung sống với nó nữa?”. Nghĩ vậy anh thấy mừng, nhưng anh vẫn lo lo, thôi cứ thủ sẵn chai thuốc xịt dự phòng.
Sau đó anh quay lại hỏi vị thầy thuốc rằng bệnh này có trị dứt được không? Thầy thuốc trả lời: “Hen suyễn như 1 loại nan y, nhất là hen bẩm sinh, có thể kiềm chế không cho bùng phát, ta vẫn sống bình thường, miễn là không để bệnh có điều kiện bùng phát. Nếu làm được như vậy thì có thể gọi là thành công trong điều trị và xem như không có bệnh.
Trong con người cũng vậy, tham sân si luôn có, nhưng nếu ta có cách để khống chế chúng, thì cũng tạm gọi là thành công trong con đường tu hành, không bị đọa. Nếu 1 người cả đời không bị ham muốn phá hủy, không có 1 sai lầm nào, thì cuộc đời thanh tao tỏa sáng, phúc đức cao dày, của cải vời vợi, danh tiếng để đời, con cháu nể phục”.
Nghe thầy thuốc nói vậy anh cũng tạm an tâm, nhưng thực sự trong lòng anh cũng chưa tin. Nhưng anh vẫn quyết định dùng thử và tuân thủ điều trị cũng như kiêng cữ nghiêm ngặt, để xem thời gian có chuyển biến, thuyên giảm đẩy lùi căn bệnh hen suyễn dai dẳng của anh hay không. Ngạc nhiên qua từng đợt dùng thuốc, anh không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hen nữa.
Cây Cam thảo – 1 trong những vị thuốc nam quý – Ảnh: DS. Nguyễn Đức Châu
Trước kia cho dù có uống thuốc tây đầy đủ, thì mỗi tuần ít nhất một lần anh bị lên cơn hen kịch phát và phải dùng thuốc xịt cắt cơn. Anh bắt đầu cảm nhận phương thuốc nam này có giá trị kỳ lạ với bản thân và anh cùng vợ rất vui mừng. Chi phí thì giảm hẳn, bệnh tình được đẩy lui, anh thực sự biết ơn những cơ duyên đã đưa anh đến với phương thuốc này.
Video đang HOT
Công việc của anh Tuấn hằng ngày cũng khá vất vả, ngoài đồng lương cứng ít ỏi, anh cũng chẳng kiếm thêm được gì nữa, tiện tằn lắm thì cũng chỉ tạm đủ thuốc men và sinh hoạt trong gia đình. Vợ chồng anh chi tiêu gì cũng phải tính toán, ghi chép và cân nhắc, vậy mà bao năm qua vẫn căn phòng trọ ở thuê qua ngày, chẳng thấy một chút ánh sáng nào của tương lai cả.
Vợ anh rất thương chồng, tảo tần buôn bán, trông con, chia lửa với chồng không một lời than thở. Hằng ngày chị dậy rất sớm để chuẩn bị cho quán cà phê và xe bánh mì trước nhà. Tất bật trong ngoài còn coi con bé 3 tuổi chưa kịp gửi đi học nên chị rất vất vả. Rồi chu đáo lo cho anh bữa ăn sáng, sắc thuốc đóng vô chai, nhắc anh đem thuốc dự phòng theo trước khi đi làm.
Cứ như vậy mà gia đình anh gắng gượng trôi theo cuộc sống. Anh Tuấn đã trải qua điều trị bằng thuốc Nam tại phòng thuốc của vị thầy thuốc nọ được hơn 6 tháng mà không thấy lên cơn hen nữa, vợ chồng anh rất cảm phục và xem như an tâm căn bệnh đã ngủ yên.
Vì sao sinh bệnh hen suyễn?
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn hiện chưa được xác định rõ. Người ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa di truyền và môi trường sống đã ảnh hưởng đến sự phát bệnh. Tuy nhiên cũng không phải nhất nhất là bố mẹ có bệnh hen thì con cái cũng bị hen, mà tần xuất phát bệnh hen không theo 1 quy luật nào. Nhưng điều chắc chắn là người tiền sử có hen thì khi gặp môi trường ô nhiễm sẽ chắc chắn phát bệnh.
Theo thống kê trên toàn thế giới đang có khoảng 334 triệu người bị hen. Đáng buồn là chỉ có từ 5 – 10% trong số đó được điều trị kiểm soát tốt. Do vậy có đến 80% số bệnh nhân hen tử vong hằng năm.
Tại Việt Nam bệnh hen chiếm 7% dân số (số liệu năm 2014) tương đương khoảng 8 triệu người đang bị hen, trong đó tỷ lệ hen cao nhất nằm ở lứa tuổi thiếu niên từ 12 đến 15. Riêng TP.HCM có tỉ lệ hen cao nhất khu vực Đông Nam Á. Theo đánh giá của ISAAC – Tổ chức nghiên cứu bệnh hen và dị ứng toàn cầu thì TP.HCM được xem là “thủ đô” của bệnh hen bởi có đến 29,1% hen trẻ em dưới 18 tuổi.
Hen suyễn là bệnh của hệ hô hấp, do sự rối loạn bất thường của quá trình viêm, gây tăng tiết quá mức chất nhầy bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, đó là các chất đàm nhớt khi quá nhiều sẽ gây nghẹt các phế quản làm giảm trầm trọng sự thông khí và gây nên hen suyễn. Các chất trung gian hóa học gây viêm cũng tăng tiết và kích thích tăng hoạt động quá mức như Prostaglandin, Leukotrien, chúng làm cho quá trình viêm xảy ra cùng lúc gây phù nề khu vực hô hấp. 2 quá trình tăng tiết đàm nhớt và sưng viêm cộng hưởng nhanh chóng tạo nên cơn kịch phát gây nghẹt thở ở bệnh nhân hen.
Hiện nay các loại thuốc tây chủ yếu chỉ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng, như kháng viêm, giãn phế quản, làm loãng đàm, ức chế sản xuất chất trung gian hóa học, chưa có thuốc tây nào trị dứt căn nguyên của bệnh này. Trong khi đông y, các thuốc tập trung vào phục hồi chức năng của hệ hô hấp một cách tổng thể, tức là giải quyết ngay tại gốc của vấn đề, đến một lúc nào đó (khi nồng độ thuốc đủ kiểm soát) thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh và khắc phục những khiếm khuyến của bệnh hen suyễn.
Bài thuốc trị hen suyễn cho anh Tuấn là 1 bài thuốc Nam rất bình dị, chỉ gồm những vị thuốc dân gian dễ tìm, nhưng ngạc nhiên là vì sự đơn giản mà lại cho hiệu quả đáng ghi nhận. Bài thuốc bao gồm các vị như sau: Bán hạ, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, Ngũ vị tử, Ngũ diệp. Những vị thuốc này quen thuộc ở đất nước ta luôn sẵn có.
Người Việt chúng ta đang sống trên đống thuốc quý, chúng ta hãy cùng gìn giữ và phát huy vốn tài nguyên này để cùng giúp nhân dân khắp nơi có thêm những hạnh phúc đáng có.
Cách phòng ngừa cơn hen
1.Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
2.Tránh ăn những thực phẩm gây dị ứng như tôm cua hải sản.
3.Tránh các loại thuốc có thể gây dị ứng như Ibuprophen, Aspirin, Naproxen…
4.Hạn chế lao lực quá độ.
5.Tăng cường thể lực hợp lý qua tập luyện thường xuyên.
6.Tăng sức đề kháng qua việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin tươi, axit amin quý.
7.Giữ ấm cơ thể khi vào mùa lạnh.
8.Trị các bệnh (nếu có) kể cả bệnh phong hàn, không để ảnh hưởng đến sức đề kháng.
9.1 miếng dán Salonpas dưới huyệt Dũng tuyền (lòng bàn chân) mỗi đêm cũng giúp đêm bớt ho, bớt đàm nhớt tránh cơn hen.
Ds. Nguyễn Đức Châu
Theo motthegioi
Kỳ 1: Hen suyễn-căn bệnh nguy hiểm đeo bám dai dẳng
Đó là một ca hen suyễn nặng, anh ấy đã từng "thập tử nhất sinh" không biết bao nhiêu lần trong suốt thời gian dùng thuốc tây trị hen, nhưng từ ngày "gặp thầy gặp thuốc" đông y thì căn bệnh hen đã lui xa.
Thăm khám bệnh nhân hen thường xuyên - Ảnh: Internet
Chứng bệnh nghiệt ngã
Hen suyễn ngày nay là căn bệnh khá phổ biến, bởi môi trường sống ô nhiễm làm cho hen suyễn ngày càng nhiều. Bệnh rất dai dẳng gần như nan y, người bệnh hen phải chịu đựng khổ sở lâu dài. Mỗi khi lên cơn thì việc hít thở trở nên khó khăn, nghe rõ tiếng khò khè, khụt khịt, ho sặc hoặc phổi nghe ran rít như tiếng gió mùa đông bắc qua khe hẹp. Người bị hen phải kiêng khem nhiều thứ, nhất là các món gây dị ứng thì tuyệt đối không dám dùng, cùng với chuyện thiếu oxy lâu ngày nên cơ thể xanh xao, gầy yếu. Những lúc lên cơn nguy kịch nếu không kịp có thuốc cắt cơn thì rất là nguy hiểm đến tính mạng.
Đa số mọi người nghĩ rằng với hen thì chỉ có thuốc tây mới can thiệp cầm cự được, chứ thuốc nam, thuốc đông y thì chưa nghe nói. Một phần cũng do rất ít thông tin của đông y về hen, một phần do sự phát triển thông tin tây y quá mạnh làm che mờ nền y học cổ truyền. Cho nên hầu hết bệnh nhân nan y đã chấp nhận uống thuốc tây suốt đời.
Như anh Mai Công Tuấn, năm nay bước sang 49 tuổi, cũng là chừng ấy năm đối chọi với hen suyễn. Từ khi sinh ra anh Tuấn đã đối mặt với hen suyễn bẩm sinh, cha mẹ nuôi anh vất vả vô cùng. Ngày ấy ở một miền quê xa của xứ Huế, khó khăn đủ bề từ lương thực đến thuốc men, anh đã được cha mẹ nuôi dưỡng trong sự yêu thương đặc biệt để vượt qua chặng đường dài ấy cho đến tận hôm nay, nhìn lại quả là quá cơ cực.
Từ khi lớn lên biết nhớ đến giờ anh luôn phải vật lộn với căn bệnh hen suyễn dày vò. Nhiều lúc tưởng ngộp thở không thể sống lại nhưng rồi lay lắt cũng qua. Cuộc đời anh đúng là khổ, lúc nào cũng phải thuốc men, đi đâu một chút cũng phải nhớ mang theo chai xịt cắt cơn. Thuốc chính là điều kiện sống lệ thuộc của anh.
Cuộc sống của người hen suyễn quá nhiều thiệt thòi. Thuốc men, gầy yếu đã đành, lúc nhỏ muốn vui chơi chạy nhảy một chút cũng không ổn. Nhìn đám bạn nô đùa mà thèm, nhưng mình thì không thể, hơi chút gắng sức là ho hen ngẹt thở, đành đứng nhìn mà thôi. Chưa hết, đến món ăn, thèm món gì cũng phải suy nghĩ và cân nhắc, ăn chút gì lạ vào là dị ứng là lên cơn hen, vật vã giống như sắp sửa qua đời. Con người sống trong cảnh như vậy mới thấu hiểu chữ khổ ra làm sao.
Anh Tuấn chạy chữa khắp nơi, từ Huế - Sài Gòn - Hà Nội, anh đi đủ cả. Hơn 40 năm thuốc men khắp xứ, nhưng kết luận lại bác sĩ nói với anh là: "Phải chung sống với lũ thôi". Anh buồn bã và chấp nhận số phận hẩm hiu. Tuy nhiên anh vẫn hy vọng một ngày nào đó anh gặp được phép mầu cho anh được hết bệnh, anh vẫn luôn lạc quan là sẽ có điều đó.
Anh Mai Công Tuấn, đang theo điều trị hen bằng đông y - Ảnh: DS Nguyễn Đức Châu
Anh Tuấn có vợ và 2 con, gia đình thuộc diện khó khăn, phải ở nhà thuê tại ấp Mỹ Hòa 3, xã Tân Xuân, H.Hóc Môn, TP.HCM. Hằng ngày anh vẫn phải đi làm kiếm tiền phụ với vợ để nuôi sống gia đình, công việc của anh là lái xe nâng cho 1 kho hàng ở quận Tân Bình. Vợ cũng rất thương anh, đảm đương trong ngoài mà không một chút nề hà. Hễ nghe ở đâu có thầy giỏi thuốc hay là chị đến nhờ chạy chữa cho anh.
Vợ có mua bảo hiểm y tế cho anh để giảm chi phí thuốc men, anh thì thuộc diện "thường trú" tại phòng khám hen của Bệnh viện Đại học Y Dược. Thuốc men dùng nhiều vô kể, nhưng bệnh tình không khá hơn tí nào, năm này qua tháng nọ, đằng đẵng 1 căn bệnh nan y. Tuy biết rằng không chữa dứt, anh vẫn không thể an lòng với hiện tại, luôn cảm thấy khổ tâm, tại sao mình phải chịu khổ mãi vậy, trung niên xế chiều rồi cũng chưa 1 ngày thoát khổ.
Suốt một thời gian dài, anh gặp không biết bao nhiêu là khó khăn, bất trắc trong việc tìm thầy tìm thuốc. Chán nản và bị tác dụng phụ của thuốc tây nên anh càng mệt mỏi hơn. Nhất là vào mùa đông thì hay lên cơn kịch phát. Một lần gần nhất, vợ đã đưa anh sang phòng khám tư lớn trên đường Cộng Hòa, họ cũng thăm khám, xét nghiệm đủ kiểu và hứa hẹn lắm, nhưng chi phí quá cao, 400.000 đồng/ngày điều trị, vợ chồng anh không kham nổi. Thất vọng không biết bao nhiêu lần rồi, chị lo nhất, nhỡ 1 đêm anh không thức dậy nữa (như bao ca hen suyễn khác) thì mẹ con chị không biết phải sống ra sao.
Anh chị có nghe nhiều kinh Phật dạy, vợ chồng anh rất siêng năng làm điều thiện một cách vô tư, cũng không nghĩ lợi riêng gì cho mình, hay cầu xin tài lộc ban phát, chỉ thấy niềm vui và hạnh phúc khi giúp được người mà thôi. Thế rồi cũng đến lúc anh nhận được ân phúc báo đáp, căn bệnh của anh đã được đẩy lùi một cách khó tin.
(còn tiếp)
DS Nguyễn Đức Châu
Theo motthegioi
Trẻ nhỏ thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Thở khò khè là tiếng thở bất thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều bố mẹ không phát hiện ra rằng đây là những dấu hiệu của một số bệnh như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn so với người lớn, do đó tình trạng thở khò khè cũng gặp thường xuyên hơn....