Bài 2: “Đại gia” ngành dược chi mạnh cho mua bán, sáp nhập
Theo báo cáo của BMI Research, quy mô thị trường dược Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 4,2 tỷ USD trong năm 2015 lên 7,2 tỷ USD vào năm 2020 và sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng thường niên 2 con số cho đến năm 2025. Con số này cho thấy cơ hội lớn mạnh của DN Việt Nam là rất khả thi. Và, mua bán, sát nhập (M&A) là cách nhanh nhất để đạt được điều đó.
Chưa bao giờ, doanh nghiệp (DN) dược Việt Nam lại có sự tăng trưởng ấn tượng như hiện nay. Theo ước lượng của Viracsearch (VIRAC), năm 2015, giá trị ngành dược ước đạt 4.2 tỷ USD. Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần của 16 DN dược niêm yết trên sàn chứng khoán đạt gần 6.387 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp nội mạnh tay đầu tư
Sự lớn mạnh này, ngoài những thuận lợi về mặt thị trường, năng lực của DN, còn là kết quả của nhiều thương vụ đầu tư, sát nhập trong vài năm qua. Mạnh tay thâu tóm nhất có vẻ là Traphaco.
Sau khi mua lại 42,91% cổ phần Công ty CP Dược và Vật tư Y Tế Quảng Trị vào năm 2012, Traphaco tiếp tục mua lại 49% vốn điều lệ Công ty CP Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên, nâng tỉ lệ sở hữu tại Công ty CP Dược và Vật tư Y tế Đăk Lăk lên 58%. Tổng cộng Traphaco đã góp vốn tại 6 công ty được phẩm trong nước, bao gồm 4 công ty và 2 công ty liên kết là Công ty CP Dược – Vật tư y tế Thái Nguyên, Công ty CP Dược – Vật tư y tế Quảng Trị.
Sản xuất dược phẩm ở Traphaco
Doanh thu của các DN dược trong nước hấp dẫn đến mức thu hút cả đơn vị đầu tư ngoài ngành. Điển hình như Công ty Cổ phần Đầu tư FIT, hiện sở hữu hơn 60% cổ phần của Dược Cửu Long, sau một thương vụ đầu tư khá lớn.
Đáng chú ý, không chỉ có làn sóng M&A giữa các DN trong nước, DN Dược Việt Nam còn mạnh tay đầu tư vào các tập đoàn nước ngoài. Dược Hậu Giang đã từng có ý định đầu tư hơn 91 tỷ đồng mua cổ phần của ASV Pharma Việt Nam, đơn vị nắm giữ 70% của ASV Pharma Myanmar, với mục đích xây nhà máy mới tại Myanmar. Tuy dự án này phải tạm dừng nhưng DHG cũng đã mở rộng mạng lưới phân phối, đẩy mạnh xuất khẩu sang Myanmar cũng như một số thị trường khác như là Moldova, Ukraine, Cambodia, Lào, Singapore…
Mới đây, ngày 7/9, Tổng công ty Dược VN (Vinapharm) công bố hợp tác chiến lược với tập đoàn Sanofi. Theo thỏa thuận, Vinapharm sẽ đầu tư vốn vào Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam. Việc một thương hiệu trong nước tham gia đầu tư vào tập đoàn quốc tế cho thấy, vị thế của ngành dược Việt Nam đang có những bước tiến dài.
Video đang HOT
Hệ thống chiết xuất dược liệu
Đưa sản phẩm ra quốc tế
Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên, Vinapharm và Sanofi đứng chung trên một chiếc thuyền. Hai đơn vị này đã là đối tác của nhau từ năm 1993. Theo thỏa thuận, Sanofi và Vinapharm sẽ làm việc cùng nhau từ sản xuất đến quảng bá, tiếp thị tại các địa phương ở Việt Nam.
Điểm đáng chú ý của thỏa thuận này là không chỉ hướng đến thị trường trong nước, Sanofi và Vinapharm sẽ cùng cho ra đời những dược phẩm “madein Vietnam” từ công nghệ của Pháp mà còn phục vụ mục đích để xuất khẩu. Ông Cyril Grandchamp, Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia chia sẻ, hai thương hiệu này có thể sẽ cùng gây dựng một thương hiệu chung, đưa sản phẩm ra ngoài, phục vụ xuất khẩu chính yếu là ở khu vực Đông Nam Á nhưng đồng thời cũng sẽ xuất sang Nhật Bản cũng như toàn Châu Á.
Tương tự, ngành dược phẩm của Abbott có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sĩ. Trong suốt 2 năm qua, Abbott củng cố mô hình kinh doanh dược phẩm branded generics thông qua việc sáp nhập công ty Veropharm (Nga) và công ty dược phẩm CFR (châu Mỹ La tinh). Từ thương vụ với Glomed, Abbott sẽ đảm bảo sự phát triển lâu dài tại Việt Nam bởi hiện Glomed đã có hơn 100 sản phẩm, hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và năm chi nhánh trên cả nước. Tuy nhiên, tiết lộ từ phía Abbott cho thấy, mảng Dược phẩm của thương hiệu này đang tập trung vào các thị trường mới nổi. Và, việc mua lại Glomed của Việt Nam là một bước tiến then chốt trong chiến lược tập trung vào các hoạt động kinh doanh dược phẩm của Abbott tại các nền kinh tế mới nổi, như Việt Nam.
Như vậy, thông qua hệ thống phân phối rộng khắp của Abbott, việc dược phẩm Việt Nam xuất ngoại sẽ là chuyện sớm muộn.
Lễ ký kết giữa Sanofi và Vinapham
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ 3/4 về mức độ phát triển của ngành công nghiệp dược. Nghĩa là, một quốc gia có nền công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic (thuốc phổ thông, những dược chất vốn đã được chứng minh về độ an toàn và hiệu lực điều trị) và xuất khẩu được một số sản phẩm. Những cái bắt tay với các “ông lớn” của ngành rõ ràng đã mở ra những triển vọng mới để ngành dược thực sự phát triển và vươn ra thế giới.
Phương Quyên
Theo Dantri
Lộ mức "hoa hồng" trong giao dịch vũ khí của Rosoboronexport
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga, Rosoboronexport cũng kiếm được khá nhiều tiền từ các thương vụ môi giới buôn bán vũ khí.
Ngày 3-6, ông Sergei Chemerov - Tổng giám đốc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga thông báo với phóng viên báo Kommersant rằng, đơn đặt hàng mua sắm vũ khí của Rosoboronexport liên tục tăng, hiện đã đạt đến con số 48 tỷ USD.
Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng quốc doanh của Nga Rosoboronexport (OJSC Rosoboronexport) hiện có khoảng 50 cơ sở đại diện tại các nước trên toàn thế giới, không một doanh nghiệp quốc phòng nào ở Liên bang Nga có thể bao trùm số lượng quốc gia nhiều như vậy.
Trong 15 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã cung cấp vũ khí tới 116 quốc gia, với tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá 115 tỷ USD. Chỉ mới cách đây chưa lâu, lượng đơn đặt hàng vũ khí đang ở mức 45 tỷ USD và bây giờ đã là 48 tỷ USD - ông Chemerov nói.
Vị lãnh đạo của Rostec cho biết, Rosoboronexport là trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm quân sự, tỷ lệ vũ khí trao đổi qua tay công ty chiếm hơn 85% tỷ lệ tổng số cung cấp vũ khí và các thiết bị Nga ra nước ngoài.
Ông Chemerov cũng tiết lộ rằng, Chính phủ Nga quy định cho Rosoboronexport nhận được từ công việc của mình không quá 4% số tiền của một thỏa thuận hợp tác quốc phóng có liên quan đến việc cung cấp các kỹ thuật quân sự mới.
Rosoboronexport l;à trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất/nhập khẩu vũ khí
Còn trong trường hợp buôn bán vũ khí thông thường thì mức hoa hồng mà Công ty này được nhận từ Bộ Quốc phòng là 1,5%. Tính trung bình cả năm trong thời gian qua, Rosoboronexport nhận được mức hoa hồng là chưa đầy 3% - ông Chemezov cho biết.
Được biết, Rosoboronexport là Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước của Nga, trực thuộc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec.
Liên hiệp này chịu trách nhiệm quản lý hơn 700 tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, được đặt tại 60 khu vực của Liên bang Nga. Sản phẩm của các đơn vị thuộc Rostec hiện đang cung cấp cho thị trường hơn 70 quốc gia.
Các cơ cấu cấp 1 của Rostec bao gồm 14 công ty cổ phần, trong đó 5 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dân sự, 9 công ty sản xuất các sản phẩm cho các lĩnh vực quân sự và công nghiệp và 22 công ty trực tiếp quản lý (Rosoboronexport là một trong số đó).
Rosoboronexport được thành lập vào năm 2000, trong khuôn khổ chương trình cải cách hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự của Liên bang Nga với nước ngoài, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nó. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nó chính là ông Sergei Chemezov Victorovich (lãnh đạo Rostec hiện nay).
Rosboronexport nhận mức hoa hồng bình quân 1 năm là khoảng 3%
Rosoboronexport được đăng ký với tư cách pháp nhân chính thức là doanh nghiệp nhà nước trung gian độc quyền, chịu trách nhiệm về việc xuất/nhập khẩu toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga ra thị trường thế giới.
Tháng 11 năm 2007, Rostec được thành lập và ông Sergei Chemezov được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Năm 2008, Tổng thống Liên bang Nga đã ký sắc lệnh đưa Rosoboronexport cùng với 435 doanh nghiệp khác vào trong cơ cấu trực thuộc của Rostec.
Rosboronexport chính thức hoạt động trong cơ cấu của Rostec vào năm 2009. Bắt đầu từ ngày 01-7-2011, Rosboronexport được cổ phần hóa và 100% cổ phiếu của Rosoboronexport được chuyển giao cho Nhà nước (Liên hiệp Rostec) như là một tài sản đóng góp.
Người đứng đầu của công ty hiện nay là ông Anatoly Isaikin Petrovich, cùng với các quan chức lãnh đạo khác đều là thành viên Hội đồng quản trị của Rostec.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản tăng chóng mặt Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương
Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái
Sáng tạo
19:29:31 17/05/2025
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Sức khỏe
19:28:00 17/05/2025
Fed công bố kế hoạch cắt giảm 10% nhân sự
Thế giới
19:26:01 17/05/2025
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?
Sao châu á
19:24:38 17/05/2025
Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?
Netizen
18:47:44 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
Góc tâm tình
18:26:39 17/05/2025
Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis
Sao việt
18:24:52 17/05/2025
Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa
Ôtô
18:02:09 17/05/2025
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó
Lạ vui
17:44:42 17/05/2025
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025