Bạch Dương (21/3 – 19/4) và 2011
2011 hứa hẹn là một năm mang lại cho Bạch Dương nhiều phấn khích. Mọi nỗ lực của bạn trong mấy năm qua tưởng chừng không khả quan thì năm 2011 mở ra cho bạn nhiều cơ hội để đạt được kết quả như mong muốn. Một năm may mắn cho hầu bao nhưng cũng thử thách bạn cần phải chăm chỉ tích cực hơn trong học tập để lấy lại cân bằng cuộc sống.
Học tập
Có thể nói 2011 là năm thịnh vượng của Bạch Dương. Bạn sẽ không muốn phí thời gian đi du lịch, vui chơi giải trí vì tâm trí bạn bao giờ cũng hiện lên khẩu hiệu: học, học nữa, học mãi. Phong độ học của bạn thật tuyệt vời, bạn say mê đào sâu suy nghĩ, tìm kiếm thông tin cho việc học suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Nhưng bạn cũng cần chú ý cân bằng một chút vào tháng 6 và tháng 7 kẻo học nhiều quá bạn dễ vào trạng thái tẩu hỏa nhập ma đó. Nên nhớ phong độ chỉ là nhất thời thôi, bạn cần tìm cách thư giãn, nghỉ ngơi để nạp năng lượng để duy trì phong độ và tiếp tục chinh phục thành công việc học nhé!
Tình cảm
Đôi khi, thành công ở chuyện này đòi hỏi bạn phải hy sinh ở chuyện khác. Năm nay con thuyền tình cảm với người ấy dễ bị chòng chành do sóng to gió lớn ngoài ý muốn của bạn. Do đó hãy cẩn thận để tâm và xử lý tốt những tình huống dù nhỏ nhặt nhất với với người ấy kẻo sự vô tình hay sơ ý của bạn có thể gây ra hậu quả lớn đấy. Nếu muốn hoà bình ư? Hãy ngồi lại nói chuyện để gỡ từng nút thắt một. Cam kết từ nay nếu có gì chưa hài lòng thì nói ngay chứ đừng im lặng rồi lại ấm ức như đôi khi bạn vẫn thế nhé!
Hầu bao
Bạch Dương này, đừng khởi động năm mới bằng cách vung tiền quá trán nhé, dù đây là năm tuyệt vời cho túi tiền của bạn. Bạn đã nỗ lực và bây giờ là đến lúc bạn hưởng thành quả từ công sức của mình. Nhiều dự án, ý tưởng của bạn bùng nổ, hãy chuẩn bị tinh thần để bứt phá bạn nhé! Nhất là khoảng nửa đầu năm, bạn tràn trề sinh lực do đó còn ngần ngại gì mà không tận dụng ngay đi!
Video đang HOT
Sức khoẻ
Tình hình sức khỏe của Bạch Dương rất tốt trong năm 2011. Hãy tận dụng cơ hội này để bồi đắp thể lực, trí lực và trái tim bạn vững vàng hơn nữa. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc là 3 điều bạn cần ghi nhớ. Nếu có ý định thử một môn thể thao mới thì năm nay là thời điểm thuận lợi cho bạn, hoặc có thể dành chút thời gian vào phòng tập cũng là một ý hay. Nên chọn môn thể thao để vừa tái tạo năng lượng vừa cải thiện sức khỏe, và nhất định bạn sẽ sở hữu một vóc dáng thật chuẩn!
Theo mực tím
Khi teen mắc chứng 'mượn không muốn trả'
Mượn nhưng không muốn trả. Nhờ vả nhưng chẳng biết cảm ơn. Lúc nào cũng thích dùng đồ của người khác. Không có nhưng cứ mượn tiêu xài thoải mái rồi trả sau. Đó là những chứng bệnh dễ mắc của một bộ phận teen.
Cắt giảm hầu bao nên mắc bệnh "thích thiếu"
Khi teen đi học, thường các phụ huynh sẽ cho tiền vặt khá nhiều. Nhất là khi lịch học của các teen kín mít thì những khoản phụ cấp cho việc ăn uống luôn dồi dào. Tuy nhiên, khi bạn mắc phải lỗi lầm thì rất hay bị bố mẹ cắt giảm nguồn "tài trợ". Vậy mà, thay vì tằn tiện khi hầu bao giảm, nhiều bạn trở nên mắc bệnh thích thiếu.
Minh Quân chia sẻ: "Dạo này mình học sa sút nên ba mẹ phạt không cho tiền nhiều. Một mình thì còn ráng chịu đựng nhưng mình đang có bạn gái. Là con trai, nếu đi với bạn gái mà để bạn gái trả tiền thì kì. Thế nên mỗi lần đi chơi với bồ mình đều phải mượn bạn. Mấy đứa bạn mình giàu mà, mượn tụi nó xài, từ từ có tiền trả sau".
Nhiều teen coi việc vay mượn bạn bè là bình thường. Bạn bè gần như là "ngân hàng không đáy". Lúc mượn thì hứa hẹn ngọt ngào. Đến lúc sắp phải trả thì trở nên... chai lì. Nếu không tìm đến phụ huynh của các bạn ấy thì đó có thể là những khoản vay chẳng bao giờ được hoàn lại.
Không chỉ nợ bạn bè, nhiều teen cứ bạ chỗ nào cho thiếu là ghi nợ. Như cô bạn tên Nhung, 17 tuổi (quận Phú Nhuận) nổi tiếng với việc thích thiếu. Đơn giản như việc đi ăn sáng, Nhung chỉ lựa những quán nào quen để có thể ghi nợ. Mà chẳng phải hết tiền Nhung mới ghi sổ, còn tiền, nhưng do mắc căn bệnh "thích thiếu" nên Nhung vẫn một câu nói quen thuộc "Cho cháu thiếu đi, cháu không mang tiền lẻ. Khi nào nhiều nhiều cháu trả luôn 1 thể nhé". Nhiều lần như thế, các tiệm ăn gần nhà Nhung chờ mãi không thấy cô nàng trả bèn đến đòi bố mẹ cô nàng.
Từ đó, cứ thấy bóng dáng Nhung đến mua hàng là người ta ngần ngại. Có lần, bà chủ quán cơm tấm gần nhà chẳng ngại nói xiên nói xỏ trước mặt Nhung và bạn rằng: "Có tiền thì cô mới bán nhé cháu. Chứ không có tiền thì cô không cho nợ nữa đâu. Không tiền thì ăn sáng ở nhà chứ quán cô không làm từ thiện mãi được".
Nhiều teen cứ dồn khoảng tiền thiếu đến khi người ta khó chịu ra mặt mới chịu nghĩ đến chuyện trả. Nhất là những khoản nhỏ như café, nước hay tiền ăn sáng thì chuyện mấy tháng ghi nợ là chuyện bình thường. Những khoản tiền nhỏ nhưng lâu dần góp nhặt lên thành lớn. Lúc còn ít, teen nhà mình đã thiếu không trả được, đến khi quá nhiều thì tiền đâu để trả?
Ảnh minh họa
"Thiếu" cả tình cảm
Không chỉ quen thiếu tiền bạc, nhiều teen biến mình trở thành người mắc nợ cả tình cảm. Không có tiền nhưng nhiều teengirl vẫn cứ thích sang. Thế là chẳng còn cách nào khác ngoài tìm đến những anh chàng ga-lăng, tốt bụng và "vòi" những món quà không tên. Thậm chí, không chỉ quà cáp, đôi khi chỉ là 1 bữa ăn trưa, hay một chầu café chiều. Các nàng chẳng ngại để người khác mời với lời hẹn: "Lần sau phải cho em mời lại anh nhé". Mà chẳng biết lần sau là đến tận khi nào.
Hay chuyện khi qua nhà bạn bè chơi, thấy cái gì "nhặt được" là các teen chẳng ngại xin về. Thậm chí "cuỗm luôn", chẳng đợi người khác đồng ý. Nhất là các teengirl, rất thích chiếm hữu những thứ mới nhỏ nhắn mà hữu dụng bằng cách "Cho mình mượn đi, mình đang cần mà chưa mua được". Thế là mượn rồi là mất luôn.
Như cô nàng tên Phương Thảo, 16 tuổi chuyên thích mượn đồ của mấy anh chàng "khù khờ giàu có". Những thứ dễ mượn nhất như là USB, máy nghe nhạc, máy chụp hình... Nói là mượn chứ chẳng bao giờ P.Thảo hỏi mượn, cứ đến nhà mấy thằng bạn thân xài đồ nó như đồ mình. Nếu có bị đòi thì cũng hậm hực, và lời cảm ơn là thứ xa xỉ P.Thảo chẳng bao giờ nghĩ đến.
Những thứ có giá trị thì đòi đã khó những thứ nhỏ như cây bút hàng hiệu, cái USB hay sợi dây nịt mà cứ kè kè đòi thì không chừng còn mang tiếng là ki bo. Thế nên nhiều anh chàng rất "hãi" với những tình bạn chuyên mượn nợ.
Mượn đồ đạc, mượn tiền người khác chưa đành, nhiều teen còn mượn luôn cả người yêu người khác. Chẳng phải muốn tranh giành gì, chỉ là "kiếm người ga lăng để trả tiền trà, tiền nước thôi". Thật hãi đời cho cái bệnh thích thiếu này.
Chẳng hay gì chuyện chai mặt
Thiếu nợ mà không trả, nhiều teen trở nên chai lì khi bị người khác đòi. Như vậy chẳng hay chút nào vì nó sẽ dần khiến cho teen nhà mình mất đi những mối quan hệ trong cuộc sống. Hay đơn giản là chẳng hay ho gì khi ra ngoài đường, người ta nói về mình kiểu: "Ôi, nhỏ A đó da mặt dầy lắm. Ăn sáng cả tháng mà cứ khất lần không trả nên chẳng ai cho ăn nữa. Không đến nhà đòi nợ bố mẹ nó thì mất tiền luôn rồi".
Một chị bán hàng nước còn buông lời nhận xét về một số bạn trẻ kiểu: "Không phải bọn nó không có tiền mà dường như cái bệnh mua thiếu đã ăn sâu vào máu. Dùng điện thoại vài triệu, đi xe sang, ăn mặc đẹp nhưng mua ly café 5k cũng xin ghi sổ. Dường như chúng nó quen nợ và thích làm sang thế rồi".
Tập tành mượn, thiếu người khác, nhiều teen dần trở nên ỷ lại và thành thói quen. Tính cách chỉ biết mượn và dùng của người khác mà không biết trả lại thì chẳng ai ưa nổi.
Nếu dính vào căn bệnh hay thiếu này thì tốt nhất là bạn nên thay đổi, nếu không muốn chẳng còn ai làm bạn với mình.
Theo PLXH