Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu… nói về vua vọng cổ Viễn Châu
“Thầy có khả năng làm thơ, viết văn, còn là một danh cầm nổi tiếng (danh cầm Bảy Bá) nên bài thầy viết chân chất, mộc mạc, dễ ca, dễ nhớ, giàu tính nhân văn”.
NSND Bạch Tuyết: “ Nhạc điệu, ý thơ, tính văn chương, điển tích văn học và hơn hết là cái thần, là ý tình luôn tràn đầy trong hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm của ông vua vọng cổ. Chi tiết, tâm lý, tính cách nhân vật ở mỗi tác phẩm của soạn giả Viễn Châu dù là ở một vở tuồng hay chỉ qua một bài vọng cổ đều rất tròn đầy, nhất là đâu ra đấy, vua ra vua, dân ra dân, người nghèo khổ khác người sang trọng… không hề lẫn lộn. Chính vì thế những bài vọng cổ của “ông vua” không ngai này luôn ngọt ngào, nhẹ nhàng đi vào lòng người nghe, khiến họ rung cảm và nhớ mãi”.
NSND Lệ Thủy: “Có thể nói bác Viễn Châu là người phát hiện khả năng của tôi từ hồi 13, 14 tuổi, bắt đầu từ vở Quan Âm Thị Kính.
Mỗi lần đưa tôi vào phòng thu, bác phải bắc ghế cho tôi đứng lên ca, rồi đánh nhịp, chỉ bảo cho tôi luyến láy. Từ đó đến nay, đi ca ở đâu người ta cũng yêu cầu tôi hát bài của bác, mà hát lên là khán giả đều thuộc làu như Cô hàng chè tươi, Bạch Thu Hà, Cô gái bán sầu riêng, Tình đẹp mùa chôm chôm…
Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều nghệ sĩ khác cũng được bác viết theo kiểu “đo ni đóng giày” để phát huy sở trường. Bác là người góp phần tạo nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ lớn”.
Video đang HOT
NSND Viễn Châu chúc mừng NSƯT Diệu Hiền.
NSND Diệu Hiền: “Hai bài ca cổ của thầy (Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ vương thiêu mình) hỗ trợ cho cuộc sống của tôi đến ngày hôm nay, vì mời tôi biểu diễn là thế nào ban tổ chức cũng yêu cầu hai bài này. Thầy có khả năng làm thơ, viết văn, còn là một danh cầm nổi tiếng (đàn tranh, người trong nghề thường gọi là danh cầm Bảy Bá) nên bài thầy viết chân chất, mộc mạc, dễ ca, dễ nhớ, giàu tính nhân văn và ca từ rất ý nghĩa nên dễ dàng đi vào lòng người”.
NSND Ngọc Giàu: “Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giàu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của cải lương thời hoàng kim. Hồi mới 12-13 tuổi, ông đã viết cho tôi bài Áo tình đắp mộ người yêu để tôi thu dĩa và nổi tiếng từ đấy. Nhiều nghệ sĩ khác thời còn con nít như tôi cũng được nổi tiếng nhờ những bài ca của chú Bảy đo ni đóng giày…”.
NSƯT Phương Quang (hát Ông lão chèo đò, Tình anh bán chiếu…): “Ông không những chỉ dạy cho tôi về nghề nghiệp mà còn truyền cả vốn sống. Thương nhất là bất kể lúc nào, dù đang ngủ, đang mệt hay có công chuyện mà học trò nhờ chỉ bài là ông bật dậy chỉ dẫn nhiệt tình. Trong làng cải lương, chắc khó có người thứ hai như ông!”.
Theo TTO/Tuổi Trẻ
Nghệ sĩ Chinh Nhân qua đời ở tuổi 44
Nghệ sĩ Chinh Nhân, con trai nghệ sĩ Bạch Mai và cố nghệ sĩ Đức Lợi, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 15 giờ ngày 28/1, do viêm phổi cấp tính, hưởng dương 44 tuổi.
Nghệ sĩ Chinh Nhân thể hiện rõ sự mệt mỏi khi tham gia chương trình ra mắt CLB cải lương "Ba thế hệ - Về lại cội nguồn" do Kim Tử Long tổ chức tại rạp Công Nhân cách đây hai tuần. Sau xuất diễn này, anh được em gái là Bình Tinh đưa đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị.
"Các bác sĩ chuyên khoa cho biết cháu tôi bị viêm phổi cấp tính nhưng điều trị trễ, hai lá phổi qua chụp hình X-quang lúc đó thấy trắng, khó mà qua khỏi!" - Kim Phượng, dì của Chinh Nhân kể lại.
Chinh Nhân ra đi khi tuổi đời còn trẻ.
Trưa ngày 28/1, Chinh Nhân đã qua đời khi đang được gia đình đưa từ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch về nhà riêng. Tang lễ nghệ sĩ này được tổ chức tại Đình Nhơn Hòa (27 Cô Bắc, p.Cầu Ông Lãnh, Q.1 - TP HCM). Lễ nhập quan diễn ra lúc 11 giờ ngày 29/1, lễ động quang lúc 8 giờ sáng ngày 31/1 sau đó an táng tại Nghĩa trang Nghệ sĩ TP HCM.
Ngay khi thông tin Chinh Nhân qua đời lan tỏa, nhiều đồng nghiệp bày tỏ sự tiếc thương nam nghệ sĩ ra đi khi tuổi đời còn trẻ. NSƯT Kim Tử Long xúc động: "Một dạo Chinh Nhân ham chơi, sống buông thả, lãng phí tài năng nhưng rồi em hối lỗi, quay về sàn diễn, cố gắng sống thật tốt. Thế nhưng, ước mơ phục vụ khán giả lâu dài của Nhân không thành hiện thực khi lâm vào bạo bệnh. Tôi tin khán giả sẽ không quên những vai diễn của Chinh Nhân trên sân khấu Huỳnh Long".
Tham gia đoàn Đồng ấu Bạch Long từ nhỏ, Chinh Nhân được dạy ca hát, vũ đạo, võ thuật... và tiếp thu nhanh chóng, lộ rõ năng khiếu nghệ thuật của thế hệ kế thừa. Nhưng vào giai đoạn sân khấu khó khăn, cố nghệ sĩ Đức Lợi quyết định cho Chinh Nhân đi học nghề sửa xe gắn máy. Ông muốn con mình có một nghề ổn định.
Dẫu vậy, niềm đam mê nghệ thuật chảy trong máu khiến Chinh Nhân không từ bỏ mà xin cha mẹ tiếp tục gia nhập đoàn Đồng ấu, chỉ diễn vào cuối tuần các vở: "Quan Công đại chiến Bàng Đức", "Thất hiền quyến", "San hà xã tắc"... Nhờ nỗ lực mài giũa, Chinh Nhân ngày càng vững nghề.
Vai diễn ấn tượng của Chinh Nhân là Cao Quân Bảo trong vở Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu và vai kép trong vở Kim Hồ Điệp. Anh đoạt HCV triển vọng giải Trần Hữu Trang với vai An Dương Vương trong trích đoạnTrọng Thủy - Mỵ Châu. Và nối bước các nghệ sĩ đi trước như: Thanh Tòng, Minh Long, Trường Sơn... được giao đóng các vai khó Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành trong các chương trình sân khấu truyền hình.
Cách đây không lâu, khi chương trình chuyên đề sân khấu Giữ mãi cội nguồn được tổ chức , Chinh Nhân được sự động viên, ủng hộ của gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Với anh, 25 năm đi hát là một quá trình phấn đấu không ngưng nghỉ, có lúc làm bầu gánh, bị thua lỗ rồi có thời gian phải đi hát chầu ở các tỉnh để kiếm sống. So với nhiều bạn diễn cùng thời, sớm nổi danh như: Vũ Luân, Kim Tiểu Long... con đường Chinh Nhân đi tuy có trắc trở nhưng anh vẫn bền bỉ say nghề, yêu nghề.
Chinh Nhân từng thổ lộ nguyện ước tái lập lại đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, chiếc nôi nghệ thuật đã chắp cánh nhiều diễn viên. Và rồi ước mơ đó không thành hiện thực!
Chinh Nhân là nam nghệ sĩ đầu tiên thành hôn với người đồng tính, đó là ca sĩ Cát Tuyền. Tuy nhiên chỉ sau vài năm họ đã chia tay và Cát Tuyền định cư tại Mỹ. Chinh Nhân đã từng chung sống với Bảo Ngọc - con gái của kép độc Thanh Phú, họ có chung một người con trai, đó là bé Ngọc Cương - từng đóng vai bé Sang trong vở Lá sầu riêng của NSND Kim Cương, khi tác phẩm này được chuyển sang cải lương, do Sân khấu vàng dàn dựng năm 2007.
Theo Thanh Hiệp/ Người Lao Động
Tuấn Thanh không tiếc khi bỏ nghề xây, chọn sàn diễn Sàn diễn khó khăn, nhiều người nói nghệ sĩ Tuấn Thanh sai lầm khi chọn nghiệp diễn, bỏ nghề thầu xây dựng từng rất thành công. Tuy nhiên, Tuấn Thanh tâm sự ông không hề hối tiếc. Có thể nói, trong số các nghệ sĩ cải lương, Tuấn Thanh là số ít người làm hai nghề khác nhau nhưng đều thành công. Thời...