Bài 1: Giết người, gây án vì lý do “lãng xẹt”
Những vụdọa nổ bình gas trong quán ăn, khống chế trẻ em làm con tintại trường mầm non và một số án mạng với những lý do… “lãng xẹt” do những người tâm thần gây ra gần đây đã làm bàng hoàng dư luận…
Bỗng dưng… chém người
Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM đang giám định trường hợp T.T.K (22 tuổi, ngụ phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) chém trọng thương bé N.T.T.T (6 tuổi, ngụ cùng địa phương) chỉ vì bé T. làm văng bịch sinh tố vào người K.
Công an giải cứu cháu bé trong vụ khống chế trẻ em làm con tin tại Trường mầm non 10A (P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM) mà người gây án có tiền sử bệnh tâm thần – Ảnh: Đàm Huy
Theo hồ sơ bệnh lý, vụ việc xảy ra khi bé T. chạy sang nhà K. chơi, trên tay cầm bịch sinh tố uống. Lúc này K. đang nằm xem báo. Lúc đến gần K., T. vô tình làm văng bịch sinh tố vào người K. K. liền cầm con dao để ở bàn thờ ông địa gần đó, nắm tóc bé T. và liên tục chém vào người nạn nhân.
Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, bệnh tâm thần là cách gọi chung. Theo đó, có đến hơn 300 loại bệnh tâm thần.
Người bệnh tâm thần có nguy cơ gây ra những hành động nguy hiểm, gây hại cho bản thân, gia đình, xã hội cao hơn người bình thường… Bệnh nhân bị ám ảnh người khác muốn giết mình, gây hại cho mình và gia đình hoặc nghe ảo thanh xúi giục trong đầu nên phản xạ là phải chém, giết người đó để tự vệ. Những bệnh nhân này gây ra án mạng vì những lý do khó tin, vô cớ…
T. bị thương nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) với khoảng 30 nhát chém vào mặt, tay, vùng bụng và chân. Bố của T. cũng bị chém 3 nhát rách da dài khoảng 30 cm khi xông vào cứu con.
Mẹ của K. khai với cơ quan điều tra, bố K. có bệnh thần kinh và K. cũng có dấu hiệu tâm thần.
K. bị động kinh từ nhỏ, không thể kiểm soát bản thân, nhiều lần cắn lưỡi nhưng nhờ gia đình phát hiện kịp thời nên thoát chết… Hàng xóm và người nhà của nạn nhân cũng nhận định tính tình K. cộc cằn, kỳ cục, không nói chuyện với ai, không có bạn.
Video đang HOT
Nếu K. chém bé T. đến 30 nhát dao chỉ vì vô tình bị vấy bẩn vào người thì trường hợp của H.V.N rượt đâm anh N.X.P gây thương tích 20% cũng với lý do rất “lãng nhách”.
Theo hồ sơ của phía Cơ quan CSĐT Công an Q.Bình Tân (TP.HCM), N. tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Anh có dấu hiệu đặc trưng của người mắc bệnh tâm thần từ năm 2005 như: nói lảm nhảm, không nhận mẹ, cáu gắt khó chịu…
N. bị ám ảnh có người theo dõi, muốn đầu độc mình nên thường tự nhốt mình trong phòng, đóng kín cửa, tắt đèn liên tục thức trắng đêm, đi lòng vòng trong phòng ăn uống thất thường vì cho rằng thức ăn có độc.
N. từng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM (cơ sở Lê Minh Xuân) hai lần vào tháng 5 và 7.2012. Khi tình hình sức khỏe ổn định, gia đình đã xin cho N. về điều trị tại nhà nhưng anh bỏ thuốc.
Vụ khống chế trẻ em làm con tin tại Trường mầm non 10A (47 Gò Cẩm Đệm, P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM) xảy ra vào ngày 11.10, cũng gây bàng hoàng dư luận. Trong đó, kẻ gây án từng liên quan đến vụ việc giết người và được cơ quan chức năng kết luận bị bệnh tâm thần phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Người tâm thân gây án tăng nhanh
Trung bình mỗi năm, Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương – Phân viện phía Nam tiếp nhận 400 trường hợp bệnh nhân tâm thần liên quan đến các vụ án hình sự – Ảnh: Nguyên Mi
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM – cho biết thời gian gần đây, các vụ án liên quan đến người có dấu hiệu bệnh tâm thần tăng cao. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP.HCM, trung bình phía công an đưa qua Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM 3-4 ca/tuần, thậm chí có tuần lên đến 10 ca có tính chất nghiêm trọng.
Bác sĩ – chuyên viên tâm lý trị liệu – giảng viên Huỳnh Thị Hoài Như (Khoa Tâm thần, ĐH Y dược TP.HCM) cho biết an toàn là nhu cầu cần thiết trong đời sống mỗi người, những ám ảnh, căng thẳng về sự mất an toàn có thể gây stress, khủng hoảng tâm thần. Khi tình trạng bạo lực, tội phạm gây án nhiều thì người lương thiện sẽ cảm thấy không an toàn. Khi đó, họ sẽ phải tìm cách tự vệ hoặc làm lơ trước những điều sai mà mình chứng kiến, để đảm bảo an toàn…
Còn theo số liệu của Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương – Phân viện phía Nam, trung bình một tuần Phân viện giám định 5-7 trường hợp người gây án có dấu hiệu tâm thần do cơ quan điều tra, công an các nơi chuyển đến. Mỗi năm, đơn vị này tiếp nhận 400 trường hợp bệnh nhân tâm thần gây ra các vụ án hình sự.
Theo bác sĩ Ngọc Quang, khi người bệnh lên cơn, bị kích động, biến đổi nhân cách… sẽ có những hành vi rất nguy hiểm, gây hại đến tính mạng người khác lẫn bản thân. Những cơn kích động này không lường trước được, không có dấu hiệu báo trước…
“Họ có thể chém người loạn xạ, giết người, rồi quay lại tự sát”, bác sĩ Ngọc Quang nhận định. ( Còn tiếp)
Người khuyết tật (thể chất, tâm thần) cùng với các nhóm khác như: trẻ em, người thiếu số/bản địa, người già, người đồng tính… trở thành các nhóm dễ bị tổn thương cần bảo vệ trong tố tụng hình sự theo luật quốc tế.
Công ước về quyền của những người khuyết tật là văn kiện mang tính quốc tế quan trọng nhất về quyền của nhóm đối tượng này. Ngoài ra, còn có các văn kiện khác liên quan như: Tuyên bố về quyền của những người khuyết tật về tâm thần (1971), Tuyên bố về các quyền của người khuyết tật (1975), Các nguyên tắc bảo vệ người mắc bệnh tâm thần và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tâm thần (1991)…
Theo tinh thần của các văn kiện kể trên, có thể thấy trong tố tụng hình sự, người khuyết tật cũng có những quyền tố tụng bình đẳng như mọi chủ thể khác. Mặt khác, người khuyết tật nói chung, người mắc bệnh tâm thần nói riêng có thể được miễn giảm hoặc được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với hệ thống tư pháp hiệu quả. Một khía cạnh khác cũng được các văn kiện này đề cập, đó là “cấm kết án và hành quyết người thiểu năng tâm thần”.
Theo TNO
Hiểm họa từ người tâm thần gây án
Cướp taxi gây náo loạn, dọa nổ bom gas đe doạ mạng sống hàng trăm người, chém người... là những vụ án do người tâm thần dồn dập gây ra trong thời gian gần đây.
Sáng 1/11, vụ cướp xe taxi tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) do Lê Ngọc Tài (22 tuổi, ngụ TP HCM) thực hiện làm nhiều người hoảng loạn. Hôm đó, khi tài xế taxi cho xe vào đổ xăng trên đường Nguyễn Ái Quốc, Tài thừa lúc cửa còn mở đã nhảy vào lái xe đi.
Người đi đường la hét, dạt hẳn vào lề vì sợ chiếc "xe điên" đang lao đi trong trạng thái mất kiểm soát. Tài xế hô hoán rồi cùng vài người khác phóng xe máy đuổi theo. Sau khi chạy được khoảng một km, Tài tông xe vào cột điện làm đầu chiếc taxi bẹp nát.
Chiếc taxi sau khi bị Tài cướp rồi tông vào cột điện. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Bị bắt, Tài được xác định mang bệnh nhân tâm thần. Hai ngày trước khi xảy ra vụ việc, anh ta được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 để điều trị. Rạng sáng 1/11, Tài đòi đi vệ sinh nên người thân cởi trói mà không ngờ anh ta bỏ trốn rồi gây án ngay sau đó.
Cùng ngày, người dân thuộc phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) bị một phen náo loạn khi người đàn ông được cho là mắc bệnh tâm thần chém chết bạn nhậu trên vỉa hè. Theo cơ quan điều tra, đêm 1/11, Võ Minh Tâm (32 tuổi) ngồi nhậu với anh Thành và một số người hàng xóm trước cổng trường mầm non Sơn Ca. Trong lúc có hơi men, giữa 2 người xảy cự cãi. Tâm chạy một mạch về nhà xách con dao to, thẳng tay chém anh Thành trong sự bàng hoàng của những người xung quanh. Hàng chục cảnh sát 113 được huy động vây bắt hung thủ.
Cầm quyển sổ khám bệnh tâm thần của con trai trên tay, mẹ của Tâm cho biết, trong 3 năm gần đây con trai bà bị phát bệnh tâm thần và phải uống thuốc hàng tháng. Gia đình đã nhiều lần khuyên Tâm bỏ rượu vì mỗi lần uống vào lại gây ra chuyện nhưng anh ta không chịu. Để rồi cuối cùng trong một lúc có hơi men, Tâm đã gây án mạng với người hàng xóm.
Mẹ của Tâm cầm cuốn sổ bệnh án tâm thần của con trai khóc nức nở. Ảnh: Nguyệt Triều.
Trước đó, rạng sáng 24/10, hàng chục hành khách tại trạm dừng chân Phương Trang trên quốc lộ 1A (thuộc tỉnh Bình Thuận) cũng đứng trước nguy cơ bị đe dọa tính mạng khi một người đàn ông tâm thần cầm dao chém loạn xạ rồi dọa cho nổ bom gas. Người này sau đó còn yêu cầu được cung cấp một em bé làm con tin và xe đầy xăng để lấy phương tiện tẩu thoát, nếu không sẽ cho nổ tung trạm dừng chân. Cơ quan chức năng cho biết, hậu quả sẽ không thể lường trước nếu như vụ việc không được kịp thời ngăn chặn.
Vụ bắt cóc 2 trẻ mầm non tại Trường mầm non 10A (quận Tân Bình, TP HCM) sáng 11/10 do Cao Quốc Huy (28 tuổi, người từng bị đưa đi điều trị bệnh tâm thần) gây ra đã làm rúng động dư luận. Hôm đó, Huy cầm dao xông vào trường mầm non khống chế giáo viên sau đó chuyển sang bắt cóc 2 trẻ làm con tin. Hắn đòi được cung cấp tiền, xe ôtô và súng để tẩu thoát nếu không sẽ sát hại các cháu bé. Hàng trăm cảnh sát được điều tới để giải cứu các nạn nhân.
Người thanh niên gây ra vụ bắt cóc trẻ em kinh hoàng tại trường mầm non bị khống chế. Ảnh: Quốc Thắng.
Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Đoàn luật sư TP HCM), người tâm thần khi gây án thường tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa điều này, những gia đình có người mặc bệnh nhất thiết phải áp dụng hình thức chữa bệnh bắt buộc, nếu không sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội. "Các cơ quan chức năng ở địa phương cũng cần phải tạo điều kiện hỗ trợ những gia đình trong việc quản lý, giám sát những người mắc bệnh này để hạn chế tối đa hậu họa xảy ra", nữ luật sư nhấn mạnh.
Về mặt pháp lý, theo luật sư Nữ, trước khi xử lý những người có dấu hiệu tâm thần cần phải có kết luận giám định của cơ quan chức năng để áp dụng cách xử lý phù hợp. Nếu người đó mắc bệnh tâm thần hoặc các chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với những người gây án sau khi áp dụng biện pháp chữa bệnh, nhưng lại tiếp tục phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc các chứng bệnh khác không có khả năng nhận thức sau khi gây án, thủ phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ nhất định.
Theo VNE
Xử lý nghi can hiếp dâm người tâm thần Ngày 6-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an H.Củ Chi, TP.HCM cho biết vừa lập hồ sơ để điều tra, xử lý Nguyễn Trường Sơn (39 tuổi, ngụ xã Phạm Văn Cội, H.Củ Chi) về hành vi hiếp dâm. Theo đó, ngày 3-11, sau khi đi uống rượu về, Sơn gặp chị N.T.T. là người bị bệnh tâm thần đang đi...