Bagan, xứ sở của hàng ngàn ngôi đền bị lãng quên
Nằm bên bờ sông Ayeyarwady của vùng Mandalay, Myanmar, thành phố Bagan cổ kính từng là kinh đô của vương quốc Pagan, một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị chủ chốt của đế chế Pagan trong suốt khoảng thời gian từ thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ 13.
Ảnh minh họa.
Vào thời kỳ đỉnh cao của mình (khoảng giữa thế kỉ 11 và thế kỉ 13), những người cầm đầu triều đại Pagan đã cho xây dựng hàng ngàn ngôi đền trên đồng bằng Bagan rộng lớn. Ước tính từng có trên 10.000 ngôi đền, chùa và tu viện mọc lên trên vùng đồng bằng trung tâm trộng 100 km vuông này. Tuy nhiên, chỉ còn khoảng hơn 2.200 ngôi chùa và đền tồn tại đến tận ngày nay.
Thành phố Bagan trở thành trung tâm quyền lực từ giữa thế kỉ thứ 9 dưới triều đại của quốc vương Anawratha, người đã thống nhất Myanmar theo đạo Phật Nguyên Thủy. Hơn 250 năm, các nhà lãnh đạo thành phố Bagan cổ đại và thần dân của họ đã xây dựng trên 10.000 các biểu tượng tôn giáo trên đồng bằng Bagan.
Thành phố thịnh vượng này lớn dần lên về quy mô và cả tiếng tăm của nó, trở thành trung tâm quốc tế cho mọi nghiên cứu về tôn giáo và trần thế. Các nhà tăng và học giả đến từ những nơi xa xôi như Ấn Độ, Ceylon (tên trước của Sri Lanka) và đế chế Khmer cũng đến Bagan để nghiên cứu thơ, âm vị học, ngữ pháp, chiêm tinh, thuật giả kim, thuốc và luật.
Thời đại hoàng kim của Bagan suy tàn vào năm 1287 khi vương quốc và kinh đô này bị đội quân Mông Cổ xâm lược và đánh phá. Dân số giảm xuống chỉ bằng một ngôi làng, sống ẩn dật trong những tàn dư của nơi mà trước đó đã từng là một thành phố tráng lệ. Những tượng đài tôn giáo mới vẫn được tiếp tục hình thành cho đến giữa thế kỉ 15; và sau đó, việc xây dựng chùa chiền gần như bị ngưng đọng với chỉ 200 ngôi đền mới được dựng lên trong khoảng thời gian từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 20.
Kinh đô cũ vẫn tiếp tục làm địa điểm hành hương, tuy nhiên, đoàn người hành hương chỉ tập trung ở những ngôi đền chủ chốt, hàng ngàn ngôi đền ít nổi tiếng và xa xôi hẻo lánh hơn rơi vào tình trạng bị bỏ rơi và hư hỏng, đa số không còn tồn tại được trước thử thách của thời gian. Rất nhiều đền và chùa khác đều bị chôn vùi bởi các tai ương như động đất.
Ngày nay, chỉ còn khoảng vài chục ngôi đền được chăm nom thường xuyên. Vào những năm 1990, chính quyền Myanmar đã cố gắng để khôi phục lại những ngôi chùa bị phá hủy, nhưng không thể giữ lại được theo phong cách nguyên bản. Việc sử dụng những nguyên liệu hiện đại đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của các sử gia và các nhà bảo tồn trên khắp thế giới. Cũng chính vì sự thay đổi không đúng với lịch sử này, thành phố Bagan đã không được UNESCO công nhận là khu di sản thế giới, mặc dù chính phủ Myanmar quả quyết rằng hàng trăm ngôi đền chưa được tu sửa và những công trình đá nơi đây cũng quá đủ để được công nhận là di sản thế giới.
Chùm ảnh về xứ xở những ngôi đền bị lãng quên:
Video đang HOT
Trang Hà
Theo An ninh Thủ đô
Nepal chính thức cấm mang nhựa lên Everest - bước đầu giải quyết hàng tấn rác chất thành núi trên "nóc nhà của thế giới"
Băng tan trên Everest không chỉ để lộ ra xác người, mà còn là hàng tấn rác chất thành đống do người leo núi mang lên.
Biến đổi khí hậu khiến băng giá trên núi Everest tan chảy ngày một nhiều, để lộ ra những sự thật đầy kinh dị. Đó là hàng trăm xác người đã từng bỏ mạng trên con đường chinh phục nóc nhà của thế giới. Và không chỉ vậy, còn có hàng tấn rác nhựa hiện đang chất thành đống, do những người leo núi thải ra.
Núi tuyết tại Everest tan ra để lộ những xác người...
Để giải quyết hiện tượng này thì mới đây, chính phủ Nepal cho biết sẽ chính thức tiến hành cấm mang nhựa dùng 1 lần tại ngọn núi cao nhất thế giới này, dự tính sẽ được thực thi vào năm 2020.
Theo đó thì kể từ 1/1/2020, mọi chai nhựa đựng nước giải khát và các sản phẩm nhựa khác với độ dày ít hơn 30 micron sẽ bị cấm mang vào Khumbu Pasang Lhamu - khu vực dân cư nằm trong phạm vi núi Everest và một số ngọn núi khác. Quy định này dự kiến sẽ ngăn người leo núi mang thêm nhựa, đồng thời ngăn các cửa hàng địa phương bán sản phẩm bằng nhựa dùng 1 lần.
Đây được xem là động thái cần thiết của chính phủ Nepal, sau khi có thông tin số rác thu được quanh khu vực đỉnh Everest đã lên tới 10 tấn/năm. Tuy nhiên, quy định này hiện chưa có chế tài xử phạt đối với những ai không làm theo quy định.
Năm 2013, chính phủ Nepal đã thu mỗi đội leo núi khoản tiền $4.000 trước khi leo. Khoản tiền này sẽ được hoàn lại nếu họ mang được xuống 8kg rác thải, nhưng cuối cùng chỉ phân nửa người leo làm được điều đó. Năm 2018, tổng cộng có tới 32 tấn rác thu thập được bởi các tình nguyện viên tại Trại II (Camp 2) của Everest.
Everest đang gặp nguy hiểm
Quy định cấm hiện tại chỉ có thể ngăn được một trong những vấn đề mà Everest đang phải đối mặt.
Như đã nêu thì những năm gần đây, băng trên Everest đang tan rất nhanh, để lộ ra những xác người leo núi và hàng tấn rác tích tụ sau 6 thập kỷ kể từ khi Edmund Hillary chinh phục nó vào năm 1953. Với việc Trái đất đang ngày càng nóng lên, núi Everest được dự đoán có thể chẳng còn chút băng nào vào cuối thế kỷ, khi ít nhất 70% - 99% băng hà sẽ vĩnh viễn bốc hơi.
Làm sao để giải quyết lượng rác tồn đọng trên núi cũng là một vấn đề nan giải. Người leo núi bấy lâu nay đã để lại hàng trăm bình oxy, lều, can, đinh giày, và thậm chí là cả... chất thải. Tất cả đang khiến cho quang cảnh của một trong những Di sản thế giới do UNESCO công nhận bị đe dọa, đồng thời khiến môi trường sống của nhiều loài vật chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Khi Nepal biến Everest thành điểm du lịch, lượng du khách đã tăng gấp 8 lần vào năm 2010 so với năm 1979, và điều này đã giúp cho đời sống người dân cải thiện hơn, nhưng đổi lại là những thách thức dành cho môi trường khi du khách ngày càng đông.
Trong năm 2019, có tới 885 người leo núi - một con số kỷ lục, và hiện đã có 11 người tử vong do "tắc nghẽn giao thông" tại "vùng chết" của ngọn núi. Bởi vậy, hiện đang có đề xuất tăng gấp 3 lần giá tiền leo núi - lên 35.000 USD dành cho Everest, và $20.000 dành cho các khu vực núi xung quanh.
(Tham khảo: IFL Science, Science Alert)
Theo Helino
Lạc lối ở Canada mùa cây thay lá Phong là loài cây mang biểu tượng của đất nước Canada, và cũng chính vì loài cây này đã tạo nên vẻ đẹp bất tận cho mùa thu Canada mà không nơi đâu trên thế giới có được. Nếu có dịp ghé thăm miền đất này vào mùa thu, bạn đừng bỏ lỡ những điểm check in dưới đây. Check in thành phố...