Bạch tuộc tai voi mới được phát hiện
(Dân trí) – Các nhà khoa học cho hay, biển sâu tối tăm là nơi sinh sống của hàng nghìn sinh vật, nhiều trong số này chưa từng được con người biết đến.
Sử dụng các camera ròng dây xuống vùng nước sâu, thiết bị định vị dưới nước và các công nghệ khác, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 17.650 sinh vật sống ở độ sâu trên 200m – nơi ánh sáng mặt trời không thể xuyên xuống. Con số này bao gồm 5.722 loài sống ở độ sâu trên 1.000m.
Công bố trên đây là bản cập nhật mới nhất từ dự án nghiên cứu về các sinh vật biển mang tên Census of Marine Life (tạm dịch: Cuộc điều tra dân số đời sống biển) nhằm khảo sát “dân số” của biển. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 5.600 loài mới, ngoài tổng số 230.000 loài sinh vật biển từng được biết tới.
Các nhà khoa học hi vọng họ có thể công bố khoảng 1 triệu hoặc hơn 1 triệu các loài sinh vật biển chưa được biết tới đến tháng 10/2010 khi dự án Census of Marine Life kết thúc. Trên cạn, các nhà sinh vật học cho tới nay đã thống kê khoảng 1,5 triệu động vật và thực vật.
“Cho tới tận gần đây, vùng biển sâu vẫn bị xem là sa mạc. Vì thế, thật ngạc nhiên khi thống kê được gần 20.000 sinh vật sống ở vùng biển đó. Biển sâu là môi trường được thăm dò muộn nhất trên trái đất”, Jesse Ausubel, một nhà tài trợ của dự án, nhật xét.
Trong số những sinh vật mới được phát hiện có hơn 40 loài san hô, gần 500 loài từ sinh vật đơn bào cho tới những loài mực lớn. Quan trọng không kém là 170 loài sinh vật mới lấy chất dinh dưỡng từ các hóa chất phun ra từ những ống phun dưới đáy biển.
Dự án Census of Marine Life khởi động năm 2000 và kéo dài 10 năm. Hơn 2.000 nhà khoa học từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đang tham gia dự án này.
Một số sinh vật biển lạ mới được ghi nhận:
Video đang HOT
Một loại dưa biển trong suốt.
Bạch tuộc có hai vây giống tai voi.
Một loài cá cực hiếm.
Ninh Nhi
Theo LiveScience
Em vịt Ngố có những 4 chân ở Bắc Giang
Chú vịt trắng muốt này hiện đang được gia đình bạn Vân (thôn Đình, xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) chăm sóc. Hãy cùng chia sẻ câu chuyện của em Ngố (tên chú vịt có quá nhiều chân) với chủ nhân của nó nhé.
Chú vịt thừa 2 chân
"Nhà mình có nuôi một đàn vịt. Lúc mua vịt giống, bố mình không để ý. Khi về nhà, phát hiện ra trong đàn có một chú vịt có 4 chân. Ngoài đôi chân bình thường như những chú vịt khác, chú vịt này còn có hai chân khác mọc ra ở đằng sau phía dưới hậu môn. Lúc đầu trông chú tội lắm, đi lại cứ bị vướng vướng. Nhà mình ai cũng thương chú nên rất chăm sóc chú vịt đặc biệt này. Không phụ lòng mọi người, chú ta lớn và rất khỏe mạnh. Hôm nay (21/10/2009) chú ta tròn 70 ngày tuổi và được 3,4 kg đấy! Mình chụp mấy tấm hình cho các bạn cùng xem." - bạn Thúy Vân kể về vịt Ngố 4 chân.
Bạn nhận ra chú nào là vịt 4 chân chứ!
2 cái chân không hiểu từ đâu gắn liền với Ngố
Chạm vào 2 chân thừa là Ngố giãy nảy
Chân của Ngố lúc nào cũng lòng thòng, thừa ra
Khác thường so với các bạn
"Sự tích" cái tên vịt Ngố
"Chú vịt này được nhà mình đặt tên là Ngố. Vì lúc mới mua về, mình thấy có cái gì đó vướng vướng tưởng là rơm vướng vào, mình khều khều ra. Thấy chú ta giãy nảy lên, mình cũng giật mình, tá hỏa gọi bố. Bố mình xuống xem, cốc đầu mình bảo mình... ngố. Mình bảo: "vịt ngố chứ con có ngố đâu!". " (thế là cả nhà quyết định đặt tên nó là Ngố luôn).
"Đấy là sự tích cái tên của chú vịt này. Hiện nay chú vẫn sống khỏe mạnh cùng gia đình mình. Ai muốn gặp chú thì liên hệ với mình."
Tên mình là Đoàn Thị Thúy Vân
Điện thoại liên hệ: 0973.090.755
Địa chỉ: thôn Đình, xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Sâu - Cây - hay... Rắn??? Mới đây, tại Trung Quốc, dư luận đang xôn xao vì một loài sinh vật hết sức lạ lùng được "tung" ảnh lên mạng. Nhìn qua, thật khó để xác định xem chúng là thực vật hay động vật. Với màu sắc nâu sẫm pha những đốm trắng, lại rất "mốc meo", trông những sinh vật này chẳng khác nào những thanh củi...