Bài 1: Xông vào quán cafe ‘đen’ tìm con gái ngoan
Khi bác xe ôm vừa dừng lại sau một lùm cây, chị chết lặng, toát mồ hôi hột khi nhìn đứa con gái ngoan hiền bấy lâu đi thẳng vào khu cà phê võng có đèn mờ cùng với bạn trai.
Gần đây, dư luận không ít phen bàng hoàng khi phải đón nhận không ít những đoạn video clip quay cảnh “xông trận” của các nữ sinh. “Nữ sinh đánh bạn dã man”, “nữ sinh cấp 2 đánh bạn, lột quần áo”, “nữ sinh đánh ghen kinh hoàng”…từng gây sốc trên khắp các diễn đàn đến ngoài đời thực.
Chưa hết, nhắc đến các “chiêu” của nữ sinh hiện nay, nhiều bậc làm cha làm mẹ chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
Vợ chồng chị Mai (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) trước đây làm kinh doanh, có một gian hàng lớn tại khu Trung tâm thương mại quận Thủ Đức.
Hai năm trước, anh chuyển ra thành lập công ty để kinh doanh riêng, gian hàng giao lại cho vợ quản lý. Mải làm kinh tế, hai vợ chồng chỉ sinh một cô con gái “rượu” tên L.P.
Cô bé thông minh, học giỏi, lại ngoan, là con một nên P. được bố mẹ đặc biệt cưng chiều. Mỗi lần nhận thông báo kết quả học tập của con, chị Mai luôn mát mặt. Gia đình hạnh phúc. Chị từng nghĩ, số phận như vậy là quá may mắn với mình.
Mỗi khi nghe chị em than thở về con cái, chị tự nhủ thầm “thà ít con mà con ngoan, học hành tử tế còn hơn”. Chị tính sau này sẽ cho P. đi du học nên đầu tư rất nhiều, từ học thêm ngoại ngữ, sách vở, không gian riêng và phương tiện học tập, người giúp việc…không thiếu thứ gì.
Nhưng mọi chuyện đã khác, cuối năm P. học lớp 10 thì cuộc sống gia đình đảo lộn.
Vì con, nhiều phụ huynh đã “biến” mình thành thám tử
Chị tâm sự: “Hơn một năm trước, nó đang học lớp 10 thì mình phát hiện con bé có bạn trai. Hôm ấy, mình đóng quầy hàng về sớm, thấy con đang ở trong phòng, nghĩ con học bài nên khẽ khàng vào. Đến nơi mình phát sốt khi thấy con bé nói chuyện điện thoại hẹn hò với giọng yêu đương ngọt lịm. Tức giận, mình giật phăng điện thoại tra hỏi nó không nhận, nói là bạn chọc phá nhau nói đùa thôi, còn gắt mẹ vì đã nghe lén nó”.
Từ đó, chị cũng không bao giờ nghe thấy con bé nói chuyện kiểu đó nữa.
Thế nhưng chưa đầy hai tháng sau thì chị Mai nhận được điện thoại của cô giáo. Mọi thứ với chị thật choáng váng, cô giáo nhắc nhở gia đình phải quan tâm đến P. hơn, cô bé thiếu sự tập trung, thỉnh thoảng cúp tiết học không rõ lý do, kết quả học tập đi xuống rõ rệt. Chị cứ ngỡ con bé vốn ngoan, cần bất cứ thứ gì chị đều đáp ứng, thế là quá đủ nào ngờ…
Phụ huynh biến thành “thám tử”
Video đang HOT
Sợ “đứt dây động rừng”, chị Mai quyết định trở thành “thám tử” đặc biệt của con. Nghĩ là làm, chị điện thoại ngay nhờ một người quen trông giúp quầy hàng.
Phần vì thương và còn tin tưởng con, phần vì không muốn ông xã buồn nên chị dặn người trông cửa hàng im lặng, chị vẫn ra khỏi nhà vào mỗi buổi sáng đến tối mới về.
Suốt cả tuần đầu tiên chị lén lút thuê riêng một bác xe ôm chở theo chân con bé tới trường rồi tới chỗ học thêm…, tới nơi con vào học thì chị lại ngồi vạ vật ở quán nước để chờ. Một tuần trôi qua chẳng thấy có gì bất thường. Chị Mai lại sinh lo “hay con gặp điều gì khổ tâm khó nói?”.
Tối tối lấy lý do hơi mệt, muốn về sớm nghỉ ngơi và gần gũi con, chị về sớm hơn trước. Khi hỏi chuyện P., cô bé vẫn kể rành rọt lịch trình từ nhà đến trường, tới chỗ học thêm y như chị theo dõi, không sai chút nào. Vậy sao cô giáo lại bảo con mình thỉnh thoảng cúp học? Hay cô có sự nhầm lẫn nào chăng
Bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu. Rồi mọi chuyện cũng dần sáng tỏ.
Đó là buổi chiều thứ 6, chị thấy con ra khỏi chỗ học thêm sớm hơn mọi ngày. Thế nhưng lần này trên chiếc xe đạp điện của con còn có một cậu choai choai tóc nhuộm đỏ lừ dựng đứng như mấy ngôi sao Hàn trong mấy bộ phim.
Hắn chở con chị đi thẳng đến khu toàn những quán cà phê vườn có võng cạnh sông Sài Gòn thuộc khu Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức). Chị nóng mắt bảo bác xe ôm tấp vào lề đường định lao xuống thì được can ngăn nên khựng lại. Làm lớn chuyện thì con xấu hổ lại càng gay.
Khi bác xe ôm vừa dừng lại sau một lùm cây, chị chết lặng, toát mồ hôi hột khi nhìn đứa con gái ngoan hiền bấy lâu xuống xe, khoác tay bạn trai đi thẳng vào quán cà phê võng lờ mờ ánh sáng.
Thế vẫn chưa đủ, khi chị tìm vào, hai đứa đang ôm chặt nhau trên một chiếc võng. Chị bật khóc gọi tên con. Con bé hoảng hốt giật mình nên bật dậy, ngồi im thin thít một hồi mới lắp bắp “con xin lỗi mẹ!”.
Thì ra, cậu bé kia là con nhà giàu thi rớt tốt nghiệp cấp 3 năm ngoái, vào học chung lớp học thêm với con chị. Hai đứa thỏa thuận tuần nào tối thứ 6 và sáng thứ 3 cũng gặp nhau.
Tuần trước do P. nhìn thấy chị đột ngột xuất hiện trước trung tâm học thêm của nó nên mới vội vã về nhà. Chị liên tưởng đến những chuyện nữ sinh đi khách sạn, nữ sinh mang bầu báo chí phản ánh lâu nay lại rùng mình hoảng sợ. Không biết con mình thế nào?
Chị cố bình tĩnh giải quyết, mọi chuyện rồi cũng qua. Buổi họp phụ huynh cho con cuối năm học có lẽ chị sẽ không bao giờ quên được. Khi nghe cô giáo nhận xét về tình hình học tập đi xuống của cô con gái cưng ở mức “báo động” trước mọi người, gương mặt chị xám xịt, không bất ngờ nhưng cảm thấy buồn và xấu hổ vô cùng, muốn kiếm một cái lỗ nẻ để chui xuống đất. Không biết những “cậu ấm, cô chiêu” có hiểu lòng cha mẹ?
Theo VietNamNet
Những mánh khóe "làm tiền" cha mẹ của cậu ấm cô chiêu
Với lối suy nghĩ lệch lạc, thiên về hưởng thụ đã khiến một bộ phận thanh thiếu niên - con cái của gia đình kinh tế khá giả, thậm chí là gia đình trí thức đang đua nhau "đánh" vào sỹ diện, danh dự của cha mẹ để "kiếm tiền" tiêu xài vô độ.
Họ dùng số tiền đó vào những cuộc chơi vô bổ như đi bar, cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá... Cận cảnh những "chiêu" "xin" tiền cha mẹ, không ít người sẽ cảm thấy ngán ngẩm...
Lấy mác công chức "xoay" tiền bố mẹ
Việt Hùng - một công chức @ ở Phú Thọ kể: "Cá độ bóng đá là "món" tôi thích nhất. Lúc đầu, tôi thắng khá nhiều, sau thì "chết kỹ". Không "xoay" được tiền, tôi vay nặng lãi. Bố mẹ là dân làm ăn, có nhiều tiền, đất đai trị giá cả trăm tỷ đồng. Ông bà thích oai, xin bằng được cho tôi làm công chức...
Cái oai của bố mẹ tôi hài lắm. Các cụ thích tôi phải bận rộn với công việc, được thăng tiến, nắm giữ vị trí này kia trong cơ quan. Biết "thóp" đó, tôi đi "công tác" liên miên. Mỗi lần đi lại phải kiếm cớ nại ra một lý do gì đó như đi cùng sếp to phải "ngoại giao", phải "chăm sếp" để được "cất nhắc"... để "lĩnh tiền trợ cấp" từ bố mẹ".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Theo Hùng, lần đầu đi Hà Nội "công tác" (thực ra là đi chơi bời để "giải ngố"), Hùng được "đồng đội" ở đây ngưỡng mộ và "chăm sóc" khá kỹ.
Hùng nói: " Tôi từng thắng "oanh liệt" đến mức nhìn thấy sự ghen tỵ trong ánh mắt của "đồng đội". Thắng thì tham mà thua thì muốn gỡ... cứ thế, tôi trượt sâu vào cờ bạc, vay nặng lãi. Có tuần, cả 7 ngày, bố mẹ tôi đều nhận "được" giấy vay nợ của tôi do các chủ nợ chuyển đến tận tay".
Tôi hỏi: "Trả mãi thế, bố mẹ anh vẫn chấp nhận à?"
Hùng nói giọng bất cần: " Bỏ qua chuyện đó đi, tôi từng bỏ nhà ra khách sạn ở. Đi cả tháng chẳng thấy ai gọi về, tôi nghĩ, mình "toi" 100% rồi. Ngày thứ 31, mẹ và vợ nước mắt ngắn dài đứng ở cửa phòng khách sạn, bảo: "Về đi, mẹ tha cho lần này, nợ nần, mẹ trả hết...". Tôi làm cao, chần chừ không về ngay nhưng trong bụng thì "mở cờ". Tôi hứa, chiều sẽ về. Mẹ và vợ vừa ra khỏi khách sạn, tôi gọi chủ nợ đến, nhờ viết thêm 2 "giấy nợ khống" để "rút ruột" bố mẹ thêm vài trăm triệu đồng, lấy tiền tiêu pha trong thời gian làm con ngoan ở nhà".
Tôi thắc mắc: "Chơi bời như thế, còn công việc thì sao? Nhờ viết "giấy nợ khống", có phải chi "hoa hồng" không? ".
Hùng thành thật: " Công việc của tôi đơn giản lắm. Ngồi đấy cho gọi là "đủ vị trí" ấy mà, còn lúc nào đầu óc tôi cũng quay cuồng nghĩ đến cá độ bóng đá và lô đề.
Một lần duy nhất, mẹ đến cơ quan hỏi chuyện đi công tác, tôi bị sếp nhắc nhở. Tôi giận mẹ cả tuần. Còn chuyện "giấy nợ khống", "chiêu" này chỉ có "cao thủ hưởng thụ" mới nghĩ ra thôi. Chỗ "khách quen" của chủ nợ, họ chỉ lấy 20% "hoa hồng", nếu "khách lạ" thì có thể họ không "giúp" hoặc "giúp" thì "hoa hồng" cũng lên tới 60 - 70%!"
"Nỗi đau" của... sếp Trong cuộc trà dư tửu hậu với một số quan chức của một địa phương, có vị thừa nhận: "Có một số công chức, sáng đi làm như một cán bộ mẫn cán, chiều lấy ô tô "xịn" của gia đình xuống thành phố đi bar, chơi bời đủ kiểu, đánh bạc, lô đề...Tiền chơi một tối của những công chức @ này bằng ít nhất 10 tháng lương. Nhiều ông bố bà mẹ cứ tưởng con phải đi công tác nhiều, đến tận cơ quan thắc mắc: Cháu còn vợ, con, sao các bác cử nó đi công tác nhiều thế, mà đi thì tốn tiền ngoại giao quá! Nó bảo đi thế để tạo tiền đề cho việc "cất nhắc" sau này..." (!?) Vị quan chức này chép miệng: "Đau quá! Nếu vi phạm trong công việc, sẽ xử lý nghiêm."
Những chiêu "làm tiền" đê tiện khó đỡ
Tiến Cường là giáo viên thỉnh giảng ở trường Đại học TT tại Bắc Ninh có "chiêu" "xin đểu" tiền cha mẹ có thể được liệt vào loại "độc nhất, vô nhị".
Bố mẹ Cường là dân buôn bán có... sỏi. Nhà Cường rất nhiều tiền mặt và nhà đất thì có từ Nam ra Bắc về đến Thủ đô.
Thấy bảo, ở Thủ đô, bố mẹ Cường có 1 biệt thự tại khu đô thị cao cấp Ciputra và 500m2 đất ở Tây Hồ. Đất nhà xưởng trong khu công nghiệp thì nhiều vô kể... Theo ước tính của Cường, bố mẹ có vài trăm tỷ đồng nên phải hưởng thụ bằng cách tiêu thật nhanh, thật nhiều.
Thời là học sinh phổ thông, Cường đã thích đánh tá lả đến mức bỏ học, vay nặng lãi để chơi "ù" cả chục triệu đồng /ván bài. Khi là sinh viên đại học, Cường thích đánh xóc đĩa, lô đề và cá độ bóng đá hơn. Thắng thì Cường mua SH, đi về như đại gia, thua thì bán ngay tại xới.
Từ khi làm "thầy", Cường tăng "phong độ" chơi cờ bạc. Tuần nào mẹ Cường cũng nhận ít nhất một "bức thư" (giấy ghi nợ) viết tay mấy chữ vội vã: " Vay của anh C 550 triệu đồng, lần 1 là 200 triệu, lần 2 đem ô tô đi cắm 350 triệu đồng...".
Vì sỹ diện với láng giềng, sợ con mất việc, ảnh hưởng đến danh dự gia đình, mẹ đã trả nợ cho Cường nhiều lần, tổng số khoảng trên dưới 10 tỷ đồng. Gặp "cạ", Cường vẫn cao giọng kẻ cả: " Chơi, "xóc" (xóc đĩa) mái thoải đi! Thắng thì tiêu mà thua thì có ông, bà bô trả! ".
Đến một ngày, bà Bích, mẹ Cường không chịu nổi thói hưởng thụ "bán nhà không văn tự" của con nên không trả nợ cho Cường nữa. Thấy bà Bích "rắn", chủ nợ cho người vào doạ đánh, "xin tý tiết" của Cường.
Sau đó, chủ nợ đổ phân người trộn với dầu nhớt vào cổng, sân nhà Cường. Thậm chí, chủ nợ bắt Cường đi vài ngày, đánh cho một trận đến chảy máu đầu, gãy chân... Bà Bích vẫn im lặng. Cường được chủ nợ tha về với cam kết ngầm, buộc mẹ Cường phải chi tiền trả nợ.
Bà Bích buôn bán niken, đồng đỏ, vàng... mỗi chuyến hàng lên tới cả chục tỷ đồng, mỗi tuần vài chuyến. Cường theo dõi hành trình giao - nhận, vận chuyển hàng của mẹ, báo cho chủ nợ biết. Chủ nợ đã bất ngờ giữ 3 xe Container niken của bà Bích.
Bà Bích không ra mặt, nhờ nhiều người can thiệp nhưng chủ nợ không cho xe đi. Bà Bích không dám báo công an, đành chào thua "chiêu" "xin đểu" tiền của con trai. Lần ấy, bà Bích phải thanh toán cho chủ nợ 1,9 tỷ đồng "tiền tươi" mới giải phóng được 3 xe hàng.
Trần Việt là công chức "xịn" ở Hà thành. Vị trí công việc cho Việt cơ hội kiếm tiền khá. Nhưng với Việt như thế là chưa đủ. Mẹ và chị gái là chủ một số nhà hàng đặc sản, 2 showroom ô tô nên Việt "nướng" tiền vào cá độ, lô, đề không thấy tiếc.
Việt là con độc, được nuông chiều từ nhỏ. Việt có thể cá độ một trận bóng lên tới hàng chục ngàn "đô" mà không cần nghĩ. Việt đem sổ đỏ, xe máy, ô tô của mẹ đi cắm, bán rẻ lấy tiền "thả lô" là chuyện thường ngày.
Bị chủ nợ đòi riết, không còn cách "quay" tiền, Việt nhờ một "thằng bạn xã hội" đóng vai chủ nợ đến nhà đòi. Đầu tiên, "thằng bạn xã hội" này rất lịch sự, mẹ Việt tưởng là bạn tốt của con, gọi Việt xuống tiếp bạn.
Việt xuống tới nơi, "thằng bạn" túm cổ áo, gí súng vào đầu, nói như ra lệnh: "Con bà vay chúng tôi 200 triệu, tính lãi đến ngày hôm nay là 550 triệu...". Trước thái độ hùng hổ của "thằng bạn", mẹ Việt tái mặt, Việt năn nỉ: " Con xin lỗi mẹ, mẹ thương con, trả cho con lần này thôi, con hứa, con thề con không thế nữa...".
"Thằng bạn" của Việt được thể, lấy báng súng đập vào đầu Việt 2 cái, đập vào mũi 1 cái làm chảy máu mũi, ép Việt ra cửa, lên xe ô tô. Trước khi bỏ đi, "thằng bạn" còn gằn giọng: "Bà muốn con nguyên vẹn thì 2 tiếng nữa đưa tiền. Sai hẹn, tôi cho 2 thằng HIV xử lý". Lên xe ô tô của "thằng bạn", Việt cười đắc thắng trong khi mẹ hắn thì tái xanh mặt, luôn miệng gọi: "Con ơi, con ơi..."
Biến vợ, thành "công cụ" vòi tiền Trịnh Đức là công chức Nhà nước ở thành phố Cảng. "Chiêu" "xin đểu" kiểu "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" của Đức khiến nhiều người ngán ngẩm. Chị gái Đức ở nước ngoài, thường xuyên gửi tiền về cho cha mẹ đầu tư kinh doanh nhà hàng khách sạn nên Đức biết nhà mình tiền nhiều cỡ nào. Theo ước tính, Đức đã "phá" của bố mẹ khoảng 20 tỷ đồng. Bố mẹ chỉ mong Đức lấy vợ, sinh con, hi vọng Đức sẽ tu chí làm ăn. Đức biết mong muốn của bố mẹ nên "mặc cả" rõ ràng: "Lấy vợ 5 tỷ sinh cháu trai 10 tỷ, cháu gái 5 tỷ...". Bố mẹ Đức đồng ý. Đức lấy vợ thật, một cô giáo dạy tiểu học xinh xắn. Tiêu hết 5 tỷ đồng, Đức vay nặng lãi để "thả lô", cá độ. Chủ nợ đến đòi, Đức nói: "Bố mẹ không trả, con ly dị vợ". Bố mẹ Đức sợ mang tiếng với thông gia, họ hàng, đối tác làm ăn... Thấy vậy, Đức càng được dịp để "xin đểu". Lần gần đây nhất, bố mẹ Đức quyết định không trả nợ cho con nữa. Đức đuổi vợ ra khỏi nhà giữa đêm mưa lạnh để "dằn mặt" bố mẹ. Vợ Đức không biết đó là "chiêu" moi tiền bố mẹ của chồng, cứ khóc và trình bày rằng: "Con có lỗi gì mà anh ấy đối xử với con như thế..."
Theo Nguoiduatin
Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (kỳ cuối): Quá dễ để lách luật "múa cột" trước mắt cơ quan chức năng? Hoạt động múa cột trong Nghị định không nói cấm mà cũng chẳng nói cho phép. Nếu xử lý thì cũng chỉ xử lý ở mức độ ăn mặc không đúng thuần phong mỹ tục. Nếu dùng khái niệm vũ trường thì tại Đà Nẵng hiện chỉ còn duy nhất New Phương Đông. Nghĩa là chỉ trên một vài tiêu chí cơ bản...